Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng

Văn hóa
04/12/2023 05:10
VGP
aa
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Thổ Nhĩ Kỳ và UAE khẳng định vị thế, uy tín, hình ảnh của một Việt Nam năng động, mạnh mẽ. Việt Nam đã "nói là làm" để triển khai các cam kết ứng phó biến đổi khí hậu, tham gia giải quyết các thách thức toàn cầu, với tầm vóc, vai trò, vị thế lớn hơn sau hơn 35 năm đổi mới. Chuyến công tác cũng tạo đột phá, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và tạo ra những xung lực để đưa quan hệ song phương Việt Nam - UAE lên tầm cao mới; đồng thời góp phần thu hút đầu tư, huy động những nguồn lực to lớn hơn phục vụ phát triển đất nước.


Tối muộn ngày 3/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ COP28, tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau 5 ngày hoạt động liên tục, hiệu quả, chuyến công tác có ý nghĩa quan trọng cả trên bình diện đa phương và song phương này đã đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 1.

Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ đã tiến hành khoảng 60 hoạt động (khoảng 20 hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ và gần 40 hoạt động ở UAE) với nhiều nội dung phong phú, bảo đảm thực chất, hiệu quả, đạt được các kết quả vừa mang tính chiến lược, lâu dài, vừa rất cụ thể. Các bộ, ngành, địa phương cũng có hàng chục hoạt động quan trọng khác với các đối tác ở hai nước trên.

Thành công của chuyến công tác góp phần khẳng định tầm vóc, vai trò, vị thế, uy tín của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới; truyền tải được những thông điệp lớn về quan điểm, chính sách của Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Chuyến công tác cũng là bước triển khai cụ thể Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 và những quan điểm chỉ đạo quan trọng trong cuốn sách mới ra mắt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam".

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị COP lớn nhất trong lịch sử - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dấu ấn Việt Nam và những kết quả cụ thể tại Hội nghị COP lớn nhất trong lịch sử

Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động vô cùng nghiêm trọng trên toàn cầu, hệ thống khí hậu đang tiến gần đến giới hạn đỏ, trong khi còn có những khoảng cách lớn giữa các cam kết của các nước đã đưa ra với hành động trên thực tế. Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

Do đó, COP28 năm nay đã trở thành Hội nghị COP lớn nhất trong lịch sử, với sự tham dự đông đảo của gần 140 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ và khoảng 90.000 đại biểu.

Sự tham gia và đóng góp của Đoàn Việt Nam cho thấy trách nhiệm và cam kết của Việt Nam trong tham gia xử lý một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay là biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị, Việt Nam cũng đã tham gia một số sáng kiến hợp tác đa phương mới nhằm mở ra một số cơ hội hợp tác mới về chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những bài phát biểu rất quan trọng tại các diễn đàn khác nhau, với những thông điệp quan trọng gửi đến cộng đồng quốc tế.

Đó là phải biến cam kết từ các hội nghị trước thành những hành động cụ thể, nhanh chóng, quyết liệt, việc đã nói là phải làm, đã cam kết phải thực hiện là chìa khoá để củng cố lòng tin giữa các quốc gia và khai thông bế tắc trong đàm phán về biến đổi khí hậu.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 3.

Sự tham gia và đóng góp của Đoàn Việt Nam cho thấy trách nhiệm và cam kết của Việt Nam trong tham gia xử lý một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay là biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh những năm qua càng chứng tỏ đây là thách thức không biên giới, là vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến toàn cầu và là vấn đề của toàn dân. Chúng ta phải có nhận thức, tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận mới, chủ động, tích cực, thiết thực, hiệu quả hơn và hành động thống nhất mang tính toàn cầu, toàn dân.

Mỗi quốc gia phải có trách nhiệm quản lý thực hiện hiệu quả, khai thác tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc mình là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; kết hợp với sức mạnh đoàn kết quốc tế là quan trọng và đề cao chủ nghĩa đa phương; lấy người dân, lợi ích chung toàn cầu là trung tâm, chủ thể, không để bất cứ quốc gia nào, người dân nào bị bỏ lại phía sau.

Đa dạng hóa huy động nguồn lực, kết hợp công và tư, kết hợp trong và ngoài nước, song phương và đa phương và các nguồn lực hợp pháp khác, nhất là nguồn lực từ tư nhân.

Các quốc gia phát triển phải tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển, nhất là nguồn vốn ưu đãi, chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh và hoàn thiện thể chế thị trường hiện đại, phù hợp, hiệu quả với từng quốc gia, không phải hy sinh tăng trưởng kinh tế cho quá trình chuyển đổi.

