Chủ nhật 28/04/2024 11:53

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 37 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 37°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Cúng cô hồn ở Sài Gòn - đừng để tục lệ đẹp trở thành xấu xí

Văn hóa
12/09/2020 08:32
Ngọc Mai
aa
Tháng 7, mùa Vu Lan báo hiếu, cũng là "tháng cô hồn". Từ ngày 2/7 âm lịch trở đi, người dân phố thị Sài Gòn rầm rộ tổ chức "cúng cô hồn", hình thành một thói quen "giật cô hồn" khá phổ biến.


Anh231.

Một lễ cúng cô hồn kiểu truyền thống với trẻ con tranh nhau đồ cúng.

Có gì trên mâm “cúng cô hồn” của người Sài Gòn?

Tháng 7 âm lịch được biết đến là tháng cô hồn. Những ngày này, dân gian thường lập đàn lễ cúng các vong linh, cô hồn và truyền tai nhau những việc kiêng kỵ, không nên làm để tránh vận rủi.

Có nhiều quan niệm liên quan đến câu chuyện cúng cô hồn, như tháng 7 là tháng “mở cửa ngục”, âm hồn đi lại nhiều trên dương gian, gây ra những chuyện không may cho con người, vì thế, con người phải cúng thức ăn để xoa dịu âm hồn, khiến họ không quấy phá.

Trong đó, phần nhiều cho rằng, tích cúng cô hồn bắt nguồn từ quan niệm nhà Phật, theo đó, giữa “tháng Vu Lan” và “tháng cô hồn” có liên hệ mật thiết với nhau. Đạo Phật có kinh Vu Lan với sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ.

Nhân dịp này, các Phật tử làm lễ cúng mười phương tăng để cầu phước cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ nhằm báo hiếu.

Đồng thời họ cũng sắm sanh lễ vật bố thí chư vị quỷ thần (người âm nói chung), thường gọi là thí thực cô hồn. Vì vậy, tháng cô hồn cũng bắt nguồn từ tích Vu Lan ra, nhằm nói lên lòng từ bi, nhân ái của con người đối với chúng sanh, không chỉ dành lòng thành cho người sống, cho ông bà cha mẹ, người thân đã mất mà cho cả các linh hồn lang thang không nơi nương náu.

Tuy nhiên, trải nhiều biến thiên trong cuộc sống, cùng với các tục lệ bị hiểu sai, biến dị, khiến đây đó nhiều nơi, cúng thí thực với ý nghĩa đề cao hiếu đạo - từ bi bị biến thành những lễ hội mang đầy màu sắc mê tín dị đoan, cầu ma cúng quỷ nhằm cầu lợi lộc cho bản thân.

Tháng 7 âm lịch, tục cúng thí thực diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các đô thị lớn.

Mỗi nơi có cách cúng riêng. Phía Bắc thường bày mâm cúng với nến, nhang, ngũ quả, trà, rượu, cháo loãng, giấy tiền vàng bạc.

Người miền Trung cúng cô hồn còn có thêm trầu cau, thẻ hương. Nhưng nếu nói đến cúng cô hồn hoành tráng nhất, phải kể đến cư dân phương Nam.

Trước đây, mâm cúng cô hồn người miền Nam thường có muối, gạo, hoa quả đèn nến, còn có thêm các loại ăn vặt như bánh kẹo, bỏng, mía, các loại củ luộc và nhất là không thể thiếu tiền lẻ.

Ngày nay, với sự phát triển kinh tế, nhiều gia đình ở các đô thị miền Nam như TP HCM coi cúng cô hồn là một trong những dịp cúng lớn trong năm, ngoài các vật phẩm truyền thống, còn có thêm những đồ cao sang khác như vịt quay, gà nướng, heo quay, thậm chí có nhà còn cúng nguyên cả mâm hải sản cao cấp như tôm càng, tôm hùm, cua gạch, sò các loại... Nhiều người, mâm tiền lẻ cúng nếu cộng giá trị lại hàng vài triệu đồng. Đó là thói quen của các nhà làm ăn buôn bán ở Sài Gòn.

Khốn khổ vì “giật cô hồn”

Đặc biệt, phía Nam có thêm tập tục “giật cô hồn”, và từ nhiều năm nay, ở Sài Gòn, hoạt động “giật cô hồn” diễn ra hết sức rầm rộ.

Tục giật cô hồn bắt nguồn từ quan niệm của một bộ phận cộng đồng người Hoa - Chợ Lớn.

Người tổ chức cúng cô hồn sẽ mong có nhiều người đến giật cô hồn càng nhiều càng tốt, bởi theo quan niệm, các “cô hồn sống” là đại diện cho âm hồn nơi địa phủ.

Cô hồn sống giật càng sạch sẽ mâm bàn, tức là “cô hồn ngạ quỷ” đã ăn hết đồ cúng, chứng giám cho lòng thành của gia chủ.

Đồ cúng xong, là “vong” đã ăn, nếu người giật cô hồn không lấy đi thì gia chủ cũng không thể dùng, vì không may mắn.

Thoạt tiên, việc “giật cô hồn” cũng diễn ra vui vẻ, nhẹ nhàng, dễ thương, chủ yếu là trẻ con đi xin đồ cúng để ăn, tương tự trẻ em đi xin kẹo trong lễ hội ma của phương Tây.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, cùng với việc gia tăng giá trị trên mâm cúng của gia chủ, lực lượng giật cô hồn đa số là người lớn, ngày càng manh động hơn.

