Chủ nhật 28/04/2024 23:31

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Bảo tồn nét đẹp nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao

Văn hóa
23/06/2020 11:30
Trần Ngọc Hà
aa
Thái Nguyên - vùng đất văn hóa, là nơi hội tụ của đa dạng những nét đẹp của rất nhiều đồng bào dân tộc anh em. Trong đó, phải kể đến những nghi lễ nổi bật của người dân tộc Dao, mà đặc trưng là nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao, nghi lễ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.


35_emuk_thumb

Nét đẹp nghi lễ cấp sắc của người Dao Thái Nguyên

Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên không chỉ nổi tiếng là nơi có bề dày lịch sử, là thủ đô kháng chiến của Việt Bắc , biết đến với cái tên Đệ nhất danh trà. Nơi đây còn là nơi hội tụ của đa dạng các nét đẹp văn hóa các dân tộc trong đó lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc được người Dao duy trì bền vững từ nhiều đời nay. Là do ý thức tốt đẹp từ chính cộng đồng người Dao. Nghi lễ cấp sắc đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao.

Đây là một nghi lễ mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa, có tính chất giáo dục cao đối với thế hệ trẻ. Làm giàu đẹp và đa dạng cho kho tàng văn hóa của địa phương.Lễ cấp sắc vì vậy trở thành niềm tự hào của cộng đồng người Dao, trở thành di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc Dao nói riêng, các dân tộc tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Lễ cấp sắc được người Dao duy trì bền vững từ nhiều đời nay.

Lễ cấp sắc được người Dao duy trì bền vững từ nhiều đời nay.

Cúng Bàn Vương là lễ chung cho Lễ cấp sắc ở các cấp bậc 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Trong trường hợp làm Lễ cấp sắc từ 7 đèn trở lên, thì tiếp tục làm các nghi lễ tiếp theo: Lễ tơ hồng; Lễ cúng hồn lúa; Lễ thăm thiên đình và Lễ thăng đàn.Lễ cấp sắc của người Dao thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm.Chọn ngày đẹp để thực hiện.

Người Dao có nhiều nhóm, gồm: Dao Đỏ, Dao Lô Gang và Dao Quần Chẹt, Dao Tuyển và Dao Họ... Nhưng, dù ở nhóm nào thì người đàn ông cũng đều phải trải qua Lễ cấp sắc mới được cộng đồng làng bản công nhận đã trưởng thành, được tham gia các việc trong làng bản.

Trình tự của nghi lễ cấp sắc được thực hiện gồm các bước cơ bản là: Lễ trình diện của người thụ Lễ; Lễ cấp đèn và hạ đèn; Lễ đặt pháp danh; Lễ giao âm binh và gạo nuôi quân; Lễ qua cầu; Lễ cấp dụng cụ cúng bái; Lễ truyền pháp lực; Lễ cúng thần mặt trời.

Theo phong tục, người muốn được làm lễ cấp sắc thì trong năm đó gia đình phải không có tang hoặc gặp điều xui xẻo, mọi người trong nhà phải ăn kiêng những vật cúng trong lễ như cơm nếp, thịt lợn, thịt gà… cho đến khi làm lễ cấp sắc xong bởi người Dao quan niệm, nếu ăn các thức ăn này thì thần thánh và gia tiên sẽ quở trách là ăn phải của dở và việc thực hiện nghi lễ không còn linh thiêng nữa.

Theo thầy cúng Bàn Văn Phúc (Hoàng Nông, Đại Từ, Thái Nguyên) “Người Dao sinh ra và lớn lên phải làm lễ cấp sắc thì mới được coi là người trưởng thành. Để cho trời đất thiên địa biết được, mọi người kính nể. Người chưa biết điều sau khi cấp sắc thì sẽ trở nên hiểu biết hơn, biết lễ nghĩa, biết lo toan gia đình hơn.

Với các nhóm người Dao khác nhau có thể cấp sắc cho người chưa lập gia đình. Nhưng riêng nhóm Dao Quần Chẹt chỉ cấp sắc cho người đàn ông trên 18 tuổi và đã có gia đình. Với người dân tộc Dao, những ngày diễn ra lễ cấp sắc giống như ngày hội của cả dòng họ và làng bản, ai ai đều cũng tham gia.”

