Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nước ta đã tương đối đầy đủ

Pháp luật hình sự
17/09/2020 19:15
Hoàng Nam
aa
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nước ta đã tương đối đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực kinh tế-xã hội; phần lớn văn bản QPPL có chất lượng tốt, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.


Bộ trưởng Bộ tư pháp trình bày báo cáo của Chính phủ tại phiên họp.

Bộ trưởng Bộ tư pháp trình bày báo cáo của Chính phủ tại phiên họp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định khi trình bày Báo cáo Kết quả rà soát văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTV QH) sáng 17/9,

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tương đối đầy đủ

Tiếp tục chương trình kỳ họp, ngày 17/9, UBTV QH tiến hành phiên họp xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước về kết quả rà soát văn bản QPPL; báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH về việc ban hành văn bản QPPL trong nhiệm kỳ QH khóa XIV; cho ý kiến về báo cáo về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, về kết quả rà soát liên quan đến kiến nghị của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiến nghị 25 nội dung được cho là có chồng chéo, mâu thuẫn, chưa rõ ràng trong pháp luật về đầu tư kinh doanh.

Qua rà soát cho thấy, 16/25 nội dung được nêu là có cơ sở hoặc đúng một phần, 9/25 nội dung chưa chính xác.

Nhiều nội dung trong các kiến nghị này đã được Bộ Tư pháp chủ động rà soát, phát hiện trước đó, thể hiện trong các báo cáo rà soát gửi Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan thực hiện các giải pháp để hoàn thiện pháp luật.

Đến nay, 12/16 nội dung đã được xử lý tại Luật Đầu tư năm 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; 4 nội dung khác đang được các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất xử lý trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và một số Nghị định của Chính phủ (chi tiết xem Phụ lục XI).

Về nội dung quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, tổng số văn bản đã được các bộ, cơ quan ngang bộ, Nhóm rà soát của Tổ công tác rà soát là 8.779 văn bản; bao gồm 249 bộ luật, luật; 43 nghị quyết của QH; 44 pháp lệnh, nghị quyết của UBTV QH; 1.163 nghị định của Chính phủ; 866 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6414 văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ).

Nội dung các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn tập trung vào 10 lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.

Đánh giá chung, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, về mặt tích cực, kết quả rà soát cho thấy, công tác xây dựng văn bản QPPL thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực.

Hệ thống văn bản QPPL nước ta đã tương đối đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực kinh tế-xã hội; phần lớn văn bản QPPL có chất lượng tốt, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Thể chế phát triển các yếu tố thị trường và các loại thị trường đã từng bước được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật ngày càng được nâng lên.

Quy trình xây dựng văn bản QPPL ngày càng được cải tiến, hoàn thiện, từng bước bảo đảm chính sách, pháp luật phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn; các quy định trong bộ luật, luật ngày càng cụ thể và thi hành được ngay sau khi có hiệu lực.

Công tác soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản QPPL, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL ngày càng thực chất, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của văn bản QPPL; công tác pháp điển, hợp nhất bước đầu phát huy hiệu quả, giúp bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, về hệ thống văn bản QPPL, hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạp với số lượng lớn văn bản dưới luật, nhất là văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn; tính khả thi, tính dự báo chưa cao, ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống pháp luật.

Một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu “chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu” theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL, dẫn đến việc hiểu, áp dụng không thống nhất.

Một số cơ quan soạn thảo văn bản chưa quan tâm đúng mức đến việc rà soát đầy đủ, kỹ lưỡng quy định trong các văn bản QPPL liên quan khi sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định mới, dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định.

Về thi hành pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ ra rằng, việc gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời nhu cầu thực tiễn; việc triển khai thực hiện một số chế định pháp luật còn thiếu đồng bộ, nhất là xử lý vi phạm chưa kịp thời và đủ nghiêm khắc.

Cơ chế đảm bảo cho người dân giám sát thi hành pháp luật còn chưa thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Một số trường hợp ban hành văn bản QPPL chưa chú trọng đúng mức đến đánh giá tác động và các điều kiện bảo đảm thi hành, dẫn đến khó đi vào cuộc sống…

Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng Long cho biết, nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế trên là do nguồn lực nhìn chung chưa tương xứng với tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp của hoạt động xây dựng pháp luật.

