Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Hàng thiết yếu và "khoảng trống" văn bản

Góc nhìn Plus
31/07/2021 07:21
Ngô Đức Hành
aa
Hôm chủ nhật, ngày 25/7/2021, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội XV đã họp cả ngày để thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021...Nhiều đại biểu lo ngại tình trạng mỗi tỉnh một kiểu, đứt gãy chuỗi cung ứng.


Nóng với "mặt hàng thiết yếu"

Giáo sư Đặng Hùng Võ là một chuyên gia đang chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp quan trọng vào ngày mai thì máy tính của ông giở chứng. Ông biết Hà Nội đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, khuyến cáo ai ở nhà nấy, nhưng vì tình thế của ông cũng quá cấp bách, ông đánh liều đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, khai báo y tế, lén ra phố Lê Thanh Nghị gần nhà xem có hàng máy tính nào mở không.

Cả khu phố, mọi cửa hàng đều lặng ngắt như tờ. Giáo sư Đặng Hùng Võ gọi điện cầu cứu mấy cửa hàng quen để cầu viện khẩn, đều nhận được câu trả lời rằng, thiết bị tin học không thuộc nhóm hàng thiết yếu nên không thể giúp.

Đây không phải là câu chuyện đầu tiên và duy nhất về “hàng thiết yếu” cần phải trả lời. Việc một Phó Chủ tịch UBND một phường ở Nha Trang cho rằng bánh mì không phải là “hàng thiết yếu”, sau đó trở thành một sự kiện nóng trên mạng xã hội, đến mức Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang sau đó đã phải có Thư xin lỗi có lẽ là sự việc đầu tiên được dư luận quan tâm.

Trước vụ việc 1 nam thanh niên bị tổ kiểm tra liên ngành phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa thu giữ giấy tờ, phương tiện vì đi mua bánh mì, nước uống nên rất nhiều độc giả thắc mắc không biết hàng hóa thiết yếu là gì? Băng vệ sinh phụ nữ, bỉm trẻ em...có phải là hàng thiết yếu?

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra căng thẳng nên nhiều địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, trong đó có TP.HCM, Hà Nội và 18 tỉnh, thành phố phía Nam.

Picture1

Lúng túng về “hàng thiết yếu”: Ảnh minh hoạ.

Theo đó, các địa phương tuân thủ theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng về thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng.

Các địa phương áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, thậm chí yếu cầu ở mức cao hơn, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết, bao gồm: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…; Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và các cơ sở khác.

Thực hiện nhiệm vụ chống dịch COVID-19, nhiều địa phương đã rất sáng tạo, linh hoạt; tuy nhiên một số địa phương có biểu hiện lúng túng.

Cần có giải pháp để tháo gỡ

Điều 4 Luật giá 2012 có quy định: Điều 4 Luật Giá năm 2012 có giải thích cụm từ “hàng hoá, dịch vụ thiết yếu” là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh. Quy định này được sử dụng để cơ quan Nhà nước điều tiết, bình ổn giá.

Có thể thấy việc quy định hàng hóa thiết yếu hiện rất chung chung và theo quy định trên thì danh mục các mặt hàng thiết yếu cực kỳ đa dạng.

Hàng hóa thiết yếu có thể hiểu là hàng hóa quan trọng và cần thiết, đặc biệt là không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của con người. Theo đó, băng vệ sinh phụ nữ, bỉm, sữa cho trẻ em... phải là hàng hóa thiết yếu.

Đáng tiếc, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết về Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 03/4/2020 Về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19 có nêu ra một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu.

Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương dựa theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất… Theo đó, có thể thấy hàng hóa thiết yếu theo Chỉ thị 16/CT-TTg thường bao gồm một số hàng hóa sau:

- Nhóm thực phẩm tươi sống, gồm thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng)…

- Nhóm hàng công nghệ phẩm: bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật. Sữa các loại, mì gói. Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng…

Picture2

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng mỗi nơi áp dụng một kiểu: Ảnh minh họa

- Nhóm lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột)…

- Các nhu yếu phẩm cần thiết khác, như thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, khẩu trang, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh, sản phẩm dùng rửa tay, tắm giặt, gội… Nguyên, nhiên vật liệu như xăng, dầu, gas, khí đốt…

Ngoài ra, danh mục này có thể linh hoạt tuỳ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương.

Mới đây, tại buổi làm việc trực tuyến giữa Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) với 11 hiệp hội các ngành hàng công nghiệp, đại diện các hiệp hội ngành hàng cho biết, ngoài khó khăn do bị hạn chế đi lại, hạn chế lưu thông của các địa phương khiến đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), DN còn gặp khó khăn cụ thể do sự thiếu nhất quán của các địa phương mang lại.

Đơn cử như đồ uống không được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng.

Trong khi đó, đồ uống thường có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 2-3 tháng, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, hàng hoá không được lưu thông sẽ hết hạn sử dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tương tự, mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh này nhưng không thuộc nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh khác nên các doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý.

