Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Lỗ hổng pháp lý truyện tranh

Nhà nước và Pháp luật
29/12/2018 15:15
Đỗ Trang
aa
Vụ kiện tụng về quyền tác giả bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt giữa họa sĩ Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) và bà Phan Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Công ty Phan Thị) đang gây xôn xao dư luận. Đó chỉ là một chấm nhỏ trong cuộc chiến “đi tìm công lý cho tác quyền” chưa bao giờ hết “nóng” với những tình tiết ngày càng trắng trợn, phức tạp và nhức nhối trong xã hội.


Các nhân vật trong truyện Thần đồng đất Việt.
Các nhân vật trong truyện Thần đồng đất Việt.

Đã đăng ký bản quyền mà vẫn thiệt thòi

Bộ truyện tranh nổi tiếng Thần đồng đất Việt ra đời bởi sự hợp tác giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị, ra mắt lần đầu vào năm 2002. Họa sĩ Lê Linh xác nhận, năm 2002, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT&DL) cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, ghi nhận quyền tác giả thuộc về đồng tác giả là ông Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm…) thuộc về Công ty Phan Thị. Đến thời điểm hiện tại, giấy chứng nhận này vẫn đang có hiệu lực.

Theo ông Lê Linh, ông và bà Mỹ Hạnh cùng ký vào đơn đăng ký bản quyền nhằm mục đích là để hai bên cùng nhau thực hiện, sau này cùng chia sẻ quyền lợi từ việc kinh doanh hình ảnh các nhân vật trong bộ truyện tranh.

Nhưng họa sĩ Lê Linh cho biết, ông chỉ sáng tạo ra 78 tập truyện Thần đồng đất Việt từ năm 2002-2005, sau đó đã ngừng cộng tác với Công ty Phan Thị bởi nhiều lý do. Tuy vậy, các tập tiếp theo của bộ truyện vẫn tiếp tục ra đời, không hề đề tên tác giả hay họa sĩ.

Phía bà Mỹ Hạnh lập luận rằng mình là chủ sở hữu, có các quyền tài sản đối với tác phẩm nên có thể tổ chức xuất bản các tập tiếp theo mà không cần ý kiến của tác giả. Phía họa sĩ Lê Linh phản biện rằng ông cũng là tác giả nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm, không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật trong truyện của ông. Không đạt được tiếng nói chung, họa sĩ chính thức khởi kiện Công ty Phan Thị vào năm 2007 và hòa giải không thành.

Sau đó, họa sĩ Lê Linh quyết định sáng tác một bộ truyện tranh hoàn toàn mới lấy tên là Long Thánh thì bị Công ty Phan Thị kiện lại vi phạm bản quyền vì sử dụng hình vẽ nhân vật thuộc quyền sở hữu của Công ty Phan Thị mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả. Sau đó, người họa sĩ “đằng đẵng” theo đuổi vụ kiện với Công ty Phan Thị suốt 12 năm qua. Cho đến ngày 28/12 mới được đưa ra xét xử công khai tại TAND quận 1, TP HCM.

Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các tác giả truyện tranh về việc cần phải quan tâm đúng mức hơn đến vấn đề đăng ký bản quyền. Khi nộp đơn đăng ký bản quyền cho tác phẩm cần có sự tìm hiểu rõ ràng, tránh phạm phải “bút sa gà chết”.

Chia sẻ trên trang cá nhân của họa sĩ Lê Linh tóm tắt lại vụ việc.
Chia sẻ trên trang cá nhân của họa sĩ Lê Linh tóm tắt lại vụ việc.

Lại nói, có nhiều tác giả dù đã đăng ký bản quyền cho nhân vật của mình như Thành Phong, Mèo mốc, Mèo mun…, nhưng truyện của họ vẫn bị xâm phạm bản quyền, đặc biệt trên nhiều trang thông tin, diễn đàn, mạng xã hội sử dụng hình ảnh nhân vật mà không xin phép tác giả.

Trong những trường hợp này, cá nhân tác giả phải gửi thông tin lên đối tượng xâm phạm bản quyền để yêu cầu gỡ hình ảnh. Nghịch lý, việc đồng ý gỡ bỏ hay không lại tùy thuộc vào ý muốn của đối tượng xâm phạm.