Các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật còn chưađầy đủ, nhất là về tổ chức, bộ máy, biên chế và kinh phí; cơ chế phối hợp trong tổ chức thi hành pháp luật còn chưa đồng bộ, hiệu quả.

“Hoạt động đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật chưa thực sự sát với yêu cầu thực tiễn; cơ chế đãi ngộ chưa thu hút được nguồn cán bộ có chuyên môn cao…”, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết.

Các nguyên nhân chủ quan được chỉ ra bao gồm nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan còn chưa thật sự đầy đủ về nội dung, yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật; vẫn còn trường hợp chưa tuân thủ đầy đủ quy trình xây dựng văn bản; lấy ý kiến về dự thảo văn bản, nhất là ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản còn hình thức, chưa hiệu quả.

Việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp chưa triệt để; một số dự thảo văn bản được xây dựng thiếu gắn kết với kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn, cũng như chưa bảo đảm tính dự báo. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm xây dựng pháp luật còn hạn chế…

Cần nhận thức rõ văn bản QPPL là bộ phận cốt lõi của thể chế

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nói trên, Bộ trưởng Bộ tư pháp đề cập đến một số giải pháp như khẩn trương thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản QPPL theo các phương án để xử lý kịp thời các quy định pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn.

Tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo Luật Ban hành văn bản QPPL, bảo đảm chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp.

Có giải pháp cụ thể để hạn chế tối đa việc ban hành văn bản có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp thực tiễn.

Chú trọng việc rà soát kỹ lưỡng các quy định pháp luật hiện hành liên quan trước khi ban hành quy định mới; tăng cường huy động trí tuệ xã hội trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật…

Cùng với đó, các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần quan tâm, nhận thức đầy đủ về nội dung, yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật; cần nhận thức rõ văn bản QPPL là bộ phận cốt lõi của thể chế, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, gắn kết chặt chẽ các công tác này với xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.

Tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật, có giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí, đảm bảo tài chính để đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình xây dựng chính sách, pháp luật, nhất là về khảo sát thực tiễn và đánh giá tác động của chính sách, đặc biệt là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, cả về số lượng, trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ…

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác xây dựng, thi hành pháp luật trong thời gian tới, Chính phủ đưa ra một số đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, thi hành pháp luật, nhất là định hướng đối với những chính sách lớn trong các dự án luật quan trọng và bảo đảm gắn kết hiệu quả giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật.

QH tiếp tục quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, nhất là các bộ luật, luật; UBTV QH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát đối với công tác xây dựng, thi hành pháp luật, nhất là các lĩnh vực pháp luật có nhiều vướng mắc; tiếp tục quan tâm, thực hiện có hiệu quả hoạt động giải thích luật, pháp lệnh…

bài liên quan
Bổ sung thành viên BCĐ rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Bổ sung thành viên BCĐ rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Mới nhất
Đọc nhiều
Kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Thanh Vân

Kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Thanh Vân

Chiều 16/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát thông cáo cho biết tại kỳ họp 43 (ngày 15-16/7), Ủy ban đã xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.
Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang

Tại kỳ họp thứ 43, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng UBND và HĐND tỉnh An Giang.
Hà Nội: Hơn 3.200 tài xế ô tô và xe máy ở bị phạt nguội trong 6 tháng đầu năm

Hà Nội: Hơn 3.200 tài xế ô tô và xe máy ở bị phạt nguội trong 6 tháng đầu năm

CSGT Hà Nội phát hiện và gửi thông báo cho 3.290 trường hợp tài xế ô tô và xe máy vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát, đồng thời xử lý 1.822 tài xế vi phạm.
Tin bài khác
Hà Tĩnh: Triệt xóa đường dây cá độ bóng đá hơn 10 tỷ đồng/tháng

Hà Tĩnh: Triệt xóa đường dây cá độ bóng đá hơn 10 tỷ đồng/tháng

Nhằm tránh sự phát hiện của lực lương chức năng các đối tượng sử dụng các tài khoản ngân hàng không chính chủ để thanh toán tiền thắng thua; các đối tượng liên lạc trao đổi với nhau bằng các tài khoản mạng xã hội.
Hà Nội: Cựu chủ tịch xã ở Hoài Đức bị khởi tố vì giao đất công ích không qua đấu giá

Hà Nội: Cựu chủ tịch xã ở Hoài Đức bị khởi tố vì giao đất công ích không qua đấu giá

