Chủ nhật 28/07/2024 19:27

Email: [email protected]

Hotline: 0904309996

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Buồn vui làng phu mộ

Nhà nước và Pháp luật
10/05/2017 11:15
Nguyễn Hường
aa
Thôn Yên Bồ, xã Vật Lai, huyện Ba Vì, Hà Nội hiện có gần 200 người mưu sinh bằng nghề phu mộ ở Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng. Có nhiều gia đình cả cha con, vợ chồng, chú cháu… đều đi phu mộ.


Đội phu mộ Yên Bồ bên những nấm huyệt đang xây dở dang.
Đội phu mộ Yên Bồ bên những nấm huyệt đang xây dở dang.

Đổ mồ hôi, nước mắt bên huyệt mộ

Đang nhăn nhó mặt mũi, thở hổn hển khiêng bao gạch, anh Lê Văn Thoan và chị Nguyễn Thị Hựu dừng lại tiếp chuyện chúng tôi vài câu: “Ruộng ở vùng này ít lắm, quanh năm không có nghề phụ gì nên phải vào đây làm kiếm thêm vài đồng để có cái tiêu. Đã làm ở đây được hơn 2 năm rồi nhưng bọn mình không có tay nghề nên đành phải nhận chân gánh gạch, gánh nước”.

Chị Hựu mới 32 tuổi nhưng đã có 3 đứa con đến tuổi ăn tuổi học, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ nhất 4 tuổi. Chồng chị ở nhà làm ruộng, không có nghề phụ gì nên cuộc sống rất khó khăn.

Chính vì thế ngày mưa gió, giá lạnh hay nắng như đổ lửa chị đều đạp xe vào Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng làm những công việc nặng nhọc bê gạch, gánh nước phụ giúp cho cánh thợ xây. Những hôm nào ốm đau nằm liệt gường chị mới chịu ở nhà.

Chị buồn bã cho biết: “ Nếu mình mà không đi phụ hồ kiếm được đồng ra, đồng vào thì bọn trẻ ở nhà phải bỏ học mất”.

Công việc bê gạch, gánh nước lên đỉnh đồi để xây huyệt mộ với quãng đường 200-300m vô cùng nhọc nhằn, vất vả. Chúng tôi thấy tất cả sự khó nhọc đó dường như hiện hết trên khuôn mặt khắc khổ của chị Hựu, anh Thoan.

Họ cho biết do không có loại phương tiện nào lên được trên đỉnh đồi, chính vì thế việc vận chuyển gạch, nước, xi măng… để xây những huyệt mộ trên cao đều phải dùng sức người.

Vất vả là vậy nhưng làm suốt một ngày anh Thoan, chị Hựu chỉ nhận được 120.000đ tiền công, thậm chí ăn uống và tiền đi lại người lao động đều phải tự bỏ ra. Mặc dù đồng tiền công rất thấp so sức phải bỏ ra, nhưng anh Thoan, chị Hưu bảo nếu mình không làm, họ cũng có nhiều người khác để thuê.

Những người như anh Thoan, chị Hựu thuộc đội chuyên vận chuyển nguyên vật liệu. Ngoài ra ở đây còn có các đội chuyên trách như: đội đi đào đất, đội chuyên đi lau chùi mộ, đội chuyên xây mộ, đội làm đá…

Công việc đào huyệt mộ ngốn nhiều sức lực của người lao động nhất. Chính vì thế đội đào đất hầu hết là đàn ông khỏe mạnh. Do để an táng vĩnh viễn, nên những huyệt mộ ở đây được các chủ lô đất yêu cầu đào sâu 1,8m đến 2m rộng 1,3-1,5m và dài 2,6-2,7m.

Anh Nguyễn Văn Đức, xóm 2, thôn Yên Bồ đã có thâm niên hơn 8 năm trong nghề đào đất ngán ngẩm tâm sự: “Khu đất đồi này rất rắn, cứng nên khó đào lắm. Chúng tôi phải dùng mọi phương tiện thô sơ như xà beng, cuốc, cuốc chim, xẻng, mai để đào từng lớp đất”. Anh không thể nào quên những ngày mới vào nghề.

Mỗi ngày đi đào đất về anh bị đau ê ẩm khắp toàn thân. Mọi cơ bắp trên người đều bị căng cứng, rệu rã, có khi đau mấy ngày mới khỏi.

Từ lâu anh đã trở thành lao động chính trong nhà để nuôi người cha già 78 tuổi hay ốm đau và đàn con nhỏ. Đất ruộng ở vùng xã Vật Lai ngày càng bị thu hẹp do sự mở rộng của các nghĩa trang, nghề phụ thì không có.

Vì thế những người không có chuyên môn, học vấn như anh Đức chỉ có biết mưu sinh bằng nghề bán sức khỏe đi lao động tự do như đào đất ở nghĩa trang mà thôi.

