Hà Nội 36 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 36°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Độc đáo Tết ăn than của người Giẻ Triêng

Văn hóa
26/01/2020 11:55
Tự Lập
aa
Khi cây đót trên rừng trổ đòng cũng là lúc người Giẻ Triêng lục tục chuẩn bị ăn Tết.


Đàn ông lên rừng đốt than và cõng than về nhà nên Tết còn gọi là lễ hội ăn than; đàn bà cắt đọt đòng đòng của cây đót mang về làm cỗ Tết. Tết cũng là dịp cộng đồng người Giẻ Triêng tụ tập quanh ánh lửa hồng trong nhà rông để hỏi thăm, chúc mừng nhau. Đây cũng là dịp cho nam thanh nữ tú tỏ tình, hò hẹn…

Thanh niên Giẻ Triêng cõng than về làng.

Thanh niên Giẻ Triêng cõng than về làng.

Tục cõng than về nhà mừng Xuân mới

Tết Cha Kchah (hay còn gọi là lễ hội ăn than) là lễ hội truyền thống liên quan đến nền nông nghiệp được các thế hệ người Giẻ Triêng truyền lại từ đời này sang đời khác. Lễ hội tổ chức với mục đích tổng kết mùa màng, sau một năm thu hoạch để cộng đồng ăn mừng, tạ ơn thần linh phù hộ cho dân làng được mạnh khỏe, mùa màng bội thu, đời sống an lành, ấm no. Đây cũng dịp cộng đồng làng chuẩn bị các dụng cụ lao động sản xuất để bước vào vụ mùa sản xuất mới với niềm tin mãnh liệt mọi thứ sẽ tốt đẹp.

Lễ hội thường được tổ chức trong khoảng thời gian 7 ngày, từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 12 hàng năm. Trước khi tổ chức lễ hội, hội đồng làng họp xét chọn khoảng 7 thành viên khỏe mạnh, cao to, lực lưỡng đạt tiêu chuẩn quy định để lên rừng đốt than cho dân làng. Họ lựa những cây gỗ rừng chắc nhất để có than tốt. Khi đốt xong, thhan được bảo quản cẩn thận và mang về nhà chuẩn bị cho các lò rèn để rèn dụng cụ phục vụ cho nông nghiệp.

 Già làng dẫn đầu đoàn người đi lấy than

Già làng dẫn đầu đoàn người đi lấy than

Trước khi đưa dụng cụ lao động sản xuất vào lửa, một thành viên lấy hỗn hợp nước cua được giã nhuyễn trộn với bẹ non của lá cây đót bôi lên lưỡi các công cụ sản xuất. Theo quan niệm của dân tộc Giẻ Triêng, các công cụ sản xuất mà được bôi hỗn hợp nước này thì sau khi rèn xong mới sắc bén, không bị cong vênh, sứt mẻ.

Muốn mang than về nhà, bảy chàng trai phải cõng những gùi than từ trong rừng ra, đi một quãng đường rất xa, chỉ cần ló dạng, chiêng, trống trong làng sẽ nổi lên để đón chào. Đáp lại, các thành viên lấy than sẽ hú ba tiếng, rồi đi xung quang 4 vòng, theo hướng từ trái sang phải rồi vào nhà rèn. Bên trong lò rèn, người thì xếp than, nhóm lửa, người thì chuẩn bị dao, rựa, rừu, người thì dã cua pha, dã lá cây đót.

Khi việc rèn công cụ lao động sản xuất kết thúc, dân làng tiếp tục nghi thức cõng những người đi lấy than lên nhà rông và đặt ngồi tại một góc nhà. Sau đó dân làng tập trung lên nhà rông để làm nghi thức cho những người đi lấy than, rồi cùng nhau chung vui bên ché rượu cần đã được ủ trước đó nhiều tháng.

 Nghi thức cõng người đi lấy than lên nhà rông

Nghi thức cõng người đi lấy than lên nhà rông

Tự do tỏ tình ngày xuân

Kết thúc nghi lễ, dân làng tiếp tục đánh chiêng, trống, uống rượu, múa xoang trong nhà rông.Họ cùng nhau trò chuyện, động viên nhau quên đi những chuyện buồn của năm cũ, đón chào năm mới với niềm vui hân hoan, phấn khởi.