Ngược lại, các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển phải nỗ lực hơn nữa, không bị động, không trông chờ, không ỷ lại mà phải nâng cao năng lực, tự cường, tự chủ, tự vươn lên với tinh thần không ai làm tốt cho mình hơn chính bản thân mình.

Tuy nhiên, cũng cần bảo đảm công bằng, công lý về chống biến đổi khí hậu, giữa chuyển đổi năng lượng sạch và an ninh năng lượng toàn cầu, giữa nhu cầu phát triển và chuyển đổi xanh.

Điều đó đồng nghĩa với đảm bảo tự chủ và an ninh năng lượng quốc gia, khả năng tiếp cận năng lượng sạch với chi phí phù hợp, hiệu quả cho mọi doanh nghiệp, người dân và với mỗi quốc gia.

Riêng với Nhóm các nước G77, Thủ tướng nhấn mạnh cần đưa nội hàm đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ trở thành lĩnh vực hợp tác chủ chốt trong G77.

Đây là giải pháp đột phá, căn cốt, dẫn dắt quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế từ nâu sang xanh, tuần hoàn, bền vững. Đồng thời, thúc đẩy tài chính ưu đãi cho ứng phó với biến đổi khí hậu để làm đòn bẩy, giúp mở khoá các mục tiêu khí hậu toàn cầu.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng chia sẻ về những việc Việc Nam đã làm để thể hiện Việt Nam thực sự có quyết tâm, triển khai quyết liệt các hành động một cách hiệu quả; không chỉ cam kết qua lời nói mà có những hành động rất cụ thể để triển khai thực hiện các cam kết đó.

Kể từ sau COP26 ở Glasgow, tình hình thế giới có nhiều biến động, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nhưng bằng trách nhiệm với toàn cầu và toàn dân, Việt Nam đã triển khai 12 biện pháp lớn, toàn diện thuộc 3 nhóm nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời bảo đảm tự chủ và an ninh năng lượng, lợi ích của người dân cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế.

Nhóm thứ nhất là về xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện: (1) Chiến lược biến đổi khí hậu; (2) Chiến lược tăng trưởng xanh; (3) Quy hoạch điện VIII tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo; (4) Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và xây dựng hệ sinh thái năng lượng tái tạo (như nhân lực, nguồn lực, quy hoạch, cơ sở vật chất...).

Nhóm thứ hai gồm: (1) Xây dựng và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); (2) Thành lập Ban Thư ký; công bố Kế hoạch thực hiện và Kế hoạch huy động nguồn lực cho Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), trở thành một trong ba nước đang phát triển đầu tiên tham gia JETP và là nước đầu tiên công bố Kế hoạch thực hiện JETP; (3) Ban hành và thực hiện Kế hoạch phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp (nhất là khí methane) được đánh giá là dự án hình mẫu về nông nghiệp xanh trên thế giới.

Nhóm thứ ba về xây dựng thể chế, gồm xây dựng Luật Dầu khí, hoàn thiện Luật Đất đai, Luật Điện lực theo hướng hỗ trợ kiến tạo phát triển năng lượng tái tạo; đang xây dựng, hoàn thiện Nghị định mua bán điện trực tiếp, xử lý các dự án điện tái tạo và các vấn đề tồn đọng, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 5.

Các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Thời gian không chờ đợi. Khó khăn, thách thức ngày càng nhiều, phức tạp và khó lường hơn. Vì vậy, chúng ta đã đoàn kết rồi thì đoàn kết hơn nữa, đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, đã hành động rồi thì phải hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, đã cố gắng rồi thì phải cố gắng nhiều hơn nữa; vì sự phát triển thịnh vượng của cả nhân loại, vì sự mát lành của Trái Đất và vì sự ấm no, hạnh phúc của mọi người dân trên thế giới", Thủ tướng kêu gọi cộng đồng quốc tế tại Hội nghị Thượng đỉnh COP 28.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hình mẫu về quan hệ đối tác Bắc – Nam trong chuyển đổi năng lượng, cũng như thúc đẩy các cơ chế hợp tác Nam - Nam và ba bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu với các nước G77.

Các nội dung phát biểu của Thủ tướng, thông điệp, quyết tâm và hành động mạnh mẽ của Việt Nam đã được các nước và cộng đồng quốc tế hoan nghênh, đánh giá cao và hưởng ứng tích cực.

