Mới đây, giải trình trước Quốc hội, lãnh đạo Bộ Nội vụ thừa nhận thực trạng cán bộ né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám thực thi công vụ không diễn ra đơn lẻ mà ở nhiều địa phương, kể cả một số bộ, ngành Trung ương.
Tâm lý sợ sai thể hiện rõ trong giải ngân vốn đầu tư công, quản lý đất đai, bất động sản, mua sắm trang thiết bị khu vực công, cung cấp dịch vụ liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.
Điều này làm trì trệ và chậm trễ nền công vụ, bào mòn và giảm niềm tin của người dân, ảnh hưởng mọi mặt KTXH, DN; cản trở nguồn lực và động lực phát triển; ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển KTXH của đất nước, nhất là trong tình hình khó khăn hiện nay.
Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, có bốn nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến tâm lý sợ sai, trong đó năng lực chuyên môn của bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; người đứng đầu một số đơn vị chưa nêu gương nghiêm túc; thể chế về KTXH còn bất cập, chồng chéo hoặc có vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được sửa kịp thời. Công cuộc chống tham nhũng đang được đẩy mạnh, làm trong sạch hệ thống chính trị; một số cán bộ, công chức sai phạm bị kỷ luật, khởi tố dẫn đến một bộ phận có tâm lý sợ sai.
"Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào thì cán bộ sợ sai, không dám làm là vi phạm quy định, có biểu hiện suy thoái, cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu", lãnh đạo Bộ Nội vụ nói, cho biết thực tế một số địa phương vẫn thực hiện tốt đầu tư công, tăng trưởng kinh tế, phát triển DN. Điều này minh chứng rằng cùng cơ chế, nhiều nơi vẫn năng động, sáng tạo, dám làm và làm tốt. Do đó, không thể đổ lỗi rằng thể chế, cơ chế gây khó khăn để không thực thi công vụ.
Ngoài nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức, lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định những cá nhân không làm tốt trách nhiệm hoặc năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu sẽ bị thay thế; đề nghị cán bộ xóa bỏ nhận thức "không làm thì không sai" vì đây là dấu hiệu tự diễn biến, cản trở nghiêm trọng phát triển.
Theo giải trình, Bộ Nội vụ đã nỗ lực xây dựng dự thảo nghị định về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm nhưng đang vướng nhiều vấn đề pháp lý, thẩm quyền. Do đó, nội dung này sẽ được báo cáo Quốc hội có nghị quyết thí điểm. Bộ cũng sẽ nghiên cứu thay đổi quy định về đánh giá cán bộ theo hướng xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao và sớm trình chính sách cải cách tiền lương.
Một quan điểm đáng chú ý, lãnh đạo Bộ Nội vụ đề nghị cơ quan kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử phân loại các vụ vi phạm. Trong đó, nếu người vi phạm không có động cơ vụ lợi cá nhân, không tham nhũng thì khoan dung, nhân văn hơn để bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm.
Trước đó, tại phiên thảo luận của Quốc hội, một đại biểu cho rằng trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng như hiện nay, giải pháp cấp thiết là ưu tiên thay thế những cán bộ sợ sai, không muốn làm; bằng cán bộ tốt, có đủ tâm huyết và trách nhiệm. Tuy nhiên, như những gì lãnh đạo Bộ Nội vụ giải trình, thì chỉ thay thế thì chưa đủ, mà còn cần toàn diện các giải pháp xử lý bốn nhóm nguyên nhân cơ bản nêu trên; thì cuộc công phá tâm lý sợ sai mới hiệu quả thực chất, đánh được vào cái gốc của vấn đề.
Lực lượng chức năng Công an tỉnh An Giang đã tống đạt các Quyết định khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các đối tượng là lãnh đạo và nhân viên một ngân hàng gây thiệt hại cho cơ quan số tiền lên đến 600 tỷ đồng.
Tinh thần trên được Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban Đối ngoại Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, diễn ra hôm qua (4/7).
Theo Nghị định, thực hiện chế độ tiền thưởng trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm đối với các đối tượng.
Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.