Chủ nhật 01/09/2024 18:25

Email: [email protected]

Hotline: 0904309996

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Người dân Huế khốn khổ vì dự án 5 nghìn tỷ 'ì ạch'

Pháp luật hình sự
02/08/2018 13:00
Lê Tám Bảy
aa
Dự án “khủng” hút 5.000 tỷ đồng này được gia hạn thêm 29 tháng khiến cuộc sống người dân tiếp tục chịu trận “nắng bụi, mưa lầy”.


Tin nên đọc

Người dân TP Huế (Thừa Thiên – Huế) nhiều năm qua “cầu cứu” đến chính quyền vì Dự án Cải thiện môi trường nước thi công chậm tiến độ, không bảo đảm an toàn. Mới đây, dự án “khủng” hút 5.000 tỷ đồng này được gia hạn thêm 29 tháng khiến cuộc sống người dân tiếp tục chịu trận “nắng bụi, mưa lầy”.

Một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại công trường Dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế. (Hình chụp tháng 1/2018)
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra tại công trường Dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế. (Hình chụp tháng 1/2018)

Chính phủ gia hạn lần cuối cho dự án 5.000 tỷ đồng

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 6475/VPCP-QHQT về việc đồng ý kiến nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, gia hạn thời gian hoàn thành Dự án Cải thiện môi trường nước đến ngày 31/12/2020, thay vì kết thúc dự án vào ngày 28/7/2018.

Văn bản nêu rõ, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc để dự án chậm tiến độ, chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện dự án trong thời gian được gia hạn. Đảm bảo không được gia hạn thêm lần nào nữa.

Dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế có tổng mức kinh phí khoảng 5.000 tỷ đồng được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Nhật Bản. Trong đó Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ khoảng 4.300 tỷ đồng, phần còn lại Trung ương cam kết thông qua Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính chi trả.

Dự án lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất từ Nhật Bản. Đây được xem là dự án cải thiện nước lớn nhất tại TP Huế với 1 nhà máy xử lý nước thải, 7 trạm bơm, 160km đường cống thu nước, 30km đường cống bao, gần 100 giếng tắt.

Dự án gồm 8 gói thầu xây lắp, thiết bị và 6 gói thầu xây lắp, được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 được dự tính thực hiện từ năm 2008 – 2018 với phạm vi thực hiện bao gồm 10 phường ở khu vực phía Nam sông Hương. Giai đoạn 2 tiến hành việc lập dự án nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết phát triển hoàn chỉnh hệ thống thoát nước toàn TP Huế.

Dự án được dư luận TP Huế hết sức quan tâm, được xem là dự án trọng điểm, nhằm cải tạo nguồn nước trên địa bàn TP Huế khỏi nguy cơ bị đe dọa ô nhiễm và giúp TP Huế tránh ngập úng cục bộ. Trước đây, TP Huế có 200 cửa xả nước thải chưa được xử lý thẳng ra sông. Dự án sẽ thu gom toàn bộ nguồn nước thải trên đưa về nhà máy công suất 30.000m3/ngày đêm xử lý, khi mưa lớn thì hệ thống giếng tắt, dễ dàng dẫn nước tràn ra sông, không gây ngập úng.

Theo cam kết với Nhật Bản, thời gian thực hiện giai đoạn 1 đến ngày 28/7/2018 là hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay dự án bị chậm tiến độ.

Nắng, mưa đều khốn khổ

Các cử tri TP Huế nhiều lần bức xúc phản ánh việc hoàn trả mặt bằng quá chậm.
Các cử tri TP Huế nhiều lần bức xúc phản ánh việc hoàn trả mặt bằng quá chậm.

“Sống chung” với dự án, một số cử tri trên địa bàn TP Huế nhiều lần bức xúc phản ánh đến đại biểu HĐND các cấp, đại biểu Quốc hội việc hoàn trả mặt bằng quá chậm. Nhiều tuyến đường làm xong hàng tháng trời nhưng không thảm nhựa mặt đường hoàn trả khiến người dân luôn phải sống trong tình trạng nắng bụi, mưa lầy. Người dân còn bức xúc phản ánh việc thi công đường cống làm hư hỏng, rạn nứt nhà dân.

