Chủ nhật 28/07/2024 05:23

Email: [email protected]

Hotline: 0904309996

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Dư âm Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV Những kiến nghị đặc sắc

Pháp luật hình sự
16/11/2021 11:15
Bùi Ngọc Thanh theo Đại biểu nhân dân
aa
Khác với thông lệ, kỳ họp cuối năm, Quốc hội thường chỉ thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; lần này, cùng với thảo luận các nội dung thông lệ, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV còn có nội dung mang tính chất chuyên đề. Đó là việc phòng, chống đại dịch Covid-19. Nội dung có phần mới, rộng lớn và phức tạp hơn, nhưng thời lượng cũng chỉ gói gọn trong 2 ngày (8 - 9.11).


Đánh giá trung thực tình hình

Hai nhóm vấn đề lớn là phòng, chống đại dịch Covid-19 và kinh tế - xã hội chính là mục tiêu “kép” (thực thi phòng, chống đại dịch tốt là điều kiện để vực dậy, phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, và kinh tế - xã hội phát triển có hiệu quả sẽ là nguồn lực chủ yếu để phòng, chống dịch tốt). Chính phủ đã báo cáo trung thực, chính xác tình hình cả về thành quả đạt được và những khuyết điểm tồn tại, được các đại biểu tán đồng cao.Việc đánh giá đúng đắn kết quả đạt được cùng với việc nhận diện chính xác khuyết điểm, tồn tại đều cùng mục đích phát huy cái được, tìm giải pháp khả thi, khắc phục sự suy giảm, yếu kém để phòng, chống đại dịch hiệu quả cao hơn; phát triển kinh tế - xã hội bứt phá ngoạn mục hơn; cải thiện trạng thái bình thường mới vững chắc hơn...

12

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh.

Ý kiến các đại biểu cho thấy, trên phạm vi quốc tế, từ bùng phát đại dịch với phạm vi rộng, cường độ cao đã làm cho các nền y tế Đông, Tây bán cầu đều bị khủng hoảng; từ khủng hoảng y tế toàn cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội thế giới, không phân biệt thể chế, không phân biệt trình độ nền kinh tế (phát triển hay đang phát triển), không phân biệt cấp độ nền y học hiện đại hay thô sơ... Do đó, cũng không phân biệt các loại hậu quả (bệnh tật, tử vong, sa sút về kinh tế, sang chấn tâm lý xã hội...). Một cuộc chiến hầu như chưa có tiền lệ trong lịch sử, không rõ mặt kẻ thù, biến ảo khôn lường, xâm nhập thầm lặng với sức lây lan “thần tốc”, nguy hiểm theo “cấp số nhân”... Tuy vậy, đất nước chúng ta cũng đã đạt được những kết quả có thể coi là thành tựu. Một trong những thành tựu đó là nhanh chóng điều chỉnh chiến lược, từ “Zero Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả đại dịch Covid-19”. Công tác phòng, chống dịch ngày càng đem lại chuyển biến, hiệu quả tích cực hơn, đến nay dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương...

Mặc dù vậy, nhiều đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra, đại dịch Covid-19 như là một phép thử với tất cả lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương. Đợt bùng phát dịch lần thứ tư với tốc độ lây lan chóng mặt cho thấy: Dự báo tình hình chưa thật chuẩn xác dẫn đến “cách ly diện rộng, thời gian quá dài” làm ngưng trệ sản xuất, ách tắc lưu thông; lãnh đạo không ít địa phương sợ trách nhiệm (có đại biểu, ví như đây cũng là một loại “dịch bệnh” - "dịch sợ trách nhiệm") dẫn đến cục bộ, muốn an toàn cho địa phương mình nên lập quá nhiều chốt chẳng khác nào “cấm chợ, ngăn sông”, làm ách tắc giao thông, lưu thông hàng hóa.Bên cạnh đó, qua phòng, chống đại dịch mới lộ rõ trình độ, năng lực bất cập của y tế cơ sở, y tế dự phòng (đặc biệt, chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống đột biến nhiều người cùng nhiễm Covid-19 trong thời gian ngắn). Thực trạng cho thấy, các tuyến y tế cấp trên được đầu tư tương đối đầy đủ, hiện đại; còn y tế dự phòng, y tế cơ sở lại chưa được đầu tư xứng tầm cả về con người, cả về thiết bị và cơ số thuốc. Dịch bệnh xảy ra cấp tập là từ cơ sở (phường, xã, tổ dân phố, làng bản) nên trở tay không kịp, tổn hại lớn về người, về sản xuất kinh doanh. Bộ Y tế, vốn chức năng, nhiệm vụ cơ bản là quản lý nhà nước về y tế thì trong hoàn cảnh “nước sôi, lửa bỏng” đã phải trực tiếp “xông vào” tác nghiệp cụ thể... Tất cả những vấn đề trên đặt ra công việc lớn, khẩn cấp là tới đây phải tổ chức lại bộ máy của toàn ngành một cách hợp lý hơn, trong đó phải quan tâm đặc biệt đến y tế cơ sở, y tế dự phòng...

