Mặc dù được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận đầu tư từ năm 2004 tuy nhiên đến nay Dự án Khu đô thị mới Chi Đông vẫn chưa thể thực hiện xong giải phóng mặt bằng.
Theo đó, Tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội khoá XVI cử tri đã đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Vinaconex tại thị trấn Chi Đông có tổng diện tích khoảng 75 ha, tuy nhiên, hiện nay mới hoàn thành GPMB khoảng 25 ha, lại trong tình trạng “xôi đỗ” gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
Liên quan đến dự án Khu đô thị mới Chi Đông, UBND TP Hà Nội thông tin như sau:
Dự án Khu đô thị mới Chi Đông tại thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh do liên doanh CEO và Công ty cổ phần xây dựng số 9 làm chủ đầu tư. Dự án này đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận dự án đầu tư tại Quyết định số 1663/QĐ-UB ngày 28/5/2004; thu hồi và tạm giao cho chủ đầu tư để thực hiện công tác GPMB tại Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 04/8/2005.
Dự án có tổng diện tích đất thu hồi thực hiện là: 668.452,4m2 (66,8ha).
Tổng diện tích đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ (theo chính sách của UBND tỉnh Vĩnh Phúc) là: 70,02ha, trong đó: Diện tích đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB: 52,67ha; Diện tích chưa chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB: 17,35ha (trong mốc 169.860m2 ).
Tại thời điểm thu hồi đất thực hiện dự án, chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo chính sách của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp được giao đất dịch vụ theo chính sách của tỉnh. Từ năm 2004 đến năm 2009, Chủ đầu tư tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân theo phương án đã được tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt.
Đến thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội, do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thay đổi. Các hộ gia đình, cá nhân có ý kiến đề nghị được áp dụng đơn giá bồi thường, hỗ trợ theo giá của TP Hà Nội không chấp nhận theo đơn giá của tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt. Mặt khác, thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND TP Hà Nội, dự án đã phải tạm dừng để chờ khớp nối với quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội và quy hoạch phân khu.
UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 4554/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành; Sở Tài nguyên và Môi trường có Kết luận thanh tra số 1782/KLTT-STNMT-TTr ngày 24/6/2019, Kết luận kiểm tra số 6039/KLKT-STNMT-TTr ngày 04/8/2021 báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo liên doanh CEO và Công ty cổ phần xây dựng số 9 làm chủ đầu tư khẩn trương liên hệ với sở Quy hoạch – Kiến trúc để hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu đô thị Chi Đông. Liên hệ với sở Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.
Sau khi hoàn thành điều chỉnh quy hoạch, chủ trương đầu tư, sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Mê Linh hướng dẫn Nhà đầu tư thực hiện các thủ tục bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng; giao đất, cho thuê đất, xác định nghĩa vụ tài chính của Dự án theo quy định.
Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư, UBND huyện Mê Linh và các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu cho UBND TP Hà Nội trong công tác GPMB tại dự án.
Khu đô thị mới Chi Đông có tên thương mại là Dự án Khu đô thị Chi Đông Riverside do Liên danh Công ty cổ phần xây dựng số 9 – Vinaconex 9 và Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O làm chủ đầu tư, Tasco làm đơn vị phát triển dự án, Watg làm đơn vị tư vấn thiết kế, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoà Bình làm nhà thầu thi công.
Dự án Khu đô thị Chi Đông Riverside có tổng diện tích 40 ha; diện tích đất nhà ở 27.453 m2; đất ở cao tầng 4.958 m2; đất công trình công cộng và dịch vụ 6.585 m2; đất cây xanh, thể dục thể thao 8.707 m2; đất giao thông nội bộ 17.805 m2; đất bãi đỗ xe 1.242 m2; đất hạ tầng kỹ thuật 968 m2; mật độ xây dựng 58%.
Dự án Khu đô thị Chi Đông Riverside có quy mô gồm 1.306 lô có diện tích từ 150 m2 đến 450 m2; đất biệt thự gồm 324 lô, diện tích 230 m2 - 320 m2, xây dựng cao 3 tầng, mật độ xây dựng 25% - 50%; đường nội bộ 11,5 m và 13 m.
Một số hộ dân bị thu hồi đất phục vụ Dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (Dự án) cho rằng, quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân…chưa được cơ quan chức năng quận Hai Bà Trưng và TP.Hà Nội giải quyết thỏa đáng, thời gian kéo dài khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng sẽ là tuyến đường huyết mạch, tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, phù hợp với Quy hoạch giao thông quốc gia.
Nhà đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư khu công nghiệp Vinhomes, được triển khai ở khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 KKT Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với quy mô sử dụng đất là 964,84 ha.
Có 18 dự án được đề xuất điều chỉnh vốn; trong đó 14 dự án đề xuất điều chỉnh giảm vốn đầu tư với tổng hơn 227 tỷ đồng và từ nguồn vốn cắt giảm này sẽ điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 4 dự án.
Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã triển khai đầu tư 11 công trình, dự án bố trí ổn định dân cư, khắc phục hậu quả thiên tai và di dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.