Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

'Cứu vãn' biệt thự cổ theo từng tòa nhà

Nhà nước và Pháp luật
28/05/2022 10:15
Trường Phong
aa
Quanh vấn đề bảo tồn công trình, biệt thự Pháp cổ, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, để được như xưa thì không còn khả năng, chỉ nên tính tới việc 'cứu vãn' từng tòa nhà, nếu như nó có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc chứ không nên giữ tất cả.


Bất lực trong việc bảo vệ biệt thự cổ

Trao đổi với PV Tiền Phong, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, từ năm 1888, người Pháp đã có quyết định xây dựng ở 3 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) theo đúng mô hình, tiêu chí của nước Pháp, ví dụ như đánh số nhà, có lề đường, có công trình ngầm, hệ thống thoát nước, có vườn hoa, tượng đài, các tòa biệt thự…

Riêng Hà Nội, tại khu phố cổ, người Pháp vẫn giữ kiến trúc bản xứ, chỉ “cấy” vào đó những kiến trúc đô thị hiện đại như đường xá, cầu cống, chiếu sáng… “Còn tất cả những khu vực xây mới họ đều có quy hoạch, thực hiện cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa”, ông Quốc nói.

Theo ông Quốc, quận Hoàn Kiếm đang đi đầu trong công tác bảo tồn biệt thự cổ với công trình 49 Trần Hưng Đạo. Ảnh: Duy Phạm

Theo ông Quốc, quận Hoàn Kiếm đang đi đầu trong công tác bảo tồn biệt thự cổ với công trình 49 Trần Hưng Đạo. Ảnh: Duy Phạm

Theo ông Quốc, như khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, người Pháp xây dựng các công sở của thành phố, tòa thị chính… Khu phía Ba Đình họ xây dựng vườn hoa Bách Thảo đúng theo mô hình của phương Tây, đặt cạnh đó có tòa lâu đài, trụ sở Phủ Toàn quyền… để lại cho đời sau nhiều di sản về kiến trúc. Và đương nhiên, để phục vụ cho cộng đồng dân cư với trình độ sống cao, trước hết là quan chức và doanh nhân, giới ngoại giao thời ấy, họ quy hoạch, xây dựng cả một vùng biệt thự.

Rồi sau đó, Hà Nội mở rộng hơn, họ quy hoạch thêm những ô bàn cờ, trên các trục đường như Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… là những khu vực chủ yếu xây biệt thự, hoặc những công trình dân dụng có tính chất cao cấp… Xa hơn nữa, ví dụ khu vực phố Huế, chủ yếu xây dựng dân sự, phục vụ người dân bình thường. Nhà nào có điều kiện có thể xây theo kiểu biệt thự…

Nhà sử học Dương Trung Quốc nêu, với hoàn cảnh sống và độ tuổi của ông, ông được chứng kiến một phần nào diện mạo của Hà Nội thời xa xưa như một di sản của thời kỳ thuộc địa. Nhưng sau này, khi tiếp quản, với phương thức quản lý khác, cộng với sự tăng dân số đột ngột, mà phần lớn không phải dân cư đô thị, đã ảnh hưởng rất lớn đến các công trình này.

Có thời kỳ, việc quản lý nhà đất theo hướng cào bằng diện tích, miễn sao bố trí được chỗ ở cho đông đảo cư dân nhập cư vào Hà Nội, đặc biệt là người từ các chiến khu về hay từ miền Nam tập kết ra, dẫn đến việc phá vỡ kết cấu các biệt thự, cơi nới, đào xới…

“Tình trạng đó để kéo dài quá lâu, gần như là phá vỡ hết kết cấu các biệt thự. Đó là chưa kể qua nhiều thời kỳ, có những biệt thự bị phá đi để làm xây nhà cao tầng do nhu cầu về mặt sàn, về chỗ ở, về chỗ kinh doanh…”, ông Quốc nêu.