Nhiều đề xuất giải pháp táo bạo

Về các vấn đề kinh tế - xã hội, nhất trí cao với báo cáo của Chính phủ về những thành quả đã đạt được, đó là 8/12 chỉ tiêu đạt và vượt mức Quốc hội giao, trong đó có chỉ tiêu GDP vẫn tăng trưởng dương; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế về cơ bản được bảo đảm... thì các đại biểu cũng đã chỉ ra những điểm yếu, tồn tại, phải có các giải pháp mạnh, “đủ đô, đủ lượng” để sớm khắc phục.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế vĩ mô đang tiềm ẩn những rủi ro, đã xuất hiện tình trạng đứt gãy một số chuỗi sản xuất, 9 tháng năm 2021 GDP chỉ tăng được 1,42%... Còn đại biểu, có ý kiến đánh giá rằng, nền kinh tế “rơi thẳng đứng”, sức chống chịu đã rất yếu, tiềm lực của các doanh nghiệp đã cạn kiệt. Nhiều đại biểu đã chỉ ra rằng, lực lượng lao động của khối doanh nghiệp đã và đang di chuyển bất lợi cho cả sản xuất kinh doanh và cho cả việc giải quyết an sinh xã hội; nguồn vốn vừa thiếu, vừa “thừa” (nơi thì thiếu tiền, không có mà chi; nơi “thừa”, có tiền mà không chi được, giải ngân đầu tư công chậm chạp, kết quả thấp). Đang khi đại dịch hoành hành thì lại bị bão lũ, sạt lở ở nhiều tỉnh miền Trung, khó khăn chồng chất khó khăn... Từ tình hình này, các đại biểu đã có nhiều đề xuất giải pháp “táo bạo” cho thời gian còn lại của năm 2021, cả năm 2022 và một số năm tiếp theo.

Một trong số các giải pháp đó là, kiến nghị tăng mức nợ công lên sát trần, vì dư địa còn cho phép. Mức trần nợ công cho phép có thể đến 60% so với GDP, trong khi chúng ta mới đạt 43,7%, vì vậy có thể nâng lên mức 51%. Từ đây sẽ nâng mức bội chi ngân sách nhà nước thêm lên 2 - 3% nữa so với kế hoạch trong thời gian 2 - 3 năm. Như vậy, sẽ có nguồn lực bằng tiền để thực hiện các kế hoạch phục hồi kinh tế và đầu tư bứt phá. Đương nhiên bội chi ngân sách, tăng nợ công không phải để chi cho tiêu dùng thường xuyên mà chỉ để tăng đầu tư, tạo ra những đột phá trong phát triển...

Nếu theo dõi Quốc hội làm ngân sách nhà nước qua nhiều khóa, nhiều kỳ họp cuối năm thì hầu như bao giờ Quốc hội cũng tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để hạ thấp mức nợ công, hạ thấp mức bội chi ngân sách, không ai muốn đất nước bội chi tăng cao, vậy mà bây giờ lại có thể coi đây là giải pháp cần tính đến! Có đại biểu không đồng tình, đã tranh luận lại: Nguồn gốc con số 44,7% là do đầu năm 2021 chúng ta đã điều chỉnh GDP của năm trước tăng lên hơn 1 triệu tỷ đồng, mẫu số tăng mà tử số (số dư nợ công giữ nguyên) thì tỷ lệ giảm xuống là đương nhiên. Mặt khác, nhiều năm trước dư nợ công đều tăng liên tục, nếu tiếp tục tăng lên đến 51% trong kế hoạch 5 năm tới thì vào năm 2025 nợ công sẽ lên tới 6,5 triệu tỷ đồng, gấp đôi so với nhiệm kỳ này. Do vậy phải hết sức cân nhắc... Quốc hội sẽ cân nhắc quyết định mức độ tăng như thế nào là hợp lý, nhưng thực tế trên thế giới có nhiều nước đã thực thi biện pháp này thành công. Có thể coi đề xuất tăng mức bội chi ngân sách, tăng mức nợ công cao hơn hẳn so với bình thường liên tục trong một số năm cũng là sự tìm tòi, khảo nghiệm quốc tế đáng quan tâm.

Một đề xuất khác của nhiều đại biểu cũng không kém phần “táo bạo”, đó là, trong khi lùi thời gian cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21.5.2018 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII, thì cho chuyển toàn bộ nguồn tiền mà Trung ương và địa phương đã cân đối được cho đầu tư phát triển. Theo Nghị quyết này thì “hàng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương” và “tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hàng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao”. Đó là một khoản tiền không nhỏ, cần được sử dụng trong khi đang thiếu nguồn đầu tư.Sở dĩ phải kiến nghị, phải “xin phép”, vì Nghị quyết đã chỉ rõ, “không sử dụng vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm quyền cho phép”. Còn nói, đây là kiến nghị “táo bạo” vì, nếu chuyển nguồn chi như vậy sẽ liên quan rất nhiều đến Luật Ngân sách nhà nước (Luật do Quốc hội quyết định và ban hành); liên quan đến cân đối ngân sách, quản lý ngân sách và đặc biệt liên quan đến những hành vi bị nghiêm cấm. Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên là hai mục chi có mục đích rất khác nhau... Tuy nhiên, kiến nghị vẫn có tính khả thi; về nguyên tắc, không thể đem tiền đầu tư phát triển để chi thường xuyên, chi tiêu dùng, nhưng vẫn có thể tiết kiệm tiêu dùng, chi thường xuyên để đầu tư phát triển...

