Sáng 24/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội (KT- XH), Ngân sách Nhà nước (NSNN), kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết về Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV và một số nội dung khác.
Nêu giải pháp cụ thể, chỉ rõ trách nhiệm thực hiện
Các đại biểu QH đánh giá cao kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, NSNN năm 2023. Tuy nhiên, Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc), Đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn Quảng Nam) và nhiều đại biểu khác bày tỏ băn khoăn về việc chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động trong năm thứ 3 liên tiếp không đạt, trong khi đây là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để giải quyết căn cơ vấn đề này, bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Để phấn đấu thực hiện cao nhất các nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, Đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị Chính phủ chỉ rõ các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể và trách nhiệm trong việc thực hiện đối với từng cơ quan từ Trung ương đến địa phương, tránh tình trạng nêu nhiệm vụ, giải pháp chung chung nhưng không rõ trách nhiệm, dẫn đến hiệu quả triển khai không đạt kết quả như mong muốn.
“Cứ không làm được gì lại đổ hết cho thể chế” là không đúng
Đại biểu Dương Văn Phước cho biết, vừa qua, qua tiếp xúc cử tri, “đi đến đâu người dân cũng phàn nàn về khó khăn trong thủ tục hành chính, cụ thể là việc cấp sổ đỏ cho người dân”. Qua giám sát cho thấy thực tế có rất nhiều nội dung rất trì trệ. “Quá nhiều vướng mắc, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Người dân đi làm sổ đỏ có thể không phải là 1, 2 tháng mà có thể mất 2, 3, 5 năm hoặc cũng có thể không thực hiện được. Nhiều người rất ngao ngán. Thủ tục hành chính cũng quy định rất chặt chẽ là khi trễ hẹn với người dân thì phải xin lỗi nhưng quy trình xin lỗi này không được thực hiện hoặc thực hiện qua loa, chiếu lệ”, Đại biểu nói.
Một số đại biểu bày tỏ nhất trí với nhận định cho rằng việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ vẫn là khâu yếu. Phát biểu về vấn đề này, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết, chúng ta đã nhận diện một bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai, không dám làm, làm không hết chức năng, nhiệm vụ được giao. Tại các kỳ họp trước, các đại biểu QH đã đặt vấn đề tại sao lại có tình trạng này, là do vướng mắc về hệ thống pháp luật hay do khâu tổ chức thực hiện, hay do cả hai và mức độ đến đâu?
Để giải đáp những câu hỏi nêu trên, tại Nghị quyết về Kỳ họp thứ 5, QH đã giao Chính phủ tổng rà soát hệ thống pháp luật, tập trung vào 22 lĩnh vực trọng tâm. Chính phủ đã tích cực và nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Ủy ban Thường vụ QH cũng thành lập một tổ công tác do Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định làm Tổ trưởng để thực hiện rà soát hệ thống pháp luật.
Chủ tịch QH nhấn mạnh, tuy đánh giá độc lập, nhưng Chính phủ và Ủy ban Thường vụ QH, Ủy ban Pháp luật - cơ quan chủ trì thẩm tra nội dung này - đều thống nhất cho rằng, các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát nói chung và trong 22 lĩnh vực trọng tâm nói riêng đều cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với quy định của Hiến pháp, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; cơ bản đáp ứng các yêu cầu về tính thống nhất, tính đầy đủ, tính đồng bộ, tính khả thi, kiến tạo phát triển đất nước và hội nhập quốc tế... “Kết quả rà soát này giải đáp được câu chuyện “cứ không làm được gì lại đổ hết cho thể chế” là không đúng. Năm ngoái tăng trưởng hơn 8% là do hệ thống pháp luật năm ngoái tốt hơn năm nay? Không phải như vậy. Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện, ngày càng đầy đủ hơn”, Chủ tịch QH khẳng định.
Chủ tịch QH cũng cho biết, không phải tất cả vướng mắc đều do khâu tổ chức thực hiện. Qua rà soát cho thấy, có vướng mắc do hệ thống pháp luật còn có những điểm chồng chéo, chưa hợp lý, nhưng số lượng văn bản phát hiện chồng chéo, mâu thuẫn là không nhiều. Nhiều nội dung địa phương phản ánh thì thực chất không phải do luật có vướng mắc mà là do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, hoặc do cách hiểu ở dưới chưa đúng hoặc địa phương hỏi nhưng Bộ, ngành không trả lời, trả lời chung chung, cũng có những văn bản ban hành chưa kịp thời...
Quốc hội thông qua danh sách 44 người được lấy phiếu tín nhiệm
Chiều 24/10, trình bày Tờ trình về danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH Nguyễn Thị Thanh cho biết, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, tổng số người giữ các chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV là 50 vị trí, hiện nay có 49 người đang giữ các chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn. Khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm. Do đó, có 5 người được bầu, phê chuẩn trong năm 2023 sẽ không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, gồm Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Lê Quang Mạnh.
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc lấy phiếu tín nhiệm là công việc rất hệ trọng, cần được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch và đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm.
Tại phiên họp, với 95,34% tổng số đại biểu QH tham gia biểu quyết tán thành, QH đã thông qua danh sách 44 người được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XV. Sau đó, QH thảo luận ở Đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Nội dung này sẽ được tiếp tục trong phiên họp hôm nay (25/10).
Sáng 12/7, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì Phiên họp lần thứ 8, nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội đồng để đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm, triển khai các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; xem xét, quyết định phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và một số vấn đề quan trọng khác.
Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 8/2024/QĐ-TTg ngày 28/6/2024 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao.
Chiều 25/6, Quốc hội đã nghe Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Trong đó có việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.