Dù thế, ông Quốc cho rằng, hiện nay, rất may mắn là chúng ta vẫn bảo lưu được một phần các biệt thự dạng này với trường hợp các biệt thự sử dụng cho công tác ngoại giao, bố trí cho các cán bộ cấp cao, kết cấu vẫn được giữ tương đối nguyên vẹn.

Theo nguyên ĐBQH Dương Trung Quốc, ở Hà Nội, thành phố đã có ý tưởng bảo tồn, tôn tạo các biệt thự cổ này từ lâu, đã có công tác chuẩn bị như điều tra, thống kê, phân loại, nhưng hầu như “bất lực trong việc bảo vệ công trình”. Gần đây, rộ lên thông tin về việc “cứu vãn” các biệt thự cổ, theo ông Quốc, là một điều kiện rất khách quan.

“Có một tầng lớp họ có nhu cầu sở hữu, sử dụng các biệt thự đó. Nếu không có những điều đó chúng ta không làm được. Như việc giãn dân khu phố cổ, muốn bảo tồn thì phải mỗi ngôi nhà là một hộ dân, mỗi nhà có một “gia phong”, chứ không phải trong cùng một ngôi nhà mà gian này của ông thợ, gian này của ông thầy, gian kia của ông cán bộ, gian kia của người thuê nhà tạm bợ, nên phá vỡ hết kết cấu.

Cần có phương thức để quy về một mối. Hộ ở ngoài mặt tiền, có điều kiện về tài chính, kinh tế có thể “mua lại” để những người còn lại có điều kiện di chuyển đi nơi khác, tạo điều kiện để bảo tồn”, ông Quốc nói.

Chỉ nên "cứu vãn" từng tòa nhà

Cũng theo ông Quốc, việc trùng tu, bảo tồn nguyên trạng là một chủ trương đúng, để giữ được cả giá trị của công trình và công năng sử dụng, tránh tình trạng có những người chỉ nghĩ đến mặt bằng đất đai chứ không nghĩ đến giá trị công trình ở trên đất.

Ông Quốc cho rằng, hiện nay, để "cứu vãn" được lại như xưa là không còn khả năng, chỉ nên "cứu vãn" từng tòa nhà, nếu nó có một giá trị nào đó theo tiêu chí đại diện chứ không nên giữ tất cả. Những nơi không bảo tồn cần được cải tạo lại để sử dụng hiệu quả cả về cảnh quan và là nơi ở. Như quận Hoàn Kiếm thời gian qua đã triển khai tôn tạo, trùng tu biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo với mong muốn trở thành hình mẫu về thông tin, kinh nghiệm thực hiện để triển khai rộng hơn.

“Bảo tồn như nào thì phải quy hoạch lại, đầu tiên là về quyền sử dụng. Nhà nước phải tổ chức cho người đang sử dụng hợp pháp ở biệt thự có giải pháp tốt nhất và công bằng nhất. Khi một chủ sở hữu thì mới làm được. Rồi phân loại, những biệt thự có giá trị thật đặc biệt, thật tiêu biểu thì cố gắng phục hồi như cũ. Nếu không có giá trị thì thôi. Tôi rất ủng hộ việc trong lòng Hà Nội có nhiều biệt thự cổ, như nó đã từng có những khu vực rất đẹp như gần hồ Thiền Quang, đường Quang Trung… Nó làm cho thành phố vẫn có vẻ cổ kính. Còn chỗ nào tận dụng được mặt bằng thì có thể làm hiện đại để phản ánh đúng đặc điểm xã hội hiện nay, không miễn cưỡng cào bằng về chỗ ở như ngày xưa nữa, để họ lựa chọn môi trường, kiến trúc sống của họ”, ông Quốc nói.

Đồng thời, ông Quốc cho rằng, cần có hội đồng, các nhà chuyên môn về kiến trúc đánh giá, phân loại các biệt thự, quy định cụ thể về tỷ lệ, mật độ xây dựng phù hợp để tránh phá vỡ cảnh quan… “Nhưng cũng đừng câu nệ quá là phải trùng tu theo kiểu cổ, bởi có những yếu tố hiện đại vào sẽ cải thiện môi trường sống cho người dân”, ông Quốc đặt vấn đề.