Có một kiến nghị tuy không “táo bạo” nhưng rất đáng quan tâm, đó là tách bạch quản lý chuyên môn y học ra khỏi quản lý kinh tế, tài chính của bệnh viện. Các đại biểu (có cả đại biểu ngành y) kiến nghị, Bác sĩ - Giám đốc bệnh viện chỉ nên quản lý chuyên môn, nghiệp vụ khám, chữa bệnh; không nên làm quản lý cơ sở vật chất, kinh tế, tài chính, vì không có nghiệp vụ này. Đây là vấn đề liên quan đến tất cả các lĩnh vực chứ không riêng gì y tế. Đó là, lãnh đạo các đơn vị trong các ngành đang thực thi nhiệm vụ kép “hai trong một” vừa quản lý chuyên môn nghiệp vụ của ngành, vừa phải chịu trách nhiệm về vật chất, kinh tế, tài chính của ngành. Vừa qua, một số lãnh đạo (có cả lãnh đạo cấp cao) rơi vào vòng lao lý, ngoài các nguyên nhân bản lĩnh, đạo đức, phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn yếu kém... thì có nguyên nhân này. Đây có thể là một đề tài nghiên cứu về nhân sự lãnh đạo, về tổ chức bộ máy và người lãnh đạo, người đứng đầu trong bộ máy...

Quốc hội thảo luận rất sôi nổi, hào hứng, hăng hái, thẳng thắn, tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm. Ai cũng mong đóng góp ý kiến xác đáng cho công việc chung (ngay đầu giờ đã có đến 109 đại biểu đăng ký phát biểu). Có lẽ có khoảng cách thời gian một tuần giữa hai đợt họp nên đại biểu có thêm thời gian nghiền ngẫm tài liệu tương đối sâu, do đó tuyệt đại bộ phận các phát biểu đi đôi với tình hình là những dẫn liệu rất thỏa đáng và đều có những ý hay, những sáng kiến, đề xuất xác đáng. Những yếu tố này góp phần làm nên thành công của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19 vẫn có diễn biến phức tạp, khó lường.

Trong 2 ngày thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội và phòng, chống Covid-19 đã có 120 đại biểu của 57 đoàn đại biểu phát biểu và 5 Bộ trưởng tham gia, giải trình những vấn đề thuộc phạm vi quản lý, thực thi nhiệm vụ của ngành mình. Qua theo dõi, cử tri dễ dàng nhận ra 5 điều mới: Quốc hội nhiệm kỳ mới; nhiều gương mặt đại biểu mới; nội dung thảo luận mới; chất lượng thảo luận ở tầm cao mới và không khí thảo luận như “làn gió mới” dễ chịu.

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh

Link gốc: https://daibieunhandan.vn/nhung-kien-nghi-dac-sac-ljzwwe4mfb-66257?fbclid=IwAR0cxnNjvjsPYKGJexvVD01UG90rxd-9d7qxcxe_IBqVHyLph0QwaE-k6kI

bài liên quan
Sáp nhập nhiều huyện, xã tại tỉnh Nam Định, Tuyên Quang, Sóc Trăng

Sáp nhập nhiều huyện, xã tại tỉnh Nam Định, Tuyên Quang, Sóc Trăng

Sáng 23/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua các nghị quyết sắp xếp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2035 của 3 tỉnh Nam Định, Tuyên Quang, Sóc Trăng.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

Mối quan hệ thân thiết của GKM – APG được "phác hoạ" thông qua hàng loạt giao dịch, góp cổ phần của GKM Holdings.
Làm rõ giải pháp, lộ trình thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

Làm rõ giải pháp, lộ trình thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.
Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chính thức trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chính thức trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều 25/6, Quốc hội đã nghe Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Trong đó có việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Quá trình khai báo, cựu Chủ tịch FLC khẳng định: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Theo ông Quyết, việc mua lại doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp là để làm về lĩnh vực xây dựng.
Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Với việc đưa ra thông tin gian dối để huy động vốn của bị hại làm đáo hạn ngân hàng cho khách hàng đang có nhu cầu, để chiếm đoạt tổng số tiền trên 05 tỷ đồng, Nguyễn Đình Tuấn đã bị lực lượng chức năng bắt tạm giam.
Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Lợi dụng thời điểm đêm tối vắng người, Đỗ Văn Đoàn đã sử dụng ô tô đến nhiều tuyến phố để trộm cắp cống thoát nước.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.