Nhiếp ảnh gia khiếm thị Pranav Lal đã chụp được hình bóng của mình in xuống bể bơi. Anh sử dụng công nghệ âm thanh audio The vOICe để nhìn. Công nghệ này chuyển đổi những hình ảnh thị giác thành âm thanh.
Cách những nhiếp ảnh gia mù nắm bắt thế giới xung quanh
Họ làm cách nào? Đây là câu mà mọi người thường hay hỏi nhất khi lần đầu tiên nghe về những bức ảnh do người khiếm thị chụp. Câu trả lời cũng giống như câu hỏi rộng hơn: Làm thế nào để mọi người chụp được ảnh?
Nó phụ thuộc vào thể loại ảnh mà những người chụp khác nhau muốn, vào tình huống mà chính họ nhìn thấy, vào động cơ và mục đích đa dạng...
Máy móc phục vụ nhiếp ảnh về cơ bản rất đơn giản: Nó được thiết kế để bắt ánh sáng có trên các vật thể bằng thấu kính cùng các quy trình cơ học cho dù chúng sẽ thay đổi, công nghệ được nâng cấp liên tục song về mặt nguyên tắc thì không thay đổi. Bị khiếm thị hay không, cứ có máy ảnh, có đối tượng và mong muốn tạo ra hình ảnh trực quan về đối tượng đó, thì người chụp sẽ hướng ống kính về đối tượng và nhấn nút.
Này, nhanh lên! Đã chụp xong một bức bình!
Một số người (không bị khiếm thị) cực kỳ thành thạo trong việc thao tác với các thiết bị đo sáng, độ dài phơi sáng, điều chỉnh màu sắc, âm sắc... Một số người thì không, cũng mù tịt về nhiếp ảnh.
Những người bình thường sẽ nhìn hình ảnh theo hàng trăm cách khác nhau để chụp. Các nhiếp ảnh gia giỏi nhất trên thế giới lại thường sử dụng những chiếc máy ảnh đơn giản nhất theo những cách đơn giản nhất. Song các nhiếp ảnh gia có kỹ năng, kỹ thuật cao nhất, sử dụng thiết bị tiên tiến nhất cũng không thể đảm bảo được rằng người xem sẽ thấy những bức ảnh của họ thú vị, đẹp, hữu ích hay có giá trị.
Hơn nữa, không một người chụp nào, dù có tài giỏi đến đâu, có thể biết được một bức ảnh bất kỳ sẽ như thế nào. Hầu hết nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều chụp nhiều ảnh để tìm ra bức thành công nhất.
Giống như mọi nhiếp ảnh gia khác, nhiếp ảnh gia mù cũng có ý tưởng về những gì anh ta/ cô ta muốn đạt được. Người khiếm thị cũng có mục đích hoặc mong muốn khi chụp ảnh. Giống như bất kỳ người chơi ảnh nào, họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ, lời khuyên thiết thực từ những người khác: Cách điều chỉnh thông số máy ảnh, thiết lập đối tượng, cách sử dụng các thiết bị đơn giản của máy ảnh...
Người khiếm thị chụp ảnh cũng giống như bất kỳ người chụp ảnh nào khác, theo CNN.
PTanvir Bush bị mù hoàn toàn do một căn bệnh thoái hóa dẫn đến mất thị lực ngoại vi và cuối cùng là mù lòa. Cô là một trong số các nhiếp ảnh gia của thế giới có tác phẩm nằm trong cuốn sách "The Blind Photographer" (tạm dịch: Nhiếp ảnh gia khiếm thị) của Redstone Press nói rằng, nhiếp ảnh đã giải phóng cô. "Trước đây, tôi từng làm việc với tư cách là một nhà sản xuất phim. Vì vậy, tôi rất phấn khích khi tìm thấy tiếng nói độc đáo của riêng mình thông qua nhiếp ảnh. Đó là một bước đột phá về sáng tạo rất lớn đối với tôi" - Bush cho tờ Guardian hay.
Nhiếp ảnh gia người Anh Martin Parr mô tả cuốn sách là "một sự mặc khải" và cũng lưu ý rằng, cách các nhiếp ảnh gia mù "nắm bắt cảm giác về thế giới và mối quan hệ của họ với nó thông qua nhiếp ảnh thường tao nhã và hấp dẫn như các nhiếp ảnh gia có thị giác".
Tuy nhiên, làm thế nào để một nhiếp ảnh gia mù xoay sở bằng cách nào đó “nhìn thấy” và biến đổi thế giới thông qua một chiếc máy ảnh? Thực tế, nhiều nhiếp ảnh gia khiếm thị làm việc với trợ lý để tư vấn cho họ về vị trí máy ảnh và bố cục, trong khi những người khác sử dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, Guardian thông tin.
Chụp ảnh bằng âm thanh: Thách thức lớn nhất là "đọc" âm thanh
Pranav Lal - một nhà tư vấn đến từ New Delhi - bị mù bẩm sinh, song nay anh có thể "nhìn thấy" nhờ công nghệ The vOICe biến hình ảnh trực tiếp từ camera thành âm thanh. Khi máy ảnh quét từ trái sang phải, cao độ của âm thanh biểu thị độ cao của đối tượng, trong khi âm lượng xác định độ sáng. Bằng cách học lắng nghe sự tinh tế của tiếng ồn, bạn có thể có một định dạng của thị giác chức năng.
Trong kỳ nghỉ ở Iceland vài năm trước, Pranav Lal đã nghe về bắc cực quang. Khi chúng chiếu sáng phía trên đầu Lal, anh nghe thấy tiếng động lướt qua nhanh, the thé - anh nhớ lại. Từ những âm thanh này, hình dạng và mô hình xuất hiện, từ chúng, những hình ảnh.