Trong lúc cánh đàn ông đi rừng đốt than thì những cô gái xinh đẹp Giẻ Triêng cũng vào rừng cắt lấy đọt đòng đòng của cây đót mang về. Lúa mới trên nhà kho cũng được lấy xuống giã làm bánh. Gạo lúa mới được trộn với đót đòng đòng, sau khi giã xong thêm muối, ớt hoặc trộn với bột gạo để nấu canh.

Cùng với các món thịt khô thú rừng, đây là những món ăn chính trong Tết Cha Kchah của người GiẻTriêng. Sau đó, mỗi gia đình góp một ít món canh đòng đòng, gan của các con vật hiến sinh được trộn lẫn vào nhau đem đến nhà rông để sau khi cúng xong mọi người cùng ăn uống vui xuân.

Khi mặt trời tắt sau lưng núi, tiếng chiêng huyền thoại vang lên, mọi thành viên sẽ tụ họp tại nhà rông, nam thanh nữ tú biểu diễn những tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc. Sau tiếng chiêng trống nổi lên, mọi người nối vòng xoang quanh bếp lửa bập bùng. Đàn ông ngồi uống rượu với nhau từ những ghè rượu nhỏ nhưng tuyệt đối không được uống say.

 Nam thanh nữ tú Giẻ Triêng vui xuân

Nam thanh nữ tú Giẻ Triêng vui xuân

Những ngày ăn Tết Cha Kchah, con trai chưa vợ, con gái chưa chồng được hưởng niềm vui tột đỉnh, bởi đây cũng là mùa tỏ tình của con trai, con gái Giẻ Triêng trong lúc nông nhàn. Họ được nằm chung một chiếu tại nhà rông để tự do tỏ tình mà không sợ sự dị nghị. Cũng trong dịp Tết cổ truyền này, nhiều cặp nam nữ Giẻ Triêng nên vợ nên chồng, ăn nên làm ra trong sự đùm bọc, thương yêu của cả cộng đồng buôn làng.

Đàn bà chuẩn bị gạo, nếp, lá gói bánh và làm những công việc nội trợ khác chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho các ngày tết. Trong 7 ngày kiêng cữ, dân làng phải ăn chay. Người Giẻ Triêng cũng sẽ cầm một nắm xôi ném lên mái nhà, nắm xôi của ai dính lên đó sẽ năm mới người ấy sẽ có mùa màng bội thu. Trong 3 ngày Tết, nhà nào cũng được nhận phần và chia phần cho toàn thể cộng đồng. Tất cả các thành viên trong buôn làng tuyệt đối không được to tiếng, hay đánh nhau, vì như vậy sẽ đem lại vận xui cho cả năm mới,

Qua 3 ngày Tết tưng bừng, dân làng trở về với cuộc sống đời thường. Con trai biết rèn thì chuẩn bị lò bễ, số không biết rèn thì vào rừng săn bắn, một số già làng có kinh nghiệm được bà con tin tưởng giao trọng trách đi tìm đất phát rẫy mới. Phụ nữ đi lấy củi, chăm sóc hoa màu và làm các công việc nội trợ hàng ngày.

Giẻ Triêng là tộc người có một nền văn hóa dân gian khá đặc sắc và đa dạng, hiện còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống, mang rõ dấu ấn văn hóa của cư dân Bắc Tây Nguyên. Người Giẻ Triêng sống chủ yếu ở Quảng Nam và Kon Tum, họ đón Tết cổ truyền với tên gọi là Cha Kchah (hay còn gọi là Lễ hội ăn than -PV). Giống như Tết Nguyên đán của người Kinh, người Giẻ Triêng coi Tết Cha Kchah là tết cổ truyền của dân tộc mình.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Thời điểm chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều địa phương

Thời điểm chấm dứt đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều địa phương

Theo dự báo, khi kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kết thúc cũng là thời điểm nhiệt độ tại nhiều khu vực giảm dần, nắng nóng gay gắt không còn xuất hiện ở nhiều nơi.
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
Gia Lai: Va chạm giữa hai xe khách giường nằm, 3 người thương vong

Gia Lai: Va chạm giữa hai xe khách giường nằm, 3 người thương vong

Tại đường tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) vừa xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 tử vong, 2 người bị thương.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.