Nhân dịp tham dự Hội nghị COP 28, Đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, toàn diện, hiệu quả. Thủ tướng đã tranh thủ tối đa dịp này để gặp gỡ, tiếp xúc với khoảng 20 lãnh đạo, đại diện các nước và tổ chức quốc tế; qua đó thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với các nước, đồng thời góp phần thúc đẩy giải quyết các quan tâm và lợi ích của Việt Nam, tháo gỡ, xử lý một số khó khăn tồn tại.

Tại các cuộc gặp, các đối tác đều đánh giá cao các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, thể hiện coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Các nước cũng đánh giá cao cam kết và tinh thần "nói là làm" của Việt Nam.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 6.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 7.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 8.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 9.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 10.

Thủ tướng tranh thủ tối đa dịp này để gặp gỡ, tiếp xúc với các lãnh đạo, đại diện các nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam được nhiều lần nhắc đến như một hình mẫu thành công cần được nhân rộng về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều nước khẳng định sẽ hỗ trợ và đồng hành với Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng, nâng cao năng lực thích ứng, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam và bảo vệ hành tinh chung.

Một sự kiện quan trọng mang tính điểm nhấn trong khuôn khổ COP 28 là việc Thủ tướng Chính phủ công bố Kế hoạch huy động nguồn lực cho thực hiện Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam với các đối tác quốc tế, thu hút sự quan tâm cao và cam kết ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn.

Thủ tướng cho rằng, Việt Nam, cũng như các quốc gia đang phát triển khác, không thể phủ nhận vai trò của điện than, nhưng đã đến lúc cần chuyển đổi sang một nguồn năng lượng sạch hơn. Chuyển đổi năng lượng là yêu cầu khách quan, lợi ích chiến lược và ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia, song trong quá trình đó cần đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, an ninh năng lượng quốc gia, và việc làm cho người dân, tránh gây các cú sốc cho người lao động.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 11.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 12.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 13.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 14.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 15.

Nhiều nước khẳng định sẽ hỗ trợ và đồng hành với Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng, nâng cao năng lực thích ứng, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh của Việt Nam và bảo vệ hành tinh chung - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi năng lượng công bằng có ý nghĩa quyết định đối với việc đạt được định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và các mục tiêu phát triển bền vững với tinh thần lấy người dân làm trung tâm. Sự hợp tác quốc tế và cam kết của các đối tác sẽ là chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu này.

Theo Kế hoạch huy động nguồn lực cho thực hiện JETP, các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Thủ tướng đã đề nghị các bên liên quan nhanh chóng đạt được thoả thuận để chuyển số tiền cam kết này thành những dự án cụ thể mang tính đột phá.

Mặt khác, WB dự kiến dành khoản vay 5-7 tỷ USD cho Việt Nam trong 3 năm tới cho một số dự án thế hệ mới tiềm năng như Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam (REACH), dự án trồng 1 triệu ha lúa năng suất cao, phát thải thấp, dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Hoà Lạc, đầu tư cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long…

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 16.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 17.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 18.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 19.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 20.

Việt Nam được nhiều lần nhắc đến như một hình mẫu thành công cần được nhân rộng về ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dấu mốc mới trong quan hệ song phương với Thổ Nhĩ Kỳ và UAE

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ và UAE, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ diễn ra vào thời điểm hết sức ý nghĩa: Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ (1978 - 2023) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - UAE (1993 - 2023). Đồng thời Việt Nam và hai nước đều mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ song phương tương xứng với tiềm năng.

Hiện Thổ Nhĩ Kỳ là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất từ khu vực Trung Đông vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 1 tỷ USD. Trong khi đó, UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực này với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 theo số liệu của phía UAE đạt 8,7 tỷ USD.

Tại các cuộc tiếp xúc song phương, Lãnh đạo cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ và UAE đều đánh giá cao chuyến thăm và các hoạt động thiết thực, hiệu quả của Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Việt Nam; khẳng định coi Việt Nam là đối tác hàng đầu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong ASEAN và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 21.

Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ đón chính thức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Chính phủ có thể nói là một bước đột phá trong quan hệ song phương. Thủ tướng đã có các cuộc hội đàm, gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao nhất, bao gồm Tổng thống, Phó Tổng thống và Chủ tịch Quốc hội, tiếp các bộ trưởng phụ trách kinh tế, tài chính, công nghiệp, công nghệ.

Theo Thủ tướng, hai nước có truyền thống hợp tác từ lâu, hai Đảng cầm quyền đều có chủ trương thống nhất và xuyên suốt về thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, mong muốn hợp tác của nhân dân hai nước rất thiết tha, không gian, dư địa hợp tác còn rất lớn.