Dự án khiến TP Huế bị ảnh hưởng khoảng 250 tuyến kiệt (hẻm, ngõ), hơn 30 tuyến đường. Theo quan sát của PV, một số tuyến đường chính như Nguyễn Trường Tộ, Phan Đình Phùng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Phan Châu Trinh, Đống Đa, Lê Lợi... thời gian qua, máy móc thi công để ngổn ngang, mặt đường lồi lõm rất khó đi.

Nhằm hạn chế bụi, những hộ ở gần mặt đường phải tưới nước hàng ngày nhưng nhà cửa bị bụi bặm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, kinh doanh buôn bán. Người dân lưu thông trên đường cũng phải sống chung với bụi, tiếng ồn.

Vào giờ cao điểm giao thông thường xuyên ách tắc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn khi gần cả tuyến đường bị rào chắn để thi công. Ngoài ra, trên một số tuyến thoát nước, có những nắp hố ga rất nguy hiểm, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.

Một người phụ nữ bán bún nghệ trên đường Phan Đình Phùng nói: “Dự án chưa thấy làm đẹp cho TP Huế thì dân đã khổ. Bụi mịt mù khiến lượng khách vào quán tôi ít lại. Mặt đường thì gồ ghề, ổ voi, ổ gà chi chít. Đoạn trước quán tôi đã có tới 3 vụ tai nạn phải nhập viện.

Cuối năm 2017, công nhân đơn vị thi công đào đường không may trúng cáp điện gây bỏng toàn bộ mặt. Hiện tại, nhiều cống thoát nước đã làm xong nhưng mặt đường chưa thấy họ hoàn trả lại”.

Anh Hồ Hữu Lộc (50 tuổi, ngụ Phan Chu Trinh) cho biết: “Nhiều tuyến đường đơn vị thi công nhưng không hề để biển báo. Nhiều lúc đi được nửa đường, không tiếp tục đi được đành quay lại đi hướng khác, bực lắm.

Việc hoàn trả mặt bằng nhiều nơi rất nhếch nhác, nhiều chỗ đất đá lởm chởm, không đảm bảo chất lượng. Hôm 30/7/2018, tôi chứng kiến một em sinh viên đi xe máy không may ngã xuống hố gãy tay, xe thì hỏng. Dự án hứa hẹn năm nay hoàn thành nhưng tôi mới nghe được thông tin “nó” còn “hành” dân thêm hơn 2 năm nữa”.

Đường phố ngổn ngang vì dự án “ì ạch”.
Đường phố ngổn ngang vì dự án “ì ạch”.

Mỗi tháng ra… 100 văn bản điều hành

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh (Giám đốc Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế) thông tin, hiện dự án đang ở giai đoạn cuối, còn khoảng 15% nhưng đây đều là những hạng mục khó thi công, mất nhiều thời gian. Các gói xây dựng Nhà máy xử lý nước thải, các trạm bơm, cơ bản hoàn thành phần xây dựng và nhà thầu đang tiến hành lắp đặt các thiết bị điện và cơ khí để vận hành thử.

“Dự án vừa mới được gia hạn. Từ nay đến hết quý I năm 2019, dự án cố gắng hoàn thành công tác xây lắp để đưa hệ thống vào vận hành. Việc gia hạn chủ yếu tăng thêm thời gian cho công tác bảo dưỡng, thanh quyết toán, công tác nghiệm thu. Chính phủ cho gia hạn thêm hơn 2 năm cũng là cơ hội để các đơn vị kiểm điểm lại, rút kinh nghiệm, đưa ra một lộ trình, phương án thực hiện dự án cụ thể và hiệu quả hơn”, ông Tuấn Anh nói.

Nguyên nhân nào khiến dự án chậm tiến độ? Theo lời giải thích của Ban Quản lý (BQL) dự án, đơn vị trúng thầu đều là những công ty “rất lớn, rất oai” nhưng các bộ phận thi công ở dưới năng lực không tốt hoặc không quen thi công với địa chất, thời tiết ở TP Huế.