Em Lâm (14 tuổi) ngày nào cũng vào nghĩa trang mưu sinh bằng nghề phụ hồ.
Em Lâm (14 tuổi) ngày nào cũng vào nghĩa trang mưu sinh bằng nghề phụ hồ.

Chứng kiến cảnh đào đất của đội anh Đức tôi mới hiểu hết được những lời anh nói. Người thợ phải hì hục bẩy từng cục đá, vớt từng lớp đất khô cằn.

Khi lưỡi cuốc vừa đo đến độ sâu hơn 1m, nhóm đào đất tỏ ra ngao ngán, lắc đầu. Lớp đá ở tầng đất này rất khó phá bỏ. Bóng 2 gã đàn ông đào đất đang lom khom dưới huyệt mộ, mồ hôi vã như tắm trong cái rét nàng Bân tháng 3.

Anh Đức vừa đào đất, vừa thở và nói đùa khá chua xót: “Giờ mà đống đất vừa vét, vứt lên bờ có đổ xuống thì chôn luôn mình mấy anh em bọn tôi mất thôi.”

Công việc vắt kiệt sức lao động, nhưng đội quân đào đất lại được trả tiền công ở mức rất thấp. Hai người đàn ông khỏe mạnh được khoán đào xong một cái huyệt trong ngày thì được trả 300.000đ. Như vậy mỗi người chỉ nhận được tiền công 150.000đ/ngày.

Những đồng tiền công đó có lẽ phải nói chính xác là được tắm trong mồ hôi, nước mắt. Huyệt được đào xong đúng kích cỡ đội anh Đức bắt đầu chuyển giao cho nhóm thợ xây để tiến hành công đoạn tiếp theo.

Anh Trần Văn Sơn, sinh năm 1981 đã có 7 năm thâm niên đi xây mộ ở công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng. Trước đây Sơn vốn là thợ xây nhà, đã từng đi nhiều nơi hành nghề, nhưng chẳng bao giờ để được đồng bạc mang về cho gia đình.

Cái nghề thợ xây tha hương tứ xứ giang hồ cứ vừa ráo mồ hôi cái là đã hết tiền. Từ ngày có Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, anh về quê đi xây huyệt mộ cho gần nhà.

Hơn 13h chiều, bữa cơm ăn gấp còn chưa xuống đến dạ, Sơn đã vội vã lên xe phi vào nghĩa trang để làm cho kịp tiến độ đã hợp đồng với đội cai. Những người thuộc đội thợ xây mộ như Sơn có tay nghề cao nhất sẽ được đám cai trả công 300.000đ/ngày. Một tháng thường có việc khoảng 20 ngày.

Cái nghề xây mộ cũng đã làm hao mòn sức khỏe, nét trẻ trung tuổi xuân của con người đi rất nhanh. Chính vì vậy, Anh Sơn tuy mới 36 tuổi, nhưng nhìn bề ngoài có lẽ người ta sẽ đoán anh năm nay đến 50 tuổi .

Mưu sinh ở Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng hiện nay có khoảng 15 đội chuyên trách một công việc, với con số tổng dao động từ 300-350 nhân công.

Những ngày công việc nhiều, người dân vào nghĩa trang mưu sinh có thể tăng lên. Theo thống kê của một cai phu mộ ở đây thì có đến 70% đội xây dựng, phụ hồ là người thôn Yên Bồ, xã Vật Lại.

Trẻ bỏ học vào nghĩa trang mưu sinh

Hỏi về chuyện học hành, đỗ đạt đại học của con em ở Yên Bồ, ông Bí thư chi bộ của thôn là Chu Hữu Khu chua xót nói: “Đến phổ thông cơ sơ, phổ thông trung học nhiều đứa phải bỏ giữa chừng thì lấy đâu ra đỗ đại học mà các chú hỏi. Thường đến tuổi 15-16 là gia đình không có tiền cho con ăn học, chúng phải bỏ để về đi lao động, phụ giúp bố mẹ rồi”.

Đi quanh khu Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, đâu đó chúng tôi lại thấy hình ảnh những cô bé, cậu bé mới 14-15 tuổi đã phải bê đất, xách vữa trông rất cực nhọc.

Nguyễn Văn Lâm, mới 15 tuổi đã phải làm chân xách vữa, phụ giúp cho các anh, các chú xây mộ. Trời khá lạnh, mà Lâm chỉ mặc một manh áo sơ mi, chân đi đôi tông đã cũ rách.

Xách hai xô vữa trên tay, thân hình gầy gò, bước đi xiêu vẹo mà tôi có cảm giác em có thể ngã bất cứ lúc nào. Nhiều người trong đội phụ việc ở đây nói cho tôi biết về hoàn cảnh nhà cậu bé Lâm: “Nhà nó khổ lắm, hoàn cảnh lắm”...

