Chủ nhật 28/07/2024 07:39

Email: [email protected]

Hotline: 0904309996

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Mới lạ sắc xuân nơi ngã ba biên giới

Pháp luật hình sự
19/01/2020 14:26
Lam Hạnh
aa
Nằm giữa ngã ba biên giới hai tỉnh Kon Tum - Quảng Nam tiếp giáp Lào, nhiều năm qua, Pêtapoóc không trở thành thôn vì không đủ dân cư. Với sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), từ bản nhiều không, Pêtapoóc đã có nhà kiên cố, biết trồng lúa nước, có sinh viên đại học.


Anh283.

Trung úy Coor Trung hướng dẫn dân làng Pêtapoóc làm lúa nước.

“Bản nhiều không”

Nằm biệt lập dưới một thung lũng nơi giáp địa giới tỉnh Kon Tum và biên giới Việt - Lào, Pêtapoóc (xã Đắk Pring, Nam Giang, Quảng Nam) thực sự là một bản làng khó tiếp cận với bất kỳ ai.

Trước đây, để lên Pêtapoóc phải mất nửa ngày đi bộ, luồn rừng dưới tán mây gai, rừng rậm, leo hết những con dốc dựng đứng lại vượt vực suối sâu, có những chỗ sạt lở nặng, con đường chỉ còn như sợi dây mảnh mai vắt ngang giữa sườn núi và vực thẳm, loài vắt chực chờ hai bên đường hút máu.

Năm 2005, con đường công vụ được mở phục vụ công tác tuần tra mốc 733, 735 đi qua Pêtapoóc. Nhiều năm không được sửa chữa, con đường nay toàn ổ gà, ổ voi, chỉ dài 20km nhưng người chạy xe máy giỏi nhất cũng phải mất ba giờ đồng hồ.

Để đến được Pêtapoóc thì phải qua sông Rinh. Mùa khô, sông Rinh nhiều đoạn chỉ cạn đến đầu gối, nhưng nó trở nên vô cùng hung dữ sau mỗi cơn mưa. Để vượt sông, phải khiêng xe qua.

Bà con trước làm bè qua sông, nhưng chiếc bè đã nhanh chóng bị những cơn lũ từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi. Từ tháng 9 trở đi, Pêtapoóc trở thành ốc đảo.

Trước 1995, Pêtapoóc thuộc xã Đắk Blô, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum với gần 300 khẩu dân tộc Giẻ Triêng. Sau này người ta mới phát hiện ra, mặc dù nhân khẩu thuộc về Kon Tum, nhưng về địa giới, thôn lại nằm trên đất của xã Đắk Pring, Nam Giang, Quảng Nam. Vì vậy, bà con đã tiến hành cuộc di cư về Kon Tum.

Năm 2005, phần vì thiếu đất sản xuất, phần vì nhớ nơi quê cha, đất tổ, tiếc ruộng lúa bỏ hoang nên 10 hộ dân quay trở lại Pêtapoóc. Sau vài đợt dịch chuyển nữa, Pêtapoóc còn lại 9 hộ/34 khẩu. Nay 9 hộ/39 khẩu.

Ngày xưa, người dân sống tạm bợ trong những ngôi nhà vách đan phên nứa và mái lợp lồ ô. Pêtapoóc không phải là “3-4 không” như nhiều nơi khác mà là “nhiều không”: Không điện, không đường, không trường, không trạm, không nhà sinh hoạt văn hóa, không có hộ khá… Từ trẻ con tới người già không ai biết mặt chữ, họ sống nhờ săn bắn hái lượm, bắt cá dưới suối. Khi nào bẫy được con thú thì bữa ăn có thịt. Ngày thường, có khi bà con chỉ ăn sắn và măng rừng.

Anh284.

Một đứa trẻ chào đời là sự kiện ở Petapoóc.

“Cánh tay nối dài” của bộ đội

Khi dân làng trở về, một cuộc họp công khai được tổ chức để bầu cán bộ thôn. Bà con sau đó đã bầu được Trưởng thôn là Kring Thôi, phụ trách Mặt trận Kring Vây, Công an thôn Kring Hội, Thôn đội trưởng Un Diêm. Ấy vậy mà đến tháng 8/2012, nguồn phụ cấp ít ỏi từ việc cân đối ngân sách của xã dành cho “chính quyền thôn” cũng bị cắt, bởi cấp trên “phát hiện” ra Pêtapoóc không phải là thôn, bản của xã.

Thượng tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Nam cho biết, trước đây chỉ có lực lượng biên phòng hỗ trợ, đầu tư công sức và kêu gọi các tổ chức cá nhân đến giúp đỡ Pêtapoóc.

