Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 34 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 34°C

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Tư vấn pháp luật
14/05/2024 10:22
Tường Minh
aa
Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Tại phiên họp, giá vàng và việc quản lý thị trường vàng là vấn đề được nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập.

“Không lẽ cứ để nhảy múa thế? Thị trường gì thì thị trường, không thể có thị trường kiểu nhảy múa thế được. Tôi chưa bao giờ thấy một thị trường mà giá vàng tăng giảm rất đột biến như vậy”, Phó Chủ tịch Quốc hội - Thượng tướng Trần Quang Phương - lưu ý về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Cũng băn khoăn về công tác quản lý thị trường vàng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng “chưa bao giờ giá vàng cao như hiện nay và chênh lệch với giá vàng thế giới quá cao”.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đã có các chỉ đạo ngành Ngân hàng để quản lý thị trường vàng nhưng từ khi có chỉ đạo đến nay thì giá vàng lại càng tăng. Ngân hàng nhà nước cũng đưa ra đấu thầu vàng được vài phiên nhưng giá vàng vẫn tăng đến mức đỉnh. Do đó, cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng, phải có bàn tay quản lý của nhà nước để can thiệp vào thị trường”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”
Hình ảnh tại phiên họp.

Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cũng băn khoăn về vấn đề giá vàng “nhảy múa”, có thời điểm lên tới 92 triệu đồng/lượng.

“Tại sao lĩnh vực đầu tư tư nhân và đầu tư vàng lại có nghịch cảnh như thế? Cần đánh giá kỹ hơn vấn đề này và có giải pháp cho những vấn đề như doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao, cầu tiêu dùng tăng thấp, tăng trưởng tín dụng tăng thấp trong khi lãi suất giảm… Có phải là môi trường đầu tư kinh doanh đang có vấn đề? Nguồn vốn đầu tư từ lĩnh vực tư nhân vẫn rất thấp trong khi đầu tư vào vàng lại cao như vậy có phải là người dân không yên tâm vào đầu tư cho sản xuất? Những nội dung này cần phân tích kỹ hơn”, bà Thanh nói.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, những ngày qua, giá vàng nhảy múa lên đỉnh, điều này làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên nhập liệu… tác động đến lạm phát trong nước. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo theo dõi sát sao diễn biến tình hình trong nước và thế giới; có phương án điều hành linh hoạt, kịp thời để cân bằng mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

“Đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo rà soát, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng để khắc phục tình trạng vàng miếng trong nước cao hơn thị trường quốc tế”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Tăng đấu thầu để đảm bảo nguồn cung, giảm chênh lệnh

Giải trình về vấn đề thị trường vàng và quản lý nhà nước tại phiên họp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, trước năm 2012, do những bất cập của thị trường đặt ra yêu cầu cấp thiết phải ban hành quy định mới. Trên cơ sở đó, Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã ra đời.

Sau khi triển khai các biện pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, thị trường vàng đã tương đối ổn định.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp.

Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, cụ thể là từ năm 2019, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát tăng cao. Thêm nữa là căng thẳng địa chính trị giữa các quốc gia tiếp tục phát sinh và leo thang dẫn đến giá vàng quốc tế tăng mạnh, khiến giá vàng trong nước tăng theo.

Đặc biệt, từ năm 2022 trở lại đây, thị trường vàng trong nước bộc lộ sự hạn chế, cụ thể là chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước với giá vàng quốc tế thường xuyên giữ ở mức cao.

Nguyên nhân là do giá vàng thế giới tăng cao, giá vàng trong nước phụ thuộc vào giá vàng thế giới.

“Đến hôm nay, giá vàng thế giới tăng khoảng 14% so với đầu năm, trong nước giá vàng cũng tiếp tục tăng theo giá thế giới. Thêm vào đó, nguồn cung trong nước hạn chế khiến giá vàng trong nước ở mức chênh lệch cao so với giá vàng quốc tế”, ông Phạm Thanh Hà nói.

Nêu giải pháp khắc phục, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, trước mắt, vì thị trường thiếu nguồn cung nên sẽ tiếp tục tăng cung cho thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu để tăng nguồn cung để ổn định giá cả, thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng quốc tế.

Về các biện pháp hỗ trợ về quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo đối với các chi nhánh tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh, mua bán vàng miếng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật như hóa đơn chứng từ về thanh toán, kiểm soát các giao dịch mua bán theo đúng quy định.

Ngân hàng nhà nước cũng đã có các văn bản đề nghị các Bộ Công an, Công Thương và Tài chính, Khoa học và công nghệ phối hợp để cùng nắm tình hình, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi như buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, đẩy giá…

Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với UBND các tỉnh để triển khai công tác quản lý thị trường trên các địa bàn. Đến hôm nay, giá vàng trong nước đã có chuyển biến giảm so với ngày 11/5.

Trong tuần này, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng miếng thay vì 1 phiên như trước để tiếp tục tăng cung ra thị trường để đảm bảo nguồn cung, giảm chênh lệnh giữa giá vàng trong nước và quốc tế.