Cựu Chủ tịch UBND xã An Thượng (Hoài Đức, Hà Nội) vừa bị cơ quan điều tra khởi tố vì ký hợp đồng giao đất công ích không qua đấu giá cho nhiều hộ dân.
Kẻ giết người tại quán bar D.O.M Lounge lĩnh án tử hình

Kẻ giết người tại quán bar D.O.M Lounge lĩnh án tử hình

Xét thấy hành vi của bị cáo Kiên tước đoạt mạng sống của người khác một cách côn đồ, không còn khả năng cải tạo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Kiên mức án tử hình về tội “Giết người”.
Khởi tố, bắt giam Giám đốc và Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty CP Tằm Sắn Bảo Lộc

Khởi tố, bắt giam Giám đốc và Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty CP Tằm Sắn Bảo Lộc

Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc và Trưởng phòng kỹ thuật của Công ty CP Tằm Sắn Bảo Lộc.
Hé lộ danh sách các bị can vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Hé lộ danh sách các bị can vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

Vừa qua, Viện KSND Tối cao đã ra tống đạt cáo trạng truy tố đối với bị can Trương Mỹ Lan và 33 bị can liên quan đến tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, được quy định tại Điều 174, Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nghệ An: Triệt phá ổ nhóm đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá và cho vay lãi nặng

Nghệ An: Triệt phá ổ nhóm đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá và cho vay lãi nặng

Mở rộng điều tra, ngày 8​​​​/7, Công an huyện Nam Đàn tiếp tục bắt giữ Nguyễn Đình Hải (sinh năm 1990) và Nguyễn Hữu Trung (sinh năm 1991), đều trú tại xã Nam Anh về hành vi đánh bạc dưới hình thức đánh trực tuyến qua ứng dụng Sunwin.
Quảng Ninh: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá lên tới hơn 100 tỉ đồng

Quảng Ninh: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá lên tới hơn 100 tỉ đồng

Một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet với số tiền giao dịch lên tới trên 100 tỉ đồng vừa bị Công an thành phố Hạ Long triệt phá.
Tài xế vượt đèn đỏ, tông cảnh sát lên nắp capo rồi bỏ chạy đã ra trình diện

Tài xế vượt đèn đỏ, tông cảnh sát lên nắp capo rồi bỏ chạy đã ra trình diện

Tài xế vượt đèn đỏ ở Hải Phòng, tông cảnh sát lên nắp capo rồi bỏ chạy đã ra trình diện. Hành vi của người điều khiển xe ô tô này có dấu hiệu về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khởi tố vụ án tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Khởi tố vụ án tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Công an huyện Gia Lộc đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng làm 2 người chết 12 người bị thương.
Bắt thanh tra Sở NN&PTNT Kiên Giang về hành vi nhận hối lộ

Bắt thanh tra Sở NN&PTNT Kiên Giang về hành vi nhận hối lộ

Ông Trần Thanh Liêm – Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang bị bắt để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
bao phap luat viet nam ky niem 39 nam doan ket hien dai nhan van

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

(PLM) - Tối ngày 12/7, Báo PLVN đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày Báo PLVN xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
bao phap luat viet nam tang cuong doan ket thong nhat trong trien khai nhiem vu cong tac

Báo Pháp luật Việt Nam: Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ công tác

(PLM) - Sáng 12/7, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Đảng – Đoàn thể, kết quả thực hiện kế hoạch công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp; đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư Pháp, các đồng chí lãnh đạo Ban biên tập cùng toàn thể viên chức, người lao động Báo Pháp luật Việt Nam.
bat 20 tan my pham kem danh rang tre em het han dang dap date moi

Bắt 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng trẻ em hết hạn đang dập date mới

(PLM) - Trên 50.000 sản phẩm là mỹ phẩm, kem đánh răng đã hết hạn sử dụng đang được tẩy date và in dập date mới đã bị Cục QLTT Thành phố Hà Nội bắt quả tang.
thanh pho ho chi minh de xuat giam hoc phi cho moi cap hoc

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất giảm học phí cho mọi cấp học

(PLM) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về ban hành Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.
can co co che de khong bo sot nhung nguoi that su co duc co tai

Cần có cơ chế để không bỏ "sót" những người thật sự có đức, có tài

(PLM) - Sáng 9/7, Đảng ủy, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.