Dù vậy, việc đầu tư phát triển khu vực này rất khó khăn do Pêtapoóc chưa được công nhận đơn vị hành chính. “Chúng tôi cùng với huyện Nam Giang từng đứng ra đề nghị với HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam công nhận Pêtapoóc là đơn vị hành chính cấp thôn nhưng bất thành với lý do là không đủ tiêu chí về dân số theo quy định”, ông Mẫn nói.

Sau này, Pêtapoóc chỉ được công nhận là cụm dân cư thuộc thôn 48, Đắk Pring. Mọi người vẫn mừng lắm, vì như vậy, từ nay mọi người đã là thành viên chính thức của mảnh đất này, có hộ khẩu, có chứng minh nhân dân, có quyền lợi như bao công dân khác. Gia đình Un Phúc rất tự hào khi cậu con trai đầu lòng của anh là công dân đầu tiên của Pêtapoóc được khai sinh tại Đắc Pring.

Năm 2012, Trưởng thôn Kring Thôi qua đời vì tai nạn xe máy. Bà Y Kiêng, vợ Trưởng thôn Kring Thôi tiếp tục “tiếp quản” công việc của chồng.

Tháng 3/2013, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắc Pring tổ chức những đợt hành quân về Pêtapoóc dựng nhà mới cho bà con.

Ba tháng dầm mình trong mưa nắng, gió lạnh, ruồi vàng bạt núi, xẻ cây. Bằng đôi bàn tay khéo léo, chín ngôi nhà thơm mùi gỗ mới, ấm tình quân dân đã được dựng lên. Lần đầu tiên người dân Pêtapoóc biết đến nhiều thứ: Chiếc máy thủy điện chiếu sáng chín nóc nhà. Từ đập thủy điện, mọi người cùng làm đường nước dẫn về tận bản, làm đường mương cho ruộng lúa. Mọi người được xem ti vi. Hiện bà con có ba ha lúa nước.

Hiện nay, với BĐBP, việc quan trọng là vận động nhân dân ở Đắc Pring lên Pêtapoóc làm nhà. Dân làng Pêtapoóc là những người gần với biên giới nhất, những “người gác biên giới” này luôn là “cánh tay nối dài” trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của những người lính biên phòng. Có Pêtapoóc, khúc đoạn biên giới Đắc Pring sẽ không bao giờ trắng dân.

Anh285.

Bộ đội Biên phòng khiêng xe qua sông Rinh để đến với Pêtapoóc.

Pêtapoóc có sinh viên đại học

Trung úy Coor Trung, cán bộ vận động quần chúng ĐBP Đắc Pring nhớ lại câu chuyện 10 năm trước.

Năm 2009, từ ĐBP Đắc Pring, anh gùi theo 10 lon gạo, mất nửa ngày phát cây, cuốc bộ gần 20km đường rừng mới đến được ngôi làng lạc lõng giữa ngã ba vùng biên Pêtapoóc.

Chín nóc nhà với hơn 20 nhân khẩu nằm biệt lập với thế giới bên ngoài. Người dân còn sống bằng hái tỉa, săn bắt nên thiếu đói quanh năm. Cả làng không có một cái tivi, một cái đài và chẳng ai biết chữ.

Để mở lớp học, Coor Trung đến gặp anh Uông Chiêng đặt vấn đề cho mượn gian nhà làm chỗ dạy. Uông Chiêng khi ấy chẳng biết chữ nghĩa vuông tròn méo ra sao nhưng vẫn gật đầu. Trung cùng chi đoàn ĐBP góp mỗi người một ngày lương rồi cùng hai chiến sĩ chạy xe máy 60km xuống trung tâm huyện mua bàn ghế, bảng phấn và hơn 20 cuốn vở, bút viết phục vụ việc học của dân làng.

Đầu tháng 8/2009, lớp học của Pêtapoóc khai giảng. Có 18 người đến học. Còn ba cụ già không vô lớp mà ngồi ngoài hiên ngó ngó. Sĩ số lớp học 21. Học sinh nhỏ nhất 5 tuổi, lớn nhất gần 70 tuổi, ngồi đủ bốn bàn học.

Ngày đầu tiên dạy học, Trung viết chữ cái lên bảng, dạy mọi người đọc theo, nhưng “nước đổ lá khoai”. Cuối buổi học, ông Kring Vây (50 tuổi) gặp thầy giáo gãi gãi cái đầu: “Học cái chữ còn khó hơn lên rừng làm rẫy thầy giáo à. Tôi đi rẫy đây”.