Phải đợi đến gần trưa khi mọi người nghỉ giải lao hết, Lâm mới dám ra tâm sự với chúng tôi đôi chút. Em kể mình phải bỏ học từ năm lớp 6 vì nhà quá nghèo, và bố mẹ lại hay ốm đau.

Mỗi ngày vào đây phụ giúp việc xây mộ, Lâm nhận được số tiền công là 120.000đ, có ngày đi làm nửa buổi thì chỉ được 60.000đ. Công việc vất vả, nắng gió nên Lâm đen sạm đi, gương mặt buồn khổ mất đi hoàn toàn nét hồn nhiên của một đứa trẻ.

Thậm chí ở đội đi phụ việc tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng còn có cô bé Nguyễn Thị Hương mới 13 tuổi. Hương chỉ được học hết lớp 4 đã phải bỏ, vào Công viên nghĩa trang làm mấy việc lặt vặt như xếp gạch, lau mộ để kiếm tiền phụ với bố mẹ.

Những phụ nữ kiếm sống ở nghĩa trang với công việc phụ như gánh gạch, gánh nước, gánh đất.
Những phụ nữ kiếm sống ở nghĩa trang với công việc phụ như gánh gạch, gánh nước, gánh đất.

Còn cô gái Lê Thi Lan, 17 tuổi nhưng đã vào làm ở Công viên nghĩa trang được 2 năm. Do có chút năng khiếu, khéo tay nên Lan được làm công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi kĩ thuật đó là ốp đá cho các nấm mộ.

So với công việc gánh gạch, đất, nước và xách vữa mà phụ nữ, trẻ em hay làm thì công việc của em Lan là ít tốn sức hơn cả.

Tiền công mà Lan nhận được cũng cao hơn vào khoảng 180.000-200.000 đồng/ngày, còn đi nửa ngày sẽ nhận 100.000 đồng.

Do trình độ dân trí, nhận thức của người dân ở vùng đất tận cùng của Hà Nội này vẫn còn rất thấp, cộng với khó khăn trong đời sống kinh tế nên những cô bé cậu bé như Lâm, Hương, Lan… mới phải bỏ học sớm để đi mưu sinh ở nghĩa trang.

Đặc biệt những câu việc phụ phu mộ ở đây đều rất nặng nhọc, không phù hợp với lứa tuổi của các em. Tuổi thơ của những đứa trẻ ở đây đã mất đi vì công việc mưu sinh đồng thời chúng có thể sẽ bị mắc một số bệnh nghề nghiệp khi phải lao động nặng từ quá sớm. Còn tương lai của lũ trẻ ở đây thật là mù mịt khi chẳng đứa nào có đứa học vấn, tri thức…

Ông Khu nhẩm tính: “Cả thôn Yên Bồ hiện nay phải có khoảng gần 200 người đang mưu sinh bằng nghề đào, xây huyệt mộ ở Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, đó chỉ là số lao động làm thường xuyên. Trong đó phụ nữ và trẻ em cũng phải chiếm tới 1/3. Làng tôi chẳng có nghề phụ nào, chỉ trông chờ vào sào ruộng. Ngày nhàn rỗi, không có việc làm, con cái khổ sở, nghèo khổ quá nên họ mới phải đi làm cái nghề cực nhọc, buồn chán đó.”.

Rồi đây công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng sẽ được mở rộng thêm 10ha. Người Yên Bồ sẽ không lo hết việc, nhưng thấy cảnh lầm lũi mưu sinh của họ, đặc biệt là một số đứa trẻ mà không khỏi chạnh lòng, xót xa…

bài liên quan
Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines nợ hơn 751 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines nợ hơn 751 tỷ đồng tiền thuế

Nợ quá hạn hơn 751 tỷ đồng tiền thuế Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines bị ngừng sử dụng hóa đơn từ ngày 02/7.
Phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng pháp luật" lần III

Phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng pháp luật" lần III

Sáng 1/7, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) chính thức phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” lần III, năm 2025.
Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Nha khoa Alisa trở thành địa chỉ trồng răng uy tín Hà Nội được nhiều bậc Giáo sư, Tiến sĩ và hàng ngàn khách hàng lựa chọn.
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Khi đã nghỉ hưu, có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp?

Khi đã nghỉ hưu, có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp?

Bạn Quang Mến (Khánh Hòa) hỏi: Bố tôi là người lao động tại một công ty về ngành công nghiệp nặng, hiện nay đã nghỉ hưu, được hưởng lương hưu 4 năm rồi. Dạo gần đây sức khỏe của bố giảm sút nên đi khám và phát hiện bố tôi bị nhiễm độc chì do ảnh hưởng từ công việc cũ. Xin hỏi, bố tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp nữa không? Nếu được thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì?
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.