Thủ tướng và các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất về nhiều biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa hai nước, trong đó phải kể đến việc thúc đẩy sớm mở Tổng Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, mở cửa cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nông sản của mỗi nước, hướng đến sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 4-5 tỷ USD trong thời gian tới.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 22.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã lần đầu tiên trao đổi về khả năng nâng cấp quan hệ lên một khuôn khổ đối tác mới để tạo điều kiện đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn, trong đó có việc tiến tới khởi động đàm phán về một Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước. Đây là bước đột phá mạnh mẽ về cơ chế hợp tác, thể hiện quyết tâm của Lãnh đạo hai bên trong việc củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Lãnh đạo cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm khi lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan coi đây là khởi đầu mới mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ hai nước.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 23.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với UAE, chuyến công tác góp phần tạo ra những xung lực mới để đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Tiếp theo cuộc gặp với Tổng thống UAE nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-GCC (tháng 10/2023), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng và Phó Tổng thống, Hoàng Thái tử Tiểu vương quốc Dubai, tiếp Bộ trưởng Nguồn nhân lực UAE, Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Abu Dhabi...

Lãnh đạo cấp cao UAE hoan nghênh hai nước đã có nhiều hoạt động trao đổi đoàn và đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác cụ thể trong năm 2023; khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

Qua các cuộc tiếp xúc, phía UAE khẳng định quan điểm không hạn chế hàng hóa Việt Nam vào UAE và khuyến khích tối đa đầu tư của UAE vào Việt Nam; mong muốn hợp tác với phía Việt Nam để triển khai thành lập Trung tâm nghiên cứu của Microsoft tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các nhà Lãnh đạo UAE đã nhất trí một số biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai nước như đẩy nhanh đàm phán và sớm ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (CEPA – hiện đã đạt những kết quả đàm phán đột phá trong thời gian ngắn kỷ lục), sớm nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD trong những năm tới; UAE tăng cường hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal, thúc đẩy hợp tác về tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, xây dựng trung tâm tài chính, logistics, thể thao…

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 24.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống UAE Sheikh Mansour bin Zayed Al Nahyan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bên cạnh các kết quả trên, chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và các hoạt động song phương tại UAE còn mở ra hướng hợp tác mới trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ, chuyển đổi số, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, tiêu dùng, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo… là những lĩnh vực mà Thổ Nhĩ Kỳ và UAE có thế mạnh, giúp Việt Nam tranh thủ các nguồn lực, đáp ứng đúng nhu cầu phát triển hiện nay.

Về chuỗi các hoạt động kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp xúc lãnh đạo hàng chục doanh nghiệp, tập đoàn và quỹ đầu tư lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và nhiều nước khác như Anh, Đan Mạch, Na Uy, tham dự và phát biểu tại các diễn đàn doanh nghiệp được tổ chức với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp tại mỗi nước. Thông điệp quan trọng của Thủ tướng gửi các nhà đầu tư là Việt Nam hướng tới chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh.

Trong trao đổi, các doanh nghiệp đều đánh giá cao tiềm năng hợp tác to lớn và các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam – một đất nước với chính trị, xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, hạ tầng ngày càng hoàn thiện, nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao và môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi; khẳng định mong muốn cam kết lâu dài và mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực mới nổi, chiến lược.

Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 25.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 26.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 27.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 28.
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng- Ảnh 29.

Thủ tướng Chính phủ tiếp xúc lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn và quỹ đầu tư lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và nhiều nước khác như Anh, Đan Mạch, Na Uy - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tính chung chuyến công tác, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết 21 thoả thuận hợp tác quan trọng với các đối tác UAE và Thổ Nhĩ Kỳ trong các lĩnh vực an ninh, nông nghiệp, hàng không dân dụng, nguồn nhân lực, chuyển đổi số, cảng biển…, góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác này.

Đối với các đối tác khu vực Trung Đông, việc chỉ trong vòng 2 tháng Thủ tướng Chính phủ đã có 2 chuyến thăm đến đây gửi đi một thông điệp về sự quan tâm và ưu tiên của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới thị trường rất tiềm năng này.

Trung Đông vừa là thị trường có thể mở rộng hợp tác kinh tế, xuất khẩu cho hàng hoá của Việt Nam, vừa đồng thời là nơi có nguồn vốn rất lớn từ các tập đoàn, quỹ đầu tư có thể vào Việt Nam. Việt Nam chủ động tăng cường quan hệ với các quốc gia ở Trung Đông để khai mở thị trường mới, để thu hút đầu tư và các nguồn lực mới phục vụ phát triển của Việt Nam trong thời gian tới./.

bài liên quan
Thủ tướng: Hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thủ tướng: Hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Chiều 22/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình triển khai thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.
Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.