Không ít clip quay cảnh “giật cô hồn” ở Sài Gòn khiến người xem phải “dở khóc dở cười”.

Có trường hợp, gia chủ vừa bày mâm ra, thắp xong nhang, chưa kịp khấn vái đã thấy người giật cô hồn nhào vào, giẫm đạp lên nhau, giành giật tan tành mâm cúng.

Những người “giật cô hồn” đạp đổ mâm cúng của gia chủ vì không vừa ý.

Có trường hợp, gia chủ bày mâm ra, người giật cô hồn lao đến nhưng thấy trên mâm không có tiền hay đồ giá trị, đạp đổ cả mâm bàn cúng. Không ít cảnh, gia chủ đóng chặt cửa, bị người giật cô hồn tức tối đạp cửa, ném đá…

Như trường hợp anh Lê Thiên Phú, ngụ Tân Bình, TP HCM vừa qua đã chụp ảnh lên mạng cảnh cổng nhà bị xô đổ, chậu hoa đổ bể tan tành, còn người cúng cô hồn té ngã xây xước, chửi bới lẫn nhau.

Không chỉ thế, có những lễ cúng cô hồn đã trở thành nơi nhiều kẻ trộm cắp trà trộn, lao vào nhà giữa đám đông, tận dụng hôi của.

Nhiều lễ cúng cô hồn đã trở thành bi hài kịch khi diễn ra cãi vã, đánh nhau giữa gia chủ và người giật cô hồn, hoặc ẩu đả giữa người giật cô hồn với nhau.

Không biết, linh hồn người chết có thể đến “thưởng thức” mâm cúng và phù hộ cho gia chủ nổi hay không, giữa một rừng “cô hồn sống” bát nháo, náo loạn, giành giật nhau như thế?

Đại đức, Tiến sĩ Thích Hoằng Hòa, chùa Vạn Đức, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM:

Không nên duy trì quan niệm phải “giật cô hồn” mới là may mắn

Cúng thí thực được nói đến trong kinh Phật, ở tích Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. Từ đó nhân ngày Tự tứ, các Phật tử phát tâm cúng dường mười phương Tăng, hồi hướng công đức phước báu báo hiếu cho ông bà cha mẹ hiện tiền hay quá vãng.

Việc cúng thí thực cũng nhằm mở lòng bi mẫn đối với những linh hồn bơ vơ, không nơi nương tựa, giúp cho họ được bữa ăn no. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng từ bi, góp phần tích phước cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, kinh Phật không nhắc đến chuyện “cúng cô hồn”. Cúng cô hồn là một tập tục dân gian có từ lâu nay trong cộng đồng người Việt, người Hoa.

Thực ra, bố thí là một hạnh rất tốt, từ bi, nên làm. Mâm lễ cúng cô hồn, cúng xong không hẳn là gia chủ không được ăn bắt buộc phải để người ta “giật” hết, mà nên bố thí cho người sống, để người nghèo có bữa no, đó chính là việc làm ý nghĩa. Tuy nhiên, các gia chủ khi cúng không nên quan niệm phải “giật cô hồn” mới là may mắn.

Nếu tổ chức cúng rồi “giật”, để mọi người khởi tâm tranh giành, ganh tị, oán ghét lẫn nhau, gây xô xát ẩu đả thì vừa mất trật tự, tạo ra nhiều hậu quả không hay, thậm chí giảm bớt bước đức tốt lành. Việc bố thí sau khi cúng cần được sắp đặt trật tự, ngăn nắp, công bằng, giúp cho người đến nhận cùng nhau vui vẻ được quà. Có như thế, gia chủ mới được phước báu trọn vẹn từ việc cúng thí thực.

bài liên quan
Điện lực TP.HCM kêu gọi người dân tiết kiệm điện

Điện lực TP.HCM kêu gọi người dân tiết kiệm điện

Nắng nóng kéo dài, sản lượng điện tiêu thụ của thành phố trong những ngày đầu tháng 4 cũng liên tiếp tăng cao. Ngành điện thành phố kêu gọi mọi người, mọi nhà cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình, nơi làm việc.
TP.HCM: Rà soát không để một người có nhiều mã số thuế

TP.HCM: Rà soát không để một người có nhiều mã số thuế

Để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục thuế, Cục thuế TP.HCM đã và đang rà soát xử lý trường hợp một người nộp thuế có nhiều mã số thuế.
TP.HCM: Công viên bờ sông Sài Gòn có rạp phim ngoài trời

TP.HCM: Công viên bờ sông Sài Gòn có rạp phim ngoài trời

Từ nay đến 12/4, người dân, du khách trong và ngoài nước khi đến với Công viên bờ sông Sài Gòn sẽ được trải nghiệm Công viên Điện ảnh (Cine Park) với rạp phim ngoài trời.
Chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân lãnh đủ

Chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân lãnh đủ

Công ty cổ phần Victory Capital là chủ đầu tư, còn Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Sao Kim là nhà quản lý của Tòa nhà Trung tâm Thương mại Tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng (Tòa nhà Victory Tower). Mặc dù không liên quan gì đến vụ tranh chấp giữa 2 công ty trên nhưng gần 2.000 người dân và khách hàng đang sinh sống và làm việc trong Tòa nhà Victory Tower đã lãnh đủ hậu quả.
Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Ngọc Khuê tổ chức khai mạc triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống", một trong những dòng tranh dân gian độc đáo và lâu đời trong văn hóa Việt Nam.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.