Chủ nhật 28/04/2024 14:13

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 35 °C
TP Hồ Chí Minh 38 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 41 °C
  • Hà Nội Hà Nội 35°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 38°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 41°C

Kiến thức lịch sử sẽ là tiêu chí lựa chọn cán bộ lãnh đạo?

Xét xử
19/07/2019 14:35
Hoàng Nam
aa
GS.TS Vũ Minh Giang cho rằng đã đến lúc phải tính lại để kiến thức Lịch sử cần cho tất cả mọi người, nhất là với cán bộ lãnh đạo; trở thành một tiêu chí lựa chọn cán bộ lãnh đạo.


bt_vqwp_thumb

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại tọa đàm.

Trước việc điểm trung bình môn Lịch sử tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 chỉ đạt 4,3 – là điểm số có tốt hơn năm ngoái nhưng vẫn tiếp tục là một trong hai môn có điểm trung bình thấp nhất, chiều 18/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ chủ trì một cuộc tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng môn Lịch sử trong trường phổ thông tại Hà Nội.

Phải để học sử trở thành nhu cầu tự thân của học sinh

Cô Lê Thu Huyền – giáo viên Trường THPT Sơn Tây cho biết, khi đọc đề thi Lịch sử năm nay, cô và các đồng nghiệp đều thống nhất nhận định đề thi chất lượng tốt, không có vấn đề gây tranh cãi, rất tường minh. Tuy nhiên, cuối cùng phổ điểm trung bình của môn Lịch sử vẫn thấp nhất trong các môn thi.

Giải thích việc dù giáo viên đã nỗ lực, có tâm huyết nhưng kết quả dạy và học môn Lịch sử vẫn chưa cao, cô Huyền cho rằng có sự chênh lệch, không đồng đều giữa chất lượng giáo viên các vùng miền. Bên cạnh đó, sự quan tâm dành cho môn Lịch sử trong mỗi nhà trường cũng chưa thỏa đáng đúng như sứ mệnh, trách nhiệm của môn học.

“Ví dụ, các trường có thể bỏ kinh phí đầu tư phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm hay phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho một số môn học rất dễ dàng, nhưng khi nói đến đầu tư cho môn Lịch sử là có sự cân nhắc”, cô Huyền nói.

Ở một khía cạnh khác, theo cô Hoàng Thị Lan Hương - Tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Chu Văn An, ở trường THPT Chu Văn An, môn Lịch sử vẫn được coi trọng nhưng học sinh không hứng thú với môn học này mà lựa chọn hướng khác.

“Nhiều phụ huynh cách kỳ thi tốt nghiệp THPT 2-3 tháng đến gặp chúng tôi để nhờ phụ đạo cho con môn Lịch sử để mong cháu đủ điểm qua tốt nghiệp. Thời gian trước đó các em dành cho các môn xét tuyển đại học, chủ yếu là khối thi 3 môn Toán - Ngữ Văn - Ngoại ngữ”, cô Hương chia sẻ.

Còn cô Phạm Thị Thanh Huyền – giáo viên Trường THPT Việt Đức chỉ ra rằng, dù giáo viên dạy tốt, học sinh có hứng thú nhưng môn Lịch sử cũng hầu như không liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nên các em chỉ học đủ điểm để qua môn.

Đồng cảm với những khó khăn của giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, song Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu không thể để tâm lý “môn phụ” - “môn chính” tiếp tục tồn tại trong các nhà trường phổ thông.

Bộ trưởng khẳng định, Lịch sử là môn học có vị trí quan trọng ở bậc phổ thông, tỷ lệ học sinh lựa chọn Lịch sử để dự thi THPT quốc gia ngày càng tăng trong những năm qua đã cho thấy sự quan tâm của học sinh với môn học này. “Vấn đề là làm sao để đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, phương thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp, thiết thực và hiệu quả. Đội ngũ giáo viên các cấp cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu. Khi thầy cô chuyển động môn Sử sẽ chuyển động. Phải làm sao để học sử trở thành nhu cầu tự thân của mỗi học sinh”, Bộ trưởng nói.

Đưa lịch sử trở thành tiêu chí lựa chọn cán bộ?

Là nhà nghiên cứu Lịch sử nổi tiếng, GS.TS Vũ Minh Giang nhận định, bản thân môn Sử rất có sức hấp dẫn nhưng trong một thời gian dài nền giáo dục của chúng ta tiếp cận nội dung nên dạy cụ thể, diễn biến, ngày tháng… nên học sinh rất sợ, khó nhớ.

Các đại biểu tại tọa đàm.

Các đại biểu tại tọa đàm.

“Chúng ta dạy Sử theo lối không đối xử với nó như một môn khoa học nên cứng nhắc, giáo điều, mất tính khách quan, học thuộc lòng quá nhiều. Cách dạy của chúng ta tương đối nghèo nàn, khô cứng, trong khi môn học này rất cần bổ trợ bằng nhiều hình thức sinh động”, GS Giang nhìn nhận.

Cho rằng, đổi mới là cần thiết nhưng GS. Vũ Minh Giang cũng thừa nhận, đổi mới dạy và học không thể nhanh được, nhất là đối với môn Sử. Theo GS. Giang, chúng ta phải kiên quyết bỏ lối tư duy “không sự kiện làm sao thành Sử”. “Chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây phải làm được điều này, phải làm cho học sinh thích Sử”, ông nói.

Theo GS. Vũ Minh Giang, cách học và cách thi môn Lịch sử hiện nay có độ chênh đáng kể. Ông lí giải, kết quả cao hay thấp từ một kỳ thi chưa chắc đã do trình độ học sinh mà còn do đề thi. Việc ra đề thi Lịch sử mấy năm qua đã tiếp thu rất nhanh, chạy rất nhanh đổi mới nhưng người học có độ trễ vì vẫn học theo cách cũ nên chưa thích ứng ngay được với đề thi này. Vì vậy, cần phải có lộ trình từng bước một.

Để nâng cao vị trí của môn Lịch sử, GS Vũ Minh Giang cho rằng, đã đến lúc phải tính lại để làm sao kiến thức Lịch sử cần cho tất cả mọi người, nhất là với cán bộ lãnh đạo, trở thành một tiêu chí lựa chọn cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra, phải đổi mới sách giáo khoa theo hướng “chữ nghĩa ít thôi”, không trói buộc học sinh phải nhớ mà là để học sinh tự tìm tòi, nhằm tạo tính hấp dẫn cho môn Sử.

GS.TS Phạm Hồng Tung - Tổng chủ biên môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới- thì gợi mở nên có sự thay đổi các môn trong tổ hợp tuyển sinh, môn Lịch sử cần được đưa vào trong nhiều tổ hợp xét tuyển hơn so với hiện nay. Ví dụ những ngành như du lịch, khách sạn, lữ hành… cần được xét tuyển bằng môn Lịch sử. Theo GS. Tung, khi Lịch sử là một quan trọng trong lựa chọn nghề nghiệp, ví trí của môn học sẽ nâng cao hơn.

Đưa ra ví dụ ở Canada khi muốn nhập quốc tịch cần phải biết lịch sử của nước họ, PGS.TS Vũ Quang Hiển - Giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - đặt câu hỏi về biện pháp để đổi mới vị thế đặc thù của môn Lịch sử bên cạnh việc đổi mới chương trình, phương thức đánh giá.

Ông Xuân Trường - chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT – cho rằng, cần có một cuộc “cách mạng” trong nhận thức từ cán bộ quản lý, sở, phòng, hiệu trưởng, tổ bộ môn để chỉ đạo sát sao hơn với môn Lịch sử trong nhà trường, tạo động lực cho giáo viên. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng, tăng tính hấp dẫn cho bài giảng; đổi mới mới phương pháp dạy học với định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Có chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy quản lý

Ghi nhận các ý kiến tại Tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây sẽ là những gợi mở cần thiết để Bộ GD&ĐT có những điều chỉnh, chỉ đạo trong thời gian tới về cả cách dạy, cách học, cách thi của môn Lịch sử.