Thày cúng Bàn Văn Phúc luôn mong muốn bảo tồn Lễ cấp sắc.

Thày cúng Bàn Văn Phúc luôn mong muốn bảo tồn Lễ cấp sắc.

Trong suốt thời gian diễn ra nghi lễ diễn ra từ 2-3 ngày, từng “hoạt cảnh” linh thiêng, huyền bí được các thầy cúng và người được thụ lễ diễn xướng trong tiếng chuông, trống, tiếng kèn đồng, có lúc còn có thêm các đạo cụ như gậy, kiếm, đao… Các thầy cúng thay nhau đọc về lịch sử, cội nguồn, quá trình thiên di của người Dao, những khó khăn khi vượt sông, biển tìm về miền đất mới .Thể hiện nét đẹp truyền thống đặc sắc , quý giá của người dân tộc Dao.

Sau Lễ, người thụ lễ nhận người làm Lễ cấp sắc cho mình là cha. Từ nhiều năm nay, nghi lễ cấp sắc trong đồng bào người Dao đã có sự cải biến phù hợp. Bản sắc gốc được gìn giữ, lưu truyền, song cách làm được thực hiện phù hợp hơn với tâm lý, tình cảm của mọi người trong cộng đồng. Một số nghi lễ như nhày múa thì được tối giản hơn, tạo điều kiện cho những người già hay những người không thể nhảy múa. Thực hiện hình thức phù hợp với nghi thức vốn có là coi như được chấp nhận.

Cần được bảo tồn và trân trọng

Với cộng đồng người Dao, thì đây là truyền thống dân tộc được coi trọng và gìn giữ. “ Nghi lễ này là nghi lễ đáng quý của dân tộc, dù để thực hiện có tốn kém thì chắc chắn vẫn sẽ cố gắng duy trì. Nay thì không chỉ có người Dao mà người Kinh khi lấy người dân tộc Dao cũng muốn làm lễ này, họ ủng hộ rất nhiệt tình”- thầy Phúc chia sẻ thêm.

Ngày 29/3/2016, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lễ công nhận Di sản phi vật thể cấp Quốc gia đối với Nghi lễ cấp sắc của người Dao. Chính vì thế, việc bảo tồn và gìn giữ những nét đặc trưng và truyền thống của nghi lễ cũng là vấn đề cần được quan tâm. Các cấp chính quyền cần phải có sự quan tâm hơn nữa đến cộng đồng dân cư để khuyến khích, hỗ trợ họ thực hiện, duy trì.

Nghi lễ độc đáo của người Dao.

Nghi lễ độc đáo của người Dao.

Cần thiết có thể mở các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc, khuyến khích những người biết thông thạo có thể trực tiếp chỉ bảo cho con cháu mình; Luyện tập và giáo dục thế hệ trẻ các nghi lễ, các bước.. của một lễ cấp sắc, giáo dục ý thức biết gìn giữ cũng như duy trì nét văn hóa độc đáo; Nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hoá; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản cho thế hệ trẻ.

Cũng theo thày cúng Bàn Văn Phúc cũng như những thày cúng nơi đây, các cơ quan chức năng cần có những chính sách hỗ trợ cũng như thúc đẩy việc học và duy trì tiếng dân tộc hiện nay, bởi vì hiện nay việc sử dụng tiếng dân tộc đang dần bị mai một đi. Đa số thế hệ trẻ hiện nay không thể nói được tiếng dân tộc Dao nữa. Tiếng nói của dân tộc thì khó giữ và duy trì, mà để có thể thực hiện được nghi lễ Cấp sắc thì tiếng dân tộc là điều quan trọng nhất;

Thông qua những nghi thức của lễ, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao. Các phần của nghi lễ cần được diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do người dân chủ động tham gia ,mang lại một lễ cấp sắc thiết thực, lành mạnh; Không nên tùy tiện sử dụng và thực hiện lễ cấp sắc, làm phai nhòa và mất đi tính truyền thống của dân tộc….

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.