Mâu thuẫn giữa hai cha con ngày càng tăng, có lúc T đã từng dọa đánh cha, may nhờ có gia đình và hàng xóm can ngăn nên không xảy ra.
|
Hình minh họa. |
Bà Đinh Thị Quế (Kỳ Sơn — Hòa Bình) hỏi: Gia đình tôi có bốn người con, ba trai, một gái. Sau khi lập gia đình, các con trai đều ở chung với chúng tôi. Thời gian gần đây, chồng tôi thường xỉ vả, chửi bới người con trai thứ ba (tên T).
Đang trong thời gian nghỉ ở nhà chờ xin việc, bị cha đối xử với mình như vậy, T sinh ra chán nản, hay uống rượu và lêu lổng quán xá. Mâu thuẫn giữa hai cha con ngày càng tăng, có lúc T đã từng dọa đánh cha, may nhờ có gia đình và hàng xóm can ngăn nên không xảy ra hậu quả đáng tiếc. Giờ đây, tôi không biết phải làm như thế nào để hóa giải mâu thuẫn giữa hai cha con?
Luật gia Bùi Đức Độ trả lời: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền: “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”;
“Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”; “Con đã thành niên khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình”.
Đây là các quy định tại khoản 1 Điều 69; khoản 2, khoản 4 Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Dựa vào quy định của pháp luật và đức, truyền thống của gia đình, bà cần phân tích cho chồng mình nên có thái độ cư xử bình đẳng với các con, cần có sự thông cảm chia sẻ, động viên T, làm chỗ dựa về mặt tinh thần cho T trong quá trình mưu sinh lập nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng nên Phân tích cho anh T hiểu được những hành vi không đúng như cãi cha, dọa đánh cha, chơi bời lêu lổng không tham gia lao động cùng gia đình…