"Có thời điểm quản lý, ta phá vỡ hết, chỉ tìm không gian sống thôi. Có lúc theo chỉ tiêu bao nhiêu người một mét vuông. Công trình phụ thì cơi nới. Đến thời điểm này chúng ta nhận ra và triển khai bảo tồn thì đã mất mát khá nhiều biệt thự, nhiều nơi đã bị phá dỡ xây cao ốc. Nhưng hiện nay, theo pháp lý, các biệt thự những biệt thự cũng hết tuổi rồi. Người Pháp quản lý rất chặt về công trình xây dựng. Họ có hồ sơ lưu trữ, cho nên họ vẫn thông báo cho chúng ta biết, đến thời điểm này tòa nhà của các ngài là đã hết thời hạn sử dụng, phải trùng tu nó”, ông Dương Trung Quốc.

bài liên quan
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Các di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị toàn cầu. Do đó, Bộ Ngoại giao đang triển khai nhiều biện pháp nhằm quảng bá các di sản để vừa giúp phát huy được “sức mạnh mềm”, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Cắt bướu, bảo tồn thận cho nam bệnh nhân có thận độc nhất

Cắt bướu, bảo tồn thận cho nam bệnh nhân có thận độc nhất

Bẩm sinh chỉ có một thận, lại có bướu thận phát triển trên thận độc nhất, ông B.X.B (51 tuổi, Bến Tre) đã được các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân điều trị bằng phương pháp cắt bướu bảo tồn thận.
Vẫn nhức nhối bạo lực học đường

Vẫn nhức nhối bạo lực học đường

Bạo lực học đường từ nhiều năm qua không còn là chuyện nhỏ. Nhiều sự việc ám ảnh, thương tâm, nhưng chúng ta chỉ biết khi “việc đã rồi”.
Sử dụng mã QR là giải pháp cải cách quản lý về an toàn thực phẩm

Sử dụng mã QR là giải pháp cải cách quản lý về an toàn thực phẩm

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 16/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
8 nhóm giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch

8 nhóm giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch

Theo Tổng cục Du lịch, ngày 18/5, Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh với Chuyên đề 2 “Chuyển đổi số - động lực phát triển bền vững” đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (VCCI) phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc đồng chủ trì Diễn đàn.
Yên Bái: Phát hiện chuông đồng có niên đại năm thứ 10 thời vua Tự Đức

Yên Bái: Phát hiện chuông đồng có niên đại năm thứ 10 thời vua Tự Đức

Chuông đồng vừa được phát hiện tại Yên Bái có chiều cao 0,60m; đường kính đáy 31,5cm, cân nặng 29kg, được xác định có niên đại năm thứ 10 thời vua Tự Đức.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bộ GD&ĐT công bố 20 phương thức xét tuyển đại học 2024

Bộ GD&ĐT công bố 20 phương thức xét tuyển đại học 2024

Bộ GD&ĐT vừa công bố danh mục phương thức xét tuyển ĐH 2024. Thí sinh căn cứ danh mục phương thức xét tuyển để phục vụ cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Quảng Ninh: Trạm trộn bê tông của Công ty CP tư vấn địa kỹ thuật Việt Cường hoạt động trên đất thuê đã hết hạn

Quảng Ninh: Trạm trộn bê tông của Công ty CP tư vấn địa kỹ thuật Việt Cường hoạt động trên đất thuê đã hết hạn

Mặc dù đã hết thời gian thuê đất chưa được Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh cho phép gia hạn nhưng trạm trộn bê tông của Công ty CP tư vấn địa kỹ thuật Việt Cường vẫn ngang nhiên hoạt động, xả thải trực tiếp ra môi trường.
Nghệ An: Nhiều giải pháp tháo gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2024

Nghệ An: Nhiều giải pháp tháo gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2024

Thực hiện chỉ đạo nhiệm vụ chống khai thác IUU của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU tại các Chỉ thị, Công điện, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An triển khai nghiêm túc, kịp thời các nội dung.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.