Chính phủ cho biết, ngoài 5 loại giấy tờ sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước (Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn), dự thảo Luật cũng quy định giao Thủ tướng quyết định việc tích hợp các giấy tờ khác vào thẻ căn cước để bảo đảm khả thi.
Chiều 22/6, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận trên hội trường về dự án Luật Căn cước. Trước đó, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thay mặt Chính phủ ký báo cáo gửi Quốc hội về dự kiến hướng tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của Đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật Căn cước.
Liên quan đến quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, Chính phủ cho biết, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí và khẳng định đây là quy định tiến bộ, tạo thuận lợi cho người dân, giúp cải cách hành chính.
Khi thảo luận tổ về nội dung này, một số đại biểu Quốc hội cho rằng tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là tiện ích cho công dân. Tuy nhiên, phạm vi tích hợp cần phải trao đổi, cân nhắc kỹ, lựa chọn và quy định cụ thể loại thông tin để tích hợp để bảo đảm tính khả thi và thực hiện được ngay.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị làm rõ việc bảo mật thông tin, đồng bộ dữ liệu để bảo đảm thông tin tích hợp được chính xác, kịp thời; đồng thời, quy định rõ thẩm quyền được khai thác thông tin trong thẻ căn cước với các chủ thể khác nhau.
Giải trình làm rõ nội dung này, Chính phủ cho biết, hiện công dân có nhiều loại giấy tờ khác nhau do cơ quan Nhà nước cấp. Điều này gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong bảo quản, sử dụng, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, sử dụng tiện ích, dịch vụ công.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc này không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động xã hội đang ngày càng phát triển ở nước ta.
Do vậy, việc dự thảo Luật Căn cước bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của người dân vào thẻ căn cước, coi thông tin này có giá trị tương đương việc xuất trình giấy tờ, là rất cần thiết.
"Quy định này sẽ giúp giảm giấy tờ cho người dân, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính", Chính phủ nhấn mạnh.
Chính phủ cho biết, ngoài 5 loại giấy tờ sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước (Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn), dự thảo Luật cũng quy định giao Thủ tướng quyết định việc tích hợp các giấy tờ khác vào thẻ căn cước để bảo đảm khả thi.
Chính phủ cũng dẫn chứng nhiều nước trên thế giới đã tích hợp thông tin. Ví dụ ở Malaysia, Ấn Độ, Tây Ban Nha, thẻ căn cước còn đóng vai trò là bằng lái xe và nhiều giấy tờ khác. Hay ở Thụy Điển, thẻ căn cước còn tích hợp thông tin sinh trắc học, chữ ký số và được sử dụng như hộ chiếu để đi lại trong khu vực châu Âu.
Từ thực tế ở Việt Nam, Chính phủ nhận định việc triển khai thực hiện tích hợp thông tin vào thẻ căn cước hoàn toàn có tính khả thi và tương đồng với nhiều nước trên thế giới.
Về quy định cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, có đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc sự cần thiết của việc trẻ dưới 14 tuổi phải có thẻ căn cước.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị không cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi, có thể làm tăng thủ tục hành chính, tăng chi phí cho người dân nên cần cân nhắc kỹ.
Chính phủ khi giải trình vấn đề này nêu rõ việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi là không bắt buộc và thực hiện theo nhu cầu của người dân. Bộ Công an cũng đã đánh giá kỹ tác động của việc này.
Việc bổ sung quy định này, theo Chính phủ, bảo đảm tính khả thi bởi hiện nay đã có sự thay đổi về công nghệ thu nhận sinh trắc học của con người.
Bên cạnh đó, việc cấp thẻ căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi cũng phù hợp với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh. Hiện nay, theo Chính phủ, các cơ quan vẫn đang thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực cho trẻ em mới khai sinh, có chụp ảnh khuôn mặt.
Nhắc lại sự cần thiết, Chính phủ cho biết, hiện có khoảng 20 triệu người dưới 14 tuổi nên cần có quy định này để tạo thuận lợi cho công dân, phục vụ công tác quản lý Nhà nước.
Theo khẳng định của Chính phủ, Nhà nước sẽ cung cấp nhiều giải pháp, tiện ích phục vụ cả công dân dưới 14 tuổi trên cơ sở sử dụng thẻ căn cước gắn chíp; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân dưới 14 tuổi khi được sử dụng thẻ căn cước.
Trẻ dưới 14 tuổi có thể sử dụng thẻ căn cước (hoặc sử dụng thông qua bố, mẹ, người giám hộ) trong rất nhiều dịch vụ, tiện ích như tiêm chủng, khám, chữa bệnh, giáo dục, đi lại…
Về thủ tục, dự thảo luật quy định người dưới 6 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước trực tuyến trên cổng dịch vụ công.
Trường hợp người từ đủ 6 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa người dân đó đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học như người từ đủ 14 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.