Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Kinh doanh - Thương mại
14/05/2024 16:34
Châu Anh
aa
Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, quan điểm quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản; phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thuỷ sản, kinh tế biển…

Khai thác thuỷ sản phù hợp với tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản, theo hướng hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm, hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược Phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Mục tiêu đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, có 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia); 149 khu vực ở vùng biển (59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản) và 119 khu vực nội địa (66 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 53 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn) được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản.

nghề cá
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại.

Đối với khai thác thủy sản, tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản như sau: Nghề lưới kéo chiếm 10%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rê chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%; nghề lưới chụp chiếm 3%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%; nghề khác chiếm 16,6% và nghề hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản chiếm 2,2% tổng số tàu cá. Tổng số lao động giảm xuống còn khoảng 600.000 người.

Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Định hướng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Quy hoạch là: Phục hồi nguồn lợi thủy sản đặc biệt các loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản đặc hữu; tăng cường công tác quản lý, đánh giá, bảo tồn, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực ở vùng nội địa và vùng biển.

Tăng quy mô, diện tích các khu vực biển được bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thành lập mới và tổ chức quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển; gắn bảo tồn với phát triển du dịch sinh thái biển, góp phần bảo vệ, sử dụng bền vững hệ sinh thái biển và các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ không gian di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, phát triển kinh tế du lịch biển.

Xác định các khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn là khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu trên các vùng biển…

Định hướng quy hoạch về khai thác thủy sản gồm: Giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, điều chỉnh tỷ trọng sản lượng khai thác giữa các vùng biển, phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản; khai thác có chọn lọc các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Điều chỉnh số lượng tàu cá khai thác thủy sản, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở các thủy vực vùng nội địa, vùng biển phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản, đặc biệt giảm tỷ trọng nghề lưới kéo trên biển; gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá; tổ chức sản xuất thủy sản khai thác theo chuỗi giá trị, chú trọng tăng về giá trị sản xuất. Đến năm 2030, khoảng 80% tàu cá khai thác thủy sản ở vùng lộng và vùng khơi tham gia chuỗi liên kết sản xuất trên biển.

Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng thủy sản tại các hồ tự nhiên, hồ chứa, sông, suối; gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm sinh kế cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người có thu nhập thấp tại các vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Về nhu cầu sử dụng đất, mặt nước đến năm 2030: Tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học khoảng 2,79 triệu ha (tương ứng khoảng 2,79% diện tích vùng biển).

Tổng diện tích khu vực được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ chính khoảng 44.570 ha mặt nước. Các cơ sở lưu giữ gen, giống thương phẩm thuộc phạm vi không gian của các khu bảo tổn biển và các viện nghiên cứu.

Tổng nhu cầu sử dụng đất và mặt nước cho phát triển hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tối thiểu là 5.504ha, trong đó nhu cầu sử dụng đất khoảng 630ha và sử dụng mặt nước khoảng 4.874ha.

Để thực hiện Quy hoạch, Chính phủ đặt ra một số giải pháp: Giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về tài chính, đầu tư; giải pháp về môi trường, khoa học công nghệ; giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực; giải pháp về hợp tác quốc tế và giải pháp về tổ chức sản xuất.

bài liên quan
Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 6/2/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tàu liên tiếp bị chìm sau khi cảng cá lớn nhất miền Trung phong tỏa

Tàu liên tiếp bị chìm sau khi cảng cá lớn nhất miền Trung phong tỏa

Hơn 10 ngày cảng ngừng hoạt động, đã có 3 tàu bị chìm.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành với ngư dân tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành với ngư dân tỉnh Kiên Giang

"Thông qua các hoạt động, chúng tôi mong muốn tuyên truyền để bà con ngư dân nắm chắc, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật".
Việt Nam sẵn sàng phối hợp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Việt Nam sẵn sàng phối hợp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh như vậy khi trả lời câu hỏi đề nghị thông tin về việc phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra về việc khắc phục thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với hải sản Việt Nam tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều qua (17/10).
Chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp (IUU): Phải làm quyết liệt để tạo sự chuyển biến

Chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp (IUU): Phải làm quyết liệt để tạo sự chuyển biến

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của cả hệ thống chính trị nhưng quan trọng hơn cả, chúng ta hướng tới nghề cá bền vững và có trách nhiệm, lâu dài…
Khai thác thủy sản “tận diệt”: Sai phạm ngày một tăng

Khai thác thủy sản “tận diệt”: Sai phạm ngày một tăng

Thời gian qua, nhiều ngư dân các tỉnh ven biển đã sử dụng kích điện, súng bắn cá tự chế, rọ lồng bát quái khai thác thủy sản theo kiểu “tận diệt” khiến môi trường ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản tự nhiên cạn kiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những ngư dân nuôi trồng, khai thác thủy hải sản.
Mới nhất
Đọc nhiều
Việt Nam vẫn là nguồn cung cá tra số 1 tại Nga

Việt Nam vẫn là nguồn cung cá tra số 1 tại Nga

Sau 2 năm xung đột Nga - Ukraine xảy ra, mặc dù thực hiện chính sách tăng xuất khẩu (XK), giảm nhập khẩu (NK), nhưng với cá tra, Việt Nam vẫn là nguồn cung số 1 tại Nga.
Tăng lương hưu và trợ cấp BHXH: Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách

Tăng lương hưu và trợ cấp BHXH: Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách

Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng 15%.
Hà Nội sắp có tuyến buýt City tour từ Hồ Gươm đi Bát Tràng

Hà Nội sắp có tuyến buýt City tour từ Hồ Gươm đi Bát Tràng

UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc công bố Danh mục mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề trên địa bàn TP Hà Nội.
Tin bài khác
Việt Nam vẫn là nguồn cung cá tra số 1 tại Nga

Việt Nam vẫn là nguồn cung cá tra số 1 tại Nga

Sau 2 năm xung đột Nga - Ukraine xảy ra, mặc dù thực hiện chính sách tăng xuất khẩu (XK), giảm nhập khẩu (NK), nhưng với cá tra, Việt Nam vẫn là nguồn cung số 1 tại Nga.
Đề xuất mới về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đề xuất mới về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Theo đó, dự án Luật được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 01 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010), tăng 01 chương và giảm 19 điều (so với Đề cương đã được thông qua).
Đang livestream bán hàng thì bị ập vào kiểm tra, tạm giữ 2.000 sản phẩm

Đang livestream bán hàng thì bị ập vào kiểm tra, tạm giữ 2.000 sản phẩm

Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện 2.000 sản phẩm áo may sẵn chưa qua sử dụng tại cơ sở không rõ nguồn gốc nơi sản xuất hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
Lượng điện tiên thụ toàn quốc lại lập đỉnh mới

Lượng điện tiên thụ toàn quốc lại lập đỉnh mới

Trong những ngày giữa tháng 6 vừa qua, thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng nhất là ở miền Bắc và miền Trung với một số ngày liên tiếp có nhiệt độ trên 35 độ lại làm tiêu thụ điện toàn quốc lập đỉnh kỷ lục mới.
Dự kiến tháng 7/2024, VASEP sẽ phát hành "Bản đồ Doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam 2024"

Dự kiến tháng 7/2024, VASEP sẽ phát hành "Bản đồ Doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam 2024"

Đây là ấn phẩm cầm tay gọn, nhẹ và đầy đủ thông tin, phát hành rộng rãi trong và ngoài nước với số lượng lớn. Bản đồ là công cụ quảng bá và định danh nhanh - hiệu quả và hợp lý cho các DN chế biến và XK thủy sản Việt Nam.
Không có hiện tượng thiếu vỏ container, không tắc nghẽn hàng hoá