Theo đại diện của Cục Công nghiệp, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương.

Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách, thực hiện Chỉ thị 16.

Hiện chỉ có Công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 16, nêu một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất...

Từ thực tiễn nêu trên, các hiệp hội ngành hàng đã kiến nghị các địa phương nên trao đổi với các hiệp hội, doanh trên địa bàn và thống nhất các quy định giữa các địa phương nhằm tránh tình trạng ách tắc lưu thông hàng hoá, gián đoạn chuỗi sản xuất./.

Theo thông tin mới nhất, chiều tối 27/7/2021, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã gửi công văn tới Sở Công Thương các tỉnh, thành trên cả nước thông tin cụ thể về danh mục hàng hóa thiết yếu.

Cụ thể, trong Công văn số 4481/BCT-TTTN gửi đến Sở Công Thương các tỉnh, thành trên cả nước, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 đối với một số nhóm mặt hàng thiết yếu như sau:

Nhóm thực phẩm (bao gồm các mặt hàng theo danh mục phụ lục II, phục lục III và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 phụ lục IV ban hành kèm nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm, cụ thể tại phụ lục đính kèm.

Nhóm hàng hóa nguyên liệu phục vụ (bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...)

Nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than...).

Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.

Văn bản số 4481/BCT-TTTN là nhằm gỡ khó khăn, vướng mắc một cách tình thế cho việc lưu chuyển hàng hóa, vì bất cứ lúc nào lại có thể phát sinh thêm các mặt hàng cần tháo gỡ tương tự như mặt hàng sữa, nguyên liệu sản xuất...

Ngoài ra, nhằm giải quyết nhất quán vấn đề này, chiều ngày 27/7/2021, Bộ Công Thương đã có Công văn số 4482 gửi Thủ tướng đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa "cấm lưu thông" thay vì liệt kê danh mục "hàng hóa thiết yếu" được phép lưu thông nhằm hạn chế cách hiểu mỗi nơi mỗi kiểu, đang gây nhiều khó khăn.

bài liên quan
Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Nha khoa Alisa trở thành địa chỉ trồng răng uy tín Hà Nội được nhiều bậc Giáo sư, Tiến sĩ và hàng ngàn khách hàng lựa chọn.
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bắc Kạn: “Lạ kỳ” chuyện thuê đất làm Dự án trang trại chăn nuôi Trần Phú với giá 119 đồng/m2

Bắc Kạn: “Lạ kỳ” chuyện thuê đất làm Dự án trang trại chăn nuôi Trần Phú với giá 119 đồng/m2

Công ty cổ phần đầu tư TNN Na Rì đang thuê đất với tỉnh Bắc Kạn để thực hiện Dự án Trang trại chăn nuôi Trần Phú có giá 119 đồng/m2/năm.
“Đề nghị cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang làm trang trại”

“Đề nghị cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang làm trang trại”

Đây là ý kiến của của một số Sở, ngành trên cả nước khi được góp ý vào Dự thảo Nghị định quy định về đất trồng lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến rộng rãi.
Không đăng ký kết hôn, giải quyết quyền nuôi con thế nào?

Không đăng ký kết hôn, giải quyết quyền nuôi con thế nào?

Khi hai người có con chung nhưng chưa đăng ký kết hôn thì quyền lợi và nghĩa vụ đối với người con được giải quyết như thế nào?
Tin bài khác
Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.
Bài học từ buýt nhanh BRT

Bài học từ buýt nhanh BRT

Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
khoi to 15 bi can lien quan hang loat website moi gioi mai dam

Khởi tố 15 bị can liên quan hàng loạt Website môi giới mại dâm

(PLM) - Ngày 9.5, công an quận Cầu Giấy cho biết, qua công tác trinh sát, nắm tình hình, đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Cầu Giấy đã phát hiện một đường dây môi giới mại dâm quy mô lớn, thường xuyên đăng tải các hình ảnh “chào hàng” của gái bán dâm công khai trên hàng loạt các website.
xu huong moi trong phau thuat vong mac dich kinh va tai tao chuc nang mat

Xu hướng mới trong phẫu thuật võng mạc dịch kính và tái tạo chức năng mắt

(PLM) - Chiều 8/5/2024, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga tổ chức Hội thảo khoa học: “Các xu hướng mới của thế giới và L.B Nga trong lĩnh vực phẫu thuật võng mạc dịch kính và phẫu thuật tái tạo chức năng mắt”. Tới dự hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ từ các bệnh viện chuyên khoa mắt hàng đầu tại Việt Nam và Quốc tế.
sac tim bang lang phu khap pho phuong thu do

Sắc tím Bằng lăng phủ khắp phố phường Thủ đô

(PLM) - Tháng 5 về, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ của loài hoa bằng lăng. Màu hoa tím dưới cái nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ.
viet nam italia tang cuong hop tac trong linh vuc nuoi con nuoi

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

(PLM) - Chiều ngày 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nước Cộng hòa I-ta-li-a tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế I-ta-li-a (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa I-ta-li-a làm trưởng đoàn.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.