Kỹ sư người Hà Lan Peter Meijer đi tiên phong trong công nghệ này vào những năm 1980, nay The vOICe đã có bước phát triển đáng kể. Thông qua trang web của kỹ sư Meijer là Seeing with Sound, nó có thể tích hợp sẵn với máy ảnh song được sử dụng miễn phí cho thiết bị di động dùng hệ điều hành Android, máy tính Raspberry Pi và dưới dạng ứng dụng (app). Do đó, Lal thậm chí còn sử dụng phần mềm này trên máy tính xách tay, cho phép anh mua sắm trực tuyến và xem hình ảnh về không gian bên ngoài.
Kỹ sư Meijer cho CNN hay rằng: "Thách thức lớn là học cách giải mã những âm thanh đó". "Việc diễn giải cảnh âm thanh thật khó. Bạn phải xác định những gì chúng đang nói với bạn" - Lal cũng đồng tình.
Điều này cũng lý giải vì sao Lal chuyển sang môn nhiếp ảnh vào đầu những năm 2000. "Tôi đăng ký vào danh sách nhận email từ Seeing with Sound và dần dần đặt ra câu hỏi: Tôi nghe thấy âm thanh như thế này, thì nó có thể nghĩa là gì? Tôi chia sẻ với thế giới những gì tôi đang nhìn thấy để họ có thể trả lời câu hỏi của tôi" - Lal giải thích.
Những gì bắt đầu như một cách để giải thích các đối tượng đã trở thành một sở thích, trong đó anh tập trung vào phong cảnh và kiến trúc. Với âm thanh hướng dẫn, Lal dùng kính thông minh để định vị chiếc máy ảnh của mình. "Đối với tôi, hơn cả nhiếp ảnh, đó là hành trình khám phá và quan sát môi trường. Bây giờ, khi đi du lịch, tôi có thể là 'một du khách thực sự'. Tôi trố mắt nhìn vì tôi quan tâm đến khoa học" - Lal cho biết.
Ảnh của Lal được chia sẻ rộng rãi và anh dần đã có mối quan hệ với các nhiếp ảnh gia trong các chuyến du lịch của mình. Những cuộc chuyện trò của anh làm nổi bật những điểm tương đồng và cả khác biệt trong hành trình theo đuổi nhiếp ảnh của họ. "Hầu hết việc chụp ảnh của tôi là với ánh sáng, bóng tối và hình dạng. Song tôi phát hiện ra là... các nhiếp ảnh gia (không bị mù) còn sáng tác với màu sắc" - Lal chia sẻ.
Hơn nữa, anh ngạc nhiên rằng, ngay cả với những người không bị khiếm thị, việc mô tả về nhiếp ảnh là phổ biến. "Nếu bạn đi xem một cuộc triển lãm, mọi hình ảnh đều được chú thích. Có vẻ như ngay cả đối với người bình thường, bối cảnh của bức ảnh là cơ sở để đánh giá cao (nó) ở một mức độ nào đó" - Lal nói.
Các chuyến đi của Lal nay bị hạn chế bởi COVID-19, nhưng khi thế giới thoát khỏi đại dịch, anh muốn trải nghiệm trên những ngọn núi ở Bán đảo Kamchatka của Nga, xem bắc cực quang và đi bộ dưới đáy biển dưới sự hỗ trợ của kính thông minh vOICe để "xem mọi thứ trông như thế nào dưới đáy đại dương".
Lal ca ngợi phần mềm miễn phí và linh hoạt của Meijer và tiếp tục thử nghiệm điều chỉnh nó với phần cứng mới để tăng cường thị giác của anh hơn nữa. Ví dụ, vOICe kết hợp với chức năng LIDAR của iPhone 12 Pro để có thể tăng độ sâu cho tầm nhìn của anh.
"Tôi cho rằng có rất nhiều tính năng có thể cải tiến. Tôi nghĩ chúng ta có thể vượt ra khỏi tầm nhìn tự nhiên, hoặc ít nhất là sử dụng các loại cảm biến khác để thay thế cho tầm nhìn tự nhiên" - theo Lal.
Nhưng đối với tất cả bước tiến nhảy vọt trong công nghệ, đôi khi những chức năng quan trọng nhất của chúng lại nằm trong những thứ hàng ngày. Hồi tháng 11, Lal đang ở một khu nghỉ dưỡng của Ấn Độ và cần phòng tắm. Anh bước vào khu vệ sinh nam và không cảm nhận được cái gì. Nếu bị mù, bạn sử dụng một cây gậy dò dẫm theo cách của bạn, song anh không muốn sờ lần cái gì. Anh thấy một chùm ánh sáng, một thứ gì đó mờ mờ phía trước. Hoá ra, đó là một cái bồn rửa tay... Anh tiếp tục bước tới và nhìn thấy những bức vách cao ở khoảng cách khác nhau. Các vách ngăn. Nó có thể là bồn tiểu, vì vậy, anh quay lại, lấy chính mình làm trung tâm và tiến lên phía trước, chạm tới bồn tiểu mà không cần rờ rẫm vào những thứ khác để định vị, Lal cho biết.
"Nếu không có vOICe, tôi sẽ phải cảm nhận mọi thứ và ai biết được điều gì ở đó. Nó mang lại cho tôi chút quyền tự chủ và rất nhiều thông tin" - Lal tâm sự.
Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 620/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giai đoạn đến hết năm 2025.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.