Các nhà thầu chính bị phân tán nguồn lực tài chính, không còn nguồn tài chính dồi dào như cam kết với chủ đầu tư ban đầu, kéo theo vấn đề chậm thi công. Tình hình nợ đọng, chậm thanh toán cho các nhà thầu phụ, cho các đơn vị vật tư thường xuyên diễn ra.

Một lý do nữa, các nhà thầu khi đấu thầu muốn trúng thường bỏ giá thầu thấp. Khi trúng thầu, lúc thi công phải tìm nguyên liệu, thiết bị giống như hồ sơ đấu thầu để triển khai nhưng giá thành lại cao, khó đáp ứng nên chậm. Việc phối hợp giữa nhà thầu với chính quyền địa phương, tổ dân phố nơi thực hiện dự án chưa tốt. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khách quan như thời tiết diễn biến phức tạp, Huế mưa nhiều.

BQL dự án đã cố gắng, trung bình mỗi tháng phát hành gần 100 văn bản điều hành, yêu cầu tăng ca, bổ sung nhân lực nhưng các nhà thầu không cải thiện được nhiều nên vẫn chậm tiến độ.

Ông Tuấn Anh nói: “Chúng tôi đã phạt tại chỗ đối với những nhà thầu vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng (trung bình 10-15 triệu/lần phạt).

Ngoài ra, Công an TP Huế cũng đã xử phạt 63 trường hợp với số tiền hơn 180 triệu đồng đối với các nhà thầu, chủ yếu ở các lỗi: Không bố trí biển báo, rào chắn, không bố trí người hướng dẫn giao thông, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Vì những khó khăn đó nên tôi mong muốn nhận được sự đồng thuận, chia sẻ từ phía người dân”.

Cũng theo vị Giám đốc BQL dự án, thời gian tới “họ” buộc phải chỉ đạo các nhà thầu triển khai tổng lực tất cả các mũi thi công, phải tăng ca. Đồng thời, BQL dự án sẽ tăng cường giám sát để yêu cầu nhà thầu điều chỉnh chi tiết tiến độ thi công và có cam kết hoàn thành. Nếu không kịp thời gian, BQL sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn.

Trả lời chất vấn ở Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VII (nhiệm kỳ 2016-2021) diễn ra từ 8-9/12/2016, ông Lê Trường Lưu (Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết: “Phản ánh của người dân lâu nay là có cơ sở.

Chúng ta phải giám sát chặt chẽ nhà thầu. Thi công đến đâu thì phải hoàn trả mặt bằng đến đó. Đường nào xong là hoàn thiện luôn nhằm phục vụ cho người dân, du khách. Huế là thành phố du lịch nên điều này là rất quan trọng”.

bài liên quan
Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Phát triển kinh tế số: Tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia

Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines nợ hơn 751 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines nợ hơn 751 tỷ đồng tiền thuế

Nợ quá hạn hơn 751 tỷ đồng tiền thuế Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines bị ngừng sử dụng hóa đơn từ ngày 02/7.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

Mối quan hệ thân thiết của GKM – APG được "phác hoạ" thông qua hàng loạt giao dịch, góp cổ phần của GKM Holdings.
Phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng pháp luật" lần III

Phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh "Gương sáng pháp luật" lần III

Sáng 1/7, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) chính thức phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” lần III, năm 2025.
Chuyên trang truyền thông Pháp luật Plus chuyển về trụ sở mới

Chuyên trang truyền thông Pháp luật Plus chuyển về trụ sở mới

Do nhu cầu công việc, Chuyên trang truyền thông Pháp luật Pháp luật+ (Báo Pháp luật Việt Nam) chuyển về trụ sở mới.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Quá trình khai báo, cựu Chủ tịch FLC khẳng định: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Theo ông Quyết, việc mua lại doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp là để làm về lĩnh vực xây dựng.
Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Với việc đưa ra thông tin gian dối để huy động vốn của bị hại làm đáo hạn ngân hàng cho khách hàng đang có nhu cầu, để chiếm đoạt tổng số tiền trên 05 tỷ đồng, Nguyễn Đình Tuấn đã bị lực lượng chức năng bắt tạm giam.
Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Lợi dụng thời điểm đêm tối vắng người, Đỗ Văn Đoàn đã sử dụng ô tô đến nhiều tuyến phố để trộm cắp cống thoát nước.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.