Về lâu dài, Ngân hàng nhà nước đã trình báo cáo tổng kết Nghị định 24 và đề xuất những giải pháp để ổn định thị trường trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất thêm các biện pháp phù hợp với tình hình mới để sửa Nghị định 24.

bài liên quan
Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chính thức trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chính thức trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều 25/6, Quốc hội đã nghe Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Trong đó có việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).
Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến

Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Quốc hội quyết định thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt

Quốc hội quyết định thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt

Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua đã quyết định thành lập Tòa án Nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính; Tòa án Nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ; Tòa án Nhân dân chuyên biệt Phá sản.
Quy định chặt với phương thức kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Quy định chặt với phương thức kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Ủy ban Xã hội đề nghị chỉ cho phép bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử các thuốc không kê đơn, thuốc không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cần bổ sung quy định biện pháp để bảo đảm chất lượng thuốc và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 quy hoạch của Thủ đô

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 2 quy hoạch của Thủ đô

Sáng nay, 11/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 34, xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Trương Thanh Hoài giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương

Ông Trương Thanh Hoài giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương

Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp, giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 26/6/2024 phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025.
Cao Bằng lần đầu lọt vào danh sách điểm đến thân thiện nhất Việt Nam

Cao Bằng lần đầu lọt vào danh sách điểm đến thân thiện nhất Việt Nam

Danh sách này do Booking.com (chuyên trang về đặt vé, phòng lưu trú tại nhiều quốc gia trên thế giới) công bố và đây là lần đầu tiên Cao Bằng có trong danh sách này,
Tin bài khác
Chồng không được đơn phương ly hôn dù vợ mang thai với người khác có công bằng?

Chồng không được đơn phương ly hôn dù vợ mang thai với người khác có công bằng?

Theo Tiến sỹ luật Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp đưa ra quan điểm cho rằng: Quy định tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) còn nhiều quan điểm khác nhau.
Quy định về hợp đồng ủy quyền và những khó khăn vướng mắc

Quy định về hợp đồng ủy quyền và những khó khăn vướng mắc

Xác lập và Công chứng hợp đồng ủy quyền được coi là căn cứ pháp lý và là chứng cứ xác thực, tin cậy. Tuy nhiên, trên thực tế việc công chứng hợp đồng ủy quyền phát sinh không ít những vướng mắc, bất cập liên quan.
Miễn trách nhiệm hình sự có phải vô tội?

Miễn trách nhiệm hình sự có phải vô tội?

Miễn trách nhiệm hình sự có phải vô tội hay không, đó là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm thời gian gần đây.
Bị can có thể đặt tiền để thay thế việc tạm giam không?

Bị can có thể đặt tiền để thay thế việc tạm giam không?

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp thay thế biện pháp tạm giam, do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo.
Quyền hưởng thừa kế của người đang chấp hành hình phạt tù

Quyền hưởng thừa kế của người đang chấp hành hình phạt tù

Đang chấp hành án phạt tù thì vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu như hành vi phạm tội của bạn không xâm phạm đến người để lại di sản.
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có bị phạt tù

Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có bị phạt tù

Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có vi phạm pháp luật không, xử lý thế nào?
3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.
Hàng hoá nhập khẩu không có nhãn phụ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hàng hoá nhập khẩu không có nhãn phụ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Việc dán nhãn phụ lên hàng hoá nhập khẩu giúp cơ quan chức năng kiểm tra và có thể phân biệt sản phẩm có nhập lậu hay là không. Đồng thời, cũng giúp cho người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng, thông tin cảnh báo... của sản phẩm. Nhãn phụ cũng sẽ đi kèm với nhãn chính trên sản phẩm trước khi chúng được đưa ra lưu thông trên thị trường.
Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước có bị truy cứu hình sự?

Vô ý làm lộ bí mật Nhà nước có bị truy cứu hình sự?

Hành vi vô ý làm lộ bí mật Nhà nước sẽ được xử lý như thế nào, đang là câu hỏi bạn đọc quan tâm.
Đang bị thanh tra có phải tạm hoãn xuất cảnh không?

Đang bị thanh tra có phải tạm hoãn xuất cảnh không?

Nhiều bạn đọc băn khoăn rằng, nếu một người đang trong quá trình bị thanh tra thì có bị cấm xuất cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh hay không?
charm of law 2024 tim kiem guong mat dai dien cho ve dep luat hoc

Charm of Law 2024: Tìm kiếm gương mặt đại diện cho vẻ đẹp “Luật học”

(PLM) - Charm of Law 2024, cuộc thi Duyên dáng nữ sinh do Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đang dần đi đến chặng cuối. Đêm chung kết cuộc thi sẽ diễn ra vào tối 30/6. Với sứ mệnh tìm ra gương mặt đại diện cho vẻ đẹp “Luật học”, cuộc thi quy tụ rất nhiều nữ sinh xuất sắc về cả tài năng lẫn sắc đẹp.
thi sinh toan quoc hoan thanh ky thi tot nghiep thpt nam 2024

Thí sinh toàn quốc hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(PLM) - Chiều hôm nay (28/6), các thí sinh đã hoàn thành dự thi môn Ngoại ngữ, bài thi cuối cùng tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
hon 13 trieu nguoi co cong se duoc nhan qua cua chu tich nuoc dip 277 nam nay

Hơn 1,3 triệu người có công sẽ được nhận quà của Chủ tịch nước dịp 27/7 năm nay

(PLM) - Vừa qua, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký Quyết định số 590/QĐ-CTN về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
du lich ha noi but pha voi hon 14 trieu luot khach trong 6 thang dau nam

Du lịch Hà Nội bứt phá với hơn 14 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm

(PLM) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 14,05 triệu lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
khai mac hoi cho trien lam quoc te cong nghe nang luong va moi truong ha noi nam 2024

Khai mạc Hội chợ, Triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng và môi trường Hà Nội năm 2024

(PLM) - Sáng ngày 26/6, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ - triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng và môi trường Hà Nội năm 2024.