Không có hiện tượng thiếu vỏ container, không tắc nghẽn hàng hoá

Đây là nội dung được nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá container trong buổi làm việc với Cục Hàng hải Việt Nam.
Quy định chặt với phương thức kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Quy định chặt với phương thức kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Ủy ban Xã hội đề nghị chỉ cho phép bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử các thuốc không kê đơn, thuốc không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cần bổ sung quy định biện pháp để bảo đảm chất lượng thuốc và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...
Xuất khẩu xi măng, clinker trong năm nay tiếp tục gặp khó

Xuất khẩu xi măng, clinker trong năm nay tiếp tục gặp khó

Theo Bộ Xây dựng, trong vòng 10 năm qua, sản lượng xuất khẩu xi măng, clinker có tăng lên, tuy nhiên từ 2022 đến nay, xuất khẩu giảm mạnh.
TP Hạ Long kiên quyết đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh du lịch vi phạm

TP Hạ Long kiên quyết đình chỉ hoạt động cơ sở kinh doanh du lịch vi phạm

Để đảm bảo đem lại những trải nghiệm trọn vẹn nhất cho nhân dân, du khách và giữ vững thương hiệu, hình ảnh du lịch Hạ Long, quan điểm của thành phố là sẽ cương quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh theo quy định đối với các cơ sở kinh doanh nếu phát hiện các vi phạm.
Cần sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để tháo gỡ bất cập, chồng chéo

Cần sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng để tháo gỡ bất cập, chồng chéo

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, chiều ngày 17/6, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo đó, các cơ quan cho rằng, cần thiết sửa đổi Luật này để giải quyết các bất cập trong thực tiễn...
san bay tan son nhat du kien don khoang 110000 khachngay giai doan cao diem he 2024

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón khoảng 110.000 khách/ngày giai đoạn cao điểm hè 2024

(PLM) - Trong giai đoạn hè (từ tháng 6 đến tháng 8), trung bình sẽ có 680 chuyến bay đi và đến mỗi ngày qua Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, riêng các ngày cuối tuần từ thứ 6 đến chủ nhật, đạt tới 710 chuyến bay/ngày.
dai hoc cong doan to chuc hoi thao khoa hoc quoc gia quan tri nhan luc xanh trong boi canh chuyen doi so

Đại học Công Đoàn tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Quản trị nhân lực xanh trong bối cảnh chuyển đổi số”

(PLM) - Sáng ngày 20/6, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Quản trị nhân lực xanh trong bối cảnh chuyển đổi số” với sự tham gia thảo luận của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp. Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Hùng – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Đại diện Công đoàn ngành Trung ương; Đại diện các cơ sở giáo dục đại học cùng các đồng chí Phó hiệu trưởng, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Công Đoàn.
toa dam chia se kinh nghiem gop phan trien khai hieu qua de an so 06

Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, góp phần triển khai hiệu quả đề án số 06

(PLM) - Ngày 20/6, tại Hà Nội, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã tổ chức tọa đàm về việc thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" và triển khai Thông tư số 03/2024/TT-BTP sửa đổi, bổ sung 08 thông tư liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
bo truong bo y te thong tin vu viec lanh dao vien phap y tam than bi bat

Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin vụ việc lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần bị bắt

(PLM) - Liên quan đến sự việc các cán bộ, nguyên cán bộ Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà bị bắt giữ, triệu tập, chiều 17/6 trong buổi gặp mặt cung cấp thông tin cho báo chí quý II năm 2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
nang cao nhan thuc cua doan vien thanh nien ve an ninh doi ngoai van hoa ung xu tren khong gian mang

Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về an ninh đối ngoại, văn hoá ứng xử trên không gian mạng

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (19/6/1925 – 19/6/2024), ngày 18/6, Ban Thường vụ Đoàn Bộ Tư pháp phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình Toạ đàm: “Nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên về các vấn đề an ninh đối ngoại và văn hoá ứng xử trên không gian mạng”.