Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Nhiều sự tích ở ngôi đền Khai Long

Pháp luật & Xã hội
17/12/2022 14:56
Cao Sơn
aa
Đền Khai Long (xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những ngôi đền có bề dày lịch sử và đã qua nhiều lần tôn tạo, năng cấp.


Đền cổ nghìn năