Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Lập đề án, tập trung xử lý các dự án còn vướng mắc

Nhà nước và Pháp luật
28/10/2022 14:32
Hoàng Nam
aa
Chính phủ đã lập một đề án, tập trung vào 4 TP đang có gần 2.000 dự án còn vướng mắc, đưa ra các phương án để xử lý và đề xuất các cấp có thẩm quyền.


Thông tin trên được Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đưa ra tại phiên họp sáng nay - 28/10 của Quốc hội, thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

"Cơn sốt đất tràn cả về nông thôn"

Chính sách về đất đai là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến tại phiên họp. Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, quy mô khiêm tốn, dễ chịu tổn thương về những biến động của thế giới.

“Cộng đồng doanh nghiệp chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự gián đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng quốc tế, chi phí đầu vào tăng mạnh, chỉ tính riêng chi phí logistics của Việt Nam đã chiếm khoảng 20% GDP, gấp đôi so với các nước tiên tiến. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng năm 2022 vẫn tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2021”, đại biểu nói.

Để giải “bài toán” làm thế nào các doanh nghiệp chuẩn bị được sức khỏe, hạn chế tác động từ bên ngoài và phát triển vững mạnh, trở thành nòng cốt cho phát triển kinh tế, đại biểu đề xuất một số giải pháp.

Một là, cần tập trung ưu tiên tháo gỡ rào cản, nút thắt về thể chế, đặc biệt là 2 chỉ số kém cạnh tranh nhất, là hoạt động của khu vực công và quyền tài sản, bao gồm cả sở hữu trí tuệ và chất lượng hành chính, đất đai nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh, gia tăng niềm tin của doanh nghiệp và dân chúng.

dbqh-5823

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp.

“Cần thay đổi tư duy cải cách thể chế theo hướng đồng hành, hỗ trợ, coi doanh nghiệp là đối tác thay vì đối tượng bị quản lý. Từng bước chuyển sang giai đoạn quản trị, hoàn thiện các yếu tố then chốt như cơ sở dữ liệu thống nhất, nguồn lực con người, chính sách thực thi để xây dựng thành công Chính phủ điện tử. Tăng cường chất lượng dịch vụ công, cập nhật khung pháp chế về thể chế mạnh nhằm đảm bảo quyền và tài sản sở hữu trí tuệ, tạo môi trường thuận lợi cho việc thương mại hóa và lý tưởng kinh doanh”, đại biểu nói.

Hai là, xây dựng các chính sách đặc thù, nhất quán về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, cải thiện môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm khơi dậy sức mạnh nội lực của khối doanh nghiệp nội địa, đủ khả năng trở thành đối trọng, đối tác, những mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất cung ứng đối với khối FDI; qua đó thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, hình thành chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, tạo thế cân bằng giữa các thành phần kinh tế.

Ba là, xây dựng và đảm bảo tính ổn định, tiếp tục của chuỗi giá trị và cung ứng bằng cách tập trung vào thị trường, đổi mới sáng tạo, gia tăng tỷ lệ nguồn cung nội địa và chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

“Cần rà soát, đánh giá lại công tác quy hoạch và cơ chế chính sách đặc thù của các địa phương để tích tụ đất đai, xây dựng vùng nguyên liệu nhằm chủ động về nguyên liệu”, đại biểu kiến nghị…

Cùng với đó, đại biểu đề nghị cần điều hành linh hoạt chính sách tài khóa tiền tệ, bám sát với tình hình thực tiễn, hướng dòng vốn vào những lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển; tập trung đồng bộ về thể chế số, hạ tầng số, nền tảng số và nhân lực hướng tới chuyển đổi số thành công mạnh mẽ hơn.

Có chung băn khoăn về vấn đề tích tụ đất đai, đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) cho rằng, trong thời kỳ khó khăn của đại dịch COVID-19, lĩnh vực nông nghiệp được xem là trụ đỡ của nền kinh tế. Song, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng mức tăng chung của cả nền kinh tế.

Đại biểu đề cập đến một số vấn đề như thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn; vật tư nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững; việc tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn còn nhiều khó khăn…

Đại biểu cho rằng, hiện nay, cơn sốt đất cũng đã tràn cả về nông thôn, giá đất tăng cao nên cơ hội cho việc tích tụ và tập trung đất đai lại càng khó khăn hơn nữa.

Cùng với đó là tâm lý lâu đời người nông dân giữ đất dù đã ly hương, đề phòng bất trắc, coi đất đai như một cuốn sổ bảo hiểm.

“Người nông dân thì cứ giữ đất rồi bỏ hoang, trong khi doanh nghiệp thì thiếu đất sản xuất, kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là tại sao quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất lại diễn ra chậm chạp như vậy? Tại sao người nông dân lại không nhận ra hiệu quả thấp và chi phí cao của việc ruộng đất phân tán, manh mún và tại sao người nông dân lại không tự nguyện dồn điền đổi thửa để tổ chức lại sản xuất? Có rất nhiều nguyên nhân cho câu trả lời của các câu hỏi trên, song, phải chăng nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì bắt đầu từ thể chế của chúng ta đang còn những nút thắt, lực cản?”, đại biểu nói.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, để phát triển mô hình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu của trình độ sản xuất ngày càng cao đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính chiến lược.

Nhấn mạnh việc tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, sửa đổi Luật Đất đai, đại biểu cho rằng, chính sách mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đề cập đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, quy định để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, tăng cường quản lý, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất đất nhưng để tháo gỡ một cách thực chất và đồng bộ các điểm nghẽn, cần có những giải pháp đồng bộ, toàn diện.