Mặt khác, cũng từng có nhiều vụ tranh chấp tác quyền giữa tác giả truyện tranh và đơn vị phát hành, nhưng vì chưa đăng ký bản quyền nên người thiệt đầu tiên vẫn chính là tác giả. Điển hình nhất phải nói tới vụ việc họa sĩ Bùi Đình Thăng (Thăng Fly), “tố” chương trình “Quà tặng cuộc sống” của Đài Truyền hình Việt Nam vi phạm bản quyền khi sử dụng nhiều hình ảnh, lời thoại và ý tưởng trong tác phẩm “Ba Tôi” giống hệt tác phẩm “Cả nhà thương nhau” của anh.

Đáng lưu ý, họa sĩ Thăng Fly khẳng định, anh có đầy đủ bằng chứng để chứng minh đây là tác phẩm của mình; tuy nhiên bởi tác phẩm này chưa được đăng ký sở hữu trí tuệ, nên chưa đủ bằng chứng pháp lý khi có tranh chấp xảy ra.

Mức xử phạt “rẻ như cho”

Trên thực tế, hiếm thấy các phiên tòa liên quan đến sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nói chung, chứ chưa nói riêng tới các vụ tranh chấp tác quyền truyện tranh. Khi vi phạm bản quyền ở mức độ nhẹ, cá nhân họa sĩ có thể giải quyết được.

Nhưng khi sự việc phức tạp và căng thẳng hơn, khó khăn và thiệt thòi vẫn luôn thuộc về người tác giả trong việc đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình, mặc dù, có hay không, đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm khi sáng tác và xuất bản.

Họa sĩ truyện tranh Dương Khánh, đã hoạt động trong lĩnh vực sáng tác truyện tranh từ năm 2004, từng chia sẻ: “Rất ít họa sĩ truyện tranh gắn bó được với nghề. Các họa sĩ thường khó đoán biết được số phận của tác phẩm mình làm ra có thành công, được đón nhận hay không, nên ít ai nghĩ đến chuyện đăng ký bản quyền”.

Về góc độ pháp lý, theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền nhân thân của tác giả được bảo vệ vô thời hạn nhưng vì lý do nào đó họ chưa đăng ký bản quyền, bị người khác xâm phạm; thì tác giả phải chứng minh với tòa án mình là tác giả thật sự của tác phẩm. Nếu chứng minh được, Cục Bản quyền tác giả sẽ hủy giấy đăng ký bản quyền của người sai phạm.

Trường hợp vụ việc phức tạp, Cục Bản quyền tác giả không giải quyết được thì Thanh tra văn hóa của Bộ VHTT&DL sẽ vào cuộc. Song trên thực tế, các tác giả phải chứng minh như thế nào mới “thuyết phục” được các cơ quan chức năng vẫn là vấn đề còn chưa rõ ràng.

Còn về chế tài xử phạt đối với cá nhân, đơn vị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, được quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng và buộc phải cải chính, đặt lại đúng tên (Điều 9); nếu xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm bị phạt từ 3-5 triệu đồng (Điều 10).

Theo tác giả Lê Linh, ông sáng tạo ra 78 tập truyện Thần đồng đất Việt từ năm 2002-2005
Theo tác giả Lê Linh, ông sáng tạo ra 78 tập truyện Thần đồng đất Việt từ năm 2002-2005

Nhưng nhiều tác giả lại bức xúc, so với lượng tri thức và công sức để sáng tạo một tác phẩm, mức xử phạt như vậy quá “rẻ bèo”; chưa kể các thủ tục hành chính thường mất nhiều thời gian, các văn bản pháp lý lại chồng chéo khó hiểu. Vụ việc tranh chấp về quyền sở hữu giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị cũng khiến đông đảo công chúng phải “khó hiểu” về trình tự tố tụng dân sự khi kéo dài hơn 12 năm cho một vụ việc “rõ mười mươi” như vậy.

Nhiều họa sĩ cho biết mình theo đuổi vụ việc khiếu nại, tố tụng về quyền tác giả không vì lý do tài chính mà muốn tìm lại niềm tin cho nhiều họa sĩ truyện tranh trong nghề vì họ bị ăn cắp bản quyền quá nhiều.