“Trong khi chưa áp dụng chương trình mới thì ngay trong dịp hè này cần rà soát lại chương trình môn Lịch sử ở bậc phổ thông, những gì bất cập phải bỏ, tiếp cận với chương trình mới, đẩy mạnh đổi mới phương pháp để hạn chế “độ trễ, độ vênh” giữa học và thi, hạn chế thầy cô giảng theo cách cũ trong khi thi đang đổi mới”, Bộ trưởng chỉ đạo các vụ, cục chuyên môn của Bộ.

Theo Bộ trưởng, đổi mới môn Lịch sử không thể nóng vội, mà từng bước một tạo ra sự nhìn nhận mới về môn Lịch sử. Đổi mới trước hết phải từ đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho giáo viên, nếu giáo viên còn tâm lý “môn chính - môn phụ” thì khó đổi mới được.

“Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra chỉ số đánh giá nhằm nắn chỉnh tư duy của những người quản lý về quan niệm môn chính - môn phụ; các cấp quản lý tuyệt đối không phân biệt môn chính - môn phụ trong chỉ đạo; giáo viên cũng phải bước qua tâm lý này”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong những ngày tới, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT toàn quốc. Những giải pháp nhằm nâng chất lượng dạy và học, nâng cao vị thế của môn Lịch sử sẽ được chỉ đạo và thực hiện tới từng địa phương, để ngay trong năm học tới sẽ có chuyển biến rõ nét đối với môn Lịch sử.

bài liên quan
Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Năm 2024, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại một số địa phương.
Bộ GD&ĐT triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Bộ GD&ĐT triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GD&ĐT, năm 2024, Bộ GD&ĐT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Học sinh Việt Nam "ẵm" huy chương Vàng Olympic Dự án Hóa học

Học sinh Việt Nam "ẵm" huy chương Vàng Olympic Dự án Hóa học

Theo Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, học sinh Việt Nam lần đầu tiên tham dự vòng Chung kết kỳ thi Olympic Dự án Hóa học năm 2024 tổ chức tại trường Đại học Quốc gia Moscow, Liên bang Nga và đạt giải thưởng cao.
Năm 2024, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 28 cuộc thanh tra, kiểm tra

Năm 2024, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 28 cuộc thanh tra, kiểm tra

Theo kế hoạch, năm 2024,Thanh tra Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức 16 cuộc thanh tra, 12 cuộc kiểm tra.
Hơn 5.800 thí sinh dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia

Hơn 5.800 thí sinh dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia

Nội dung thi nằm trong Chương trình giáo dục THPT 2006 và hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT.
Cấu trúc định dạng 17 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Cấu trúc định dạng 17 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ GD&ĐT công bố cấu trúc định dạng đề thi của 17 môn học kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Cựu Giám đốc Công ty CP đăng kiểm Bắc Kạn và thuộc cấp lĩnh án vì “Nhận hối lộ”

Cựu Giám đốc Công ty CP đăng kiểm Bắc Kạn và thuộc cấp lĩnh án vì “Nhận hối lộ”

TAND tỉnh Bắc Kạn vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đức Dương (SN 1970, trú tại tổ 4, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) và các đồng phạm về tội “Nhận hối lộ”.
Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp mà Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ đạo.
Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Bị cáo Trần Thị Hiền là mẹ của nữ sinh giao gà ở Điện Biên chuẩn bị được đưa ra xét xử phúc thẩm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Tòa án tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình, 85 bị cáo khác trong vụ án này cũng phải nhận bản án thích đáng.
Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh việc chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân, khách hàng sinh sống và làm việc tại căn nhà trên rơi vào cảnh khốn khổ.
Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Ngày 5/4 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử đối với 8 bị cáo về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”; “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".
Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

TAND Cấp cao tại Hà Nội ra Quyết định số 28A/2023/KN-DS kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội.
Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng về tội “ mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Chiều 19/3, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Bị cáo Trần Thị Hiền - mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị ngất xỉu tại phiên tòa nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.