Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Dưới đèn đọc sách

Góc nhìn Plus
03/01/2020 18:00
Phaly
aa
Như một thành ngữ, “Dưới đèn đọc sách” được coi là biểu tượng của sự trau dồi tri thức, khai sáng đạo lý, chuyên cần học tập giờ đã lui vào quá vãng của một thời đèn sách xưa kia.


Anh178.

Công nghệ hiện đại tạo ra nhiều cách tiếp thu kiến thức cũng giống như thức ăn nhanh vậy, rất phổ biến, nhiều người ưa dùng, phù hợp với nhịp sống khẩn trương. Cùng với sự phai nhạt của biểu tượng “Dưới đèn đọc sách” thì thuật ngữ “Sách gối đầu giường” cũng ít ai nhắc đến.

Không ít người cho rằng văn hóa đọc đã mai một. Đúng vậy, nếu chỉ nhìn vào hiện tượng bên ngoài. Song, việc đọc vẫn thịnh hành, chiếm một lượng thời gian không nhỏ của đời người, chỉ là bây giờ người ta ít cầm tờ báo hay quyển sách nữa mà thay vào đấy là máy tính, điện thoại thông minh, sách điện tử,...

Khác nữa là nội dung đọc. Thay vì cái cảnh mỗi sáng ở quán cà phê, trong công viên, trên xe buýt,... mọi người cầm tờ báo đọc thì bây giờ họ lướt Web, vẫn đọc và còn đọc nhiều hơn, kể cả về số lượng người đọc. Nhưng ít ai cầm sách theo nghĩa đích thực để đọc những tác phẩm văn chương từng làm nên văn minh và nhân văn nhân loại nữa. Điều này là có thực.

Hãy xem trẻ em ngày nay đọc gì. Một thời những truyện tranh nước ngoài xâm nhập vào ta, “làm mưa, làm gió” thị trường sách trẻ em mà trong đó chứa không ít điều nhảm nhí, vô bổ. Cái thế hệ đọc những chuyện đó giờ đã trưởng thành và hãy xem cái cách mà họ hành xử với đạo lý truyền thống cũng như tiếp thụ văn minh như thế nào? Cũng có phần thất vọng!

Những cuốn sách làm nên sự giàu có tâm hồn và lòng nhân bản mà tuổi thơ cần đọc thì giờ trẻ em không đọc nữa. Ai còn nhớ “Không gia đình”, “Chuyện cổ Grim”,... hay “Đội du kích thiếu niên Đình Bảng”, “Cô bé 20”,... mà từng làm tuổi thơ của chúng ta say mê và rung động.

Đã từ lâu, không phải chỉ bây giờ, có nhiều giáo viên dạy văn phổ thông mà không hề biết đến những tác phẩm nổi tiếng, để đời như “Những người khốn khổ”, “Trăm năm cô đơn” hay “Chiến tranh và hòa bình”, “Con đường đau khổ”,... Ngay cả các tác phẩm được trích giảng trong nhà trường họ cũng không đọc hết tác phẩm đó.

“Biết mười, dạy một” đã là điều không tưởng. Những người thầy đó làm sao định hướng và truyền cảm hứng say mê văn học cho lớp trẻ được. Mà, văn học là sự chuyển tải đạo lý, di dưỡng tinh thần, bồi đắp những giá trị nhân văn, kể cả tri thức và kỹ năng sống. Hệ quả của chuyện này ra sao, chúng ta đã rõ!

Trong một thời gian rất dài của lịch sử nước ta, tiến thân phần nhiều là do con đường khoa bảng, khi ấy, sách là chữ thánh hiền, người đọc sách là nhân vật được xã hội và gia đình trọng vọng, coi là tầng lớp trí thức, khác hẳn với tầng lớp “chân lấm tay bùn”.

Quan niệm đương thời và trở thành giáo huấn “Thi trung hữu ngọc”, trong sách có ngọc và có cả nhà vàng, người ngọc là có thật, người đọc sách, tiếp thu tri thức và giúp đời, làm nên sự nghiệp qua con đường “dưới đèn đọc sách”.

Không ít tấm gương được đưa vào sách khai tâm của trẻ em như người đi thả trâu vẫn treo một túi sách ở sừng trâu, bắt đom đóm làm đèn đọc sách, hoặc buộc tóc treo lên xà nhà để đọc sách, chống ngủ gật,... những con người đó đều trở thành những người phi phàm, hiểu biết rộng, trụ cột của quốc gia. Bây giờ, quan chức có thể tiến thân bằng bằng giả thì cần gì đọc sách nữa! Gương sáng người xưa theo văn hóa đọc đã mai một đi rồi!

Đọc sách, thực chất là một sự giải trí thanh cao, đặc biệt với sách văn chương, đòi hỏi người đọc phải có vốn tri thức và sự am hiểu nhất định để tiếp thu và rồi chính sách sẽ làm dày hơn vốn tri thức cũng như sự am hiểu đối nhân, xử thế.

Hơn nữa, đọc sách tốn nhiều thời gian mà hiện tại những phương tiện nghe nhìn phục vụ cho giải trí đã chiếm hết thời gian rồi, còn đâu để “dưới đèn đọc sách” nữa. Đó là một trong những nguyên nhân làm người ta ít đọc. Thật đáng buồn khi chứng kiến những tủ sách từng là “kho báu”, là niềm tự hào của gia chủ, là biểu tượng của một gia đình trí thức giờ chỉ là hàng đồng nát, giấy vụn mà thôi. Không một cuốn sách ra đời gây chấn động làng văn nữa mà tiểu thuyết 3 xu xuất hiện trở lại như những món ăn nhanh.

Cũng như thực phẩm ăn nhanh giờ thì người ta phát hiện ra những tác hại của nó đối với dạ dày và cơ thể, cần hạn chế bớt đi và cần ăn chậm lại, hay nói cách khác, sống chậm để mà tiếp thu những giá trị sống thực của con người.

Đọc sách cũng là một cách sống chậm và nhiều người đã nhận ra điều đó. Sách – thứ thực phẩm tinh thần khó cái gì có thể thay thế! Chẳng thế mà ở Mỹ, một nước công nghiệp hiện đại, nhịp sống khẩn trương, cựu Tổng thống Obama mới đây chỉ ra 19 cuốn sách trong năm 2019 nên đọc, trong đó, phần không nhỏ là các tiểu thuyết văn chương.

bài liên quan
Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines nợ hơn 751 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines nợ hơn 751 tỷ đồng tiền thuế

Nợ quá hạn hơn 751 tỷ đồng tiền thuế Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines bị ngừng sử dụng hóa đơn từ ngày 02/7.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

Mối quan hệ thân thiết của GKM – APG được "phác hoạ" thông qua hàng loạt giao dịch, góp cổ phần của GKM Holdings.
Trẻ em dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ căn cước không?

Trẻ em dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ căn cước không?

Từ ngày 1/7 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành. Theo đó, công an cả nước sẽ tiến hành cấp thẻ căn cước cho công dân Việt Nam, trong đó có cả trẻ em dưới 14 tuổi.
Phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng pháp luật" lần III

Phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng pháp luật" lần III

Sáng 1/7, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) chính thức phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” lần III, năm 2025.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.
Bài học từ buýt nhanh BRT

Bài học từ buýt nhanh BRT

Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.