Để người học đến lớp, Trung phải lặn lội xuống huyện mua sách dạy xóa mù, nghiền ngẫm cách giảng dạy mới. “Mưa dầm thấm lâu”. Lúc đầu bà con học thuộc các chữ cái. Sau đã biết mặt chữ, đọc được chữ mới chuyển sang học viết.

Để thuận tiện cho “học sinh”, lớp học phải thay đổi theo thời tiết, mùa vụ. Ngày mưa, dân làng không thể lên rẫy, lớp mở ban ngày. Ngày mùa bận rộn, lớp chuyển sang buổi tối.

Sau nhiều tháng học hành, cả 21 “học sinh” của làng đều biết đọc, biết viết. Trong số đó, ba em chuyển sang học tiểu học tại xã Đắc Pring. Cậu bé Kring Dưỡng mỗi tháng được ĐBP hỗ trợ 500 nghìn đồng thêm tiền mua bút vở, quần áo.

Treo trang trọng trên tường nhà Trưởng thôn Y Kiêng là tấm giấy khen của cô con gái Y Khánh do UBMTTQ tỉnh Kon Tum trao tặng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan”. Vì vướng về hộ khẩu (gia đình Y Kiêng có hộ khẩu ở thôn Kà Nhẫy, xã Đắk Nông, Ngọc Hồi, Kon Tum - NV) nên Y Khánh gặp nhiều khó khăn khi xin học trường nội trú của huyện Nam Giang.

Vượt qua rào cản về hộ khẩu, vướng mắc về thủ tục, Y Khánh là người đầu tiên ở Pêtapoóc học cấp ba và trở thành sinh viên Đại học Đà Nẵng khi con gái đầu lòng của cô được bốn tháng tuổi.

Bánh chưng vùng biên

Trước đây, bà con vùng cao Quảng Nam không biết gói bánh chưng. Tết đến, nhà nào khá giả giết lợn, không thì ra suối bắt cá về ăn. Được BĐBP tặng bánh chưng dịp Tết, thấy ăn rất ngon nên bà con học gói bánh. Bánh chưng ở vùng cao, bà con thường dùng lá dong rừng để gói bánh. Nguyên liệu là gạo nếp trồng trên rẫy và thịt heo bản địa. Chiếc bánh chưng xanh giờ đây đã trở thành một loại bánh không thể thiếu với đồng bào Ve, Tà Riềng ở Nam Giang, Tây Giang nói chung và Pêtapoóc nói riêng trong những ngày Tết.

Ngày Xuân, trong mỗi ngôi nhà, người dân uống rượu tà vạt lấy từ nhựa cây đoác, rót vào ống nứa khô mới chặt bên hàng rào. Ông Kring Vây bảo: “Rượu tà vạt uống không say đâu, chỉ vui thôi. Uống xong, mình lại có sức đi khắp rừng, khắp núi, giúp bộ đội giữ gìn biên giới...”.

bài liên quan
Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines nợ hơn 751 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines nợ hơn 751 tỷ đồng tiền thuế

Nợ quá hạn hơn 751 tỷ đồng tiền thuế Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines bị ngừng sử dụng hóa đơn từ ngày 02/7.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

Mối quan hệ thân thiết của GKM – APG được "phác hoạ" thông qua hàng loạt giao dịch, góp cổ phần của GKM Holdings.
Phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng pháp luật" lần III

Phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng pháp luật" lần III

Sáng 1/7, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) chính thức phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” lần III, năm 2025.
Chuyên trang truyền thông Pháp luật Plus chuyển về trụ sở mới

Chuyên trang truyền thông Pháp luật Plus chuyển về trụ sở mới

Do nhu cầu công việc, Chuyên trang truyền thông Pháp luật Pháp luật+ (Báo Pháp luật Việt Nam) chuyển về trụ sở mới.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Quá trình khai báo, cựu Chủ tịch FLC khẳng định: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Theo ông Quyết, việc mua lại doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp là để làm về lĩnh vực xây dựng.
Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Với việc đưa ra thông tin gian dối để huy động vốn của bị hại làm đáo hạn ngân hàng cho khách hàng đang có nhu cầu, để chiếm đoạt tổng số tiền trên 05 tỷ đồng, Nguyễn Đình Tuấn đã bị lực lượng chức năng bắt tạm giam.
Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Lợi dụng thời điểm đêm tối vắng người, Đỗ Văn Đoàn đã sử dụng ô tô đến nhiều tuyến phố để trộm cắp cống thoát nước.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.