Từ đó, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần quy định rõ hơn nữa việc góp vốn chuyển quyền sử dụng đất và góp vốn không chuyển quyền sử dụng đất, xây dựng cơ chế pháp lý để doanh nghiệp nhận góp vốn thông qua nhận quyền sử dụng đất, có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần có chính sách để đẩy mạnh tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp, giảm thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đối với các diện tích đất nông nghiệp mới được tích tụ tập trung; đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn chỉnh, thu hút đầu tư của doanh nghiệp hợp tác xã.

“Cùng với sự quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, việc hoàn thiện chính sách pháp luật để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai là những giải pháp quan trọng trong thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là cư dân ở khu vực nông thôn”, đại biểu nói.

dai-bieu-nguyen-van-huy-phat-bieu-tai-phien-hop-2247

Đại biểu Nguyễn Văn Huy phát biểu tại phiên họp.

Đã giải quyết được trên 10.000 ha đất dự án chậm tiến độ, treo

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, quản lý đất đai là vấn đề hết sức quan trọng.

Đề cập đến tình trạng lãng phí đất đai do các dự án chậm tiến độ, dự án treo, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trước đây, có 28.155 ha đất vướng dự án chậm tiến độ hoặc treo. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã giải quyết được trên 10.000 ha, hiện nay còn hơn 18.000 ha.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường, là do chậm giải phóng mặt bằng, các quy hoạch đang thay đổi, các nhà đầu tư đã lựa chọn là các nhà đầu tư kém năng lực nên không đầu tư được, pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan có những khoản chồng chéo…

Về giải pháp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, đối với các dự án hiện tồn tại vướng mắc, khó khăn trong lịch sử, Chính phủ đã lập một đề án, tập trung vào 4 TP đang có gần 2.000 dự án đang vướng mắc, đưa ra các phương án để xử lý và đề xuất các cấp có thẩm quyền.

“Thời gian tới những vấn đề lớn sẽ báo cáo với Bộ Chính trị, xin Bộ Chính trị giao cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin.

Đề cập đến việc sửa Luật Đất đai, Bộ trưởng khẳng định sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu.

Nhưng từ nay đến năm 2024, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nên ban hành các nghị quyết của Quốc hội, nếu đó là thẩm quyền của Quốc hội hoặc nghị định của Chính phủ nếu là thẩm quyền của Chính phủ, để giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc phổ biến hiện nay.

Đối với các vấn đề liên quan đến địa phương, cần đưa ra cơ chế giải quyết những vấn đề tồn tại, vướng mắc đối với 4 tỉnh, TP thuộc Đề án, sau đó sẽ xem xét để tính toán đối với các địa phương khác trong cả nước.

“Tất nhiên phải bám sát nguyên tắc không làm thất thoát tài sản của Nhà nước; không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm; không làm ảnh hưởng đến bên thứ ba ngay tình, tức là liên quan đến các dự án hiện nay ảnh hưởng đến hàng nghìn các hộ dân”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Liên quan đến việc lợi dụng trong các chính sách đất đai, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Luật Đất đai lần này sẽ tập trung rất cụ thể vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, định giá đất.

“Hầu hết các phương thức giao đất sẽ là đấu thầu và đấu giá để đảm bảo công khai, minh bạch”, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường thông tin.

Thừa nhận khung giá, bảng giá đất hiện nay không sát thị trường, 5 năm mới điều chỉnh một lần, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng chỉ ra các vấn đề khác như cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai, giá đất được thu thập không đầy đủ, thiếu chính xác.

“Lần này sẽ thay đổi cơ bản phương pháp định giá trên cơ sở xây dựng những điều kiện khác để thực hiện như các cơ sở dữ liệu về đất đai bao gồm giá đất, quy định về các hợp đồng, chế định trách nhiệm phải qua sàn giao dịch và đăng ký đối với người dân. Tất cả những vấn đề đó chúng ta sẽ làm”, ông Hà nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, những nội dung này không thể thực hiện được bằng thông tư mà phải có sự thay đổi từ trong luật.

bài liên quan
Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Alisa - Địa chỉ trồng răng implant uy tín Hà Nội

Nha khoa Alisa trở thành địa chỉ trồng răng uy tín Hà Nội được nhiều bậc Giáo sư, Tiến sĩ và hàng ngàn khách hàng lựa chọn.
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.
Hôm nay Quốc hội họp bất thường xem xét về công tác nhân sự

Hôm nay Quốc hội họp bất thường xem xét về công tác nhân sự

Hôm nay ngày 02/5, Quốc hội họp bất thường lần thứ 7, khoá XV.
Mới nhất
Đọc nhiều
Kết quả kinh doanh của Ricons đi lùi

Kết quả kinh doanh của Ricons đi lùi

CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons vừa công bố kết quả kinh doanh đi lùi cả về doanh thu và lợi nhuận trong quý 1/2024.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng SJC

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng SJC

Ngày 8/5/2024, đã có 3 thành viên đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng miếng, khối lượng trúng thầu là 3.400 lượng vàng với giá trúng thầu là 86,05 triệu đồng/lượng.
Bắt giữ 5 cầu thủ sử dụng ma túy cùng 5 cô gái trong khách sạn

Bắt giữ 5 cầu thủ sử dụng ma túy cùng 5 cô gái trong khách sạn

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa phát thông cáo về việc bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, trong đó có người thuộc CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.