Song, hiếm hoi có tác giả nào thành công. Như họa sĩ Lê Linh chia sẻ trên trang cá nhân: “Vì sao tôi lại đành lòng dứt bỏ những đứa con mà mình rút ruột đẻ ra, yêu thương chăm chút với tất cả con tim và khối óc ... đơn giản chỉ vì một lí do là không thể chịu đựng nổi sự dối trá và những uất ức đã bóp nghẹt niềm cảm hứng sáng tác”.

Những câu chuyện kể trên là những “bài học xương máu” từ thế hệ đi trước tới thế hệ họa sĩ trẻ muốn “dấn thân vào nghiệp vẽ đầy chông gai” để biết cách bảo vệ tác quyền của mình; đồng thời đặt ra những nghi vấn sâu sắc đối với các cơ quan chức năng về việc xử lý các vụ việc liên quan tới sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo một môi trường sáng tạo lành mạnh.

bài liên quan
Nỗ lực tìm lại công bằng cho các nhạc sĩ

Nỗ lực tìm lại công bằng cho các nhạc sĩ

Năm 2021, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đẩy mạnh áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật, khởi kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các trường hợp cố ý làm trái quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ về thực hiện nghĩa vụ “xin phép và trả tiền” khi sử dụng quyền tác giả.
Phim tài liệu Việt chật vật “phủ sóng” khán giả

Phim tài liệu Việt chật vật “phủ sóng” khán giả

Dù phim tài liệu có nhiều bước tiến, thế nhưng, để thu hút nhiều khán giả xem, nhất là phim lại “đổ bộ” ra rạp chiếu thương mại là điều không hề dễ dàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phim truyền hình cũng như sự đổ bộ của các phim nước ngoài, phim tài liệu Việt Nam đang phải chật vật tìm đường “phủ sóng” khán giả.
NSƯT Chí Trung và

NSƯT Chí Trung và 'lời nguyền' quanh vai Táo Giao thông

NSƯT Chí Trung cho biết, anh vẫn sẽ tiếp tục tham gia Táo Quân nếu có kịch bản hay và vai diễn phù hợp. Trước đó, dù 3 - 4 lần Chí Trung từ chối, đạo diễn Đỗ Thanh Hải vẫn quyết thuyết phục anh ở lại.
Du lịch cộng đồng: Lo ngại đánh đổi bản sắc bằng… tiền mặt

Du lịch cộng đồng: Lo ngại đánh đổi bản sắc bằng… tiền mặt

Trong du lịch cộng đồng, khi nhiều du khách yêu cầu những dịch vụ bên ngoài văn hóa bản địa như karaoke, đồ ăn Tây…, thì nhiều người dân địa phương cũng không ngần ngại bổ sung, đáp ứng ngay nhằm làm hài lòng khách, kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng vô hình chung, những hành động tự phát này góp phần làm phai mờ bản sắc văn hóa vùng miền, làm “biến chất” du lịch cộng đồng.
Thần đồng Đất Việt - tác quyền được xác lập thế nào?

Thần đồng Đất Việt - tác quyền được xác lập thế nào?

Bên cạnh những đóng góp cho nền truyện tranh nước nhà thì Thần đồng đất Việt (TĐĐV) lại đang “vướng ” vào một vụ tranh chấp khá hi hữu, chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam và rất được giới luật gia quan tâm.
Khoảng lặng phía sau những trận cầu rực lửa

Khoảng lặng phía sau những trận cầu rực lửa

Trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 đã khép lại với thành công của bóng đá Việt Nam bằng chiếc cúp vô địch đã được đặt sẵn tại SVĐ Mỹ Đình.
Mới nhất
Đọc nhiều
Evergreen Bắc Giang bị xử phạt hơn 300 triệu đồng

Evergreen Bắc Giang bị xử phạt hơn 300 triệu đồng

UBND tỉnh Bắc Giang ​​​​​​​đã ban hành quyết định xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững Evergreen Bắc Giang 320 triệu đồng.
Khối lượng phát hành trái phiếu bất động sản đã giảm 36% so với cùng kỳ

Khối lượng phát hành trái phiếu bất động sản đã giảm 36% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, thị trường bất động sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên khối lượng phát hành trái phiếu giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Chu Hồng Uy giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Ông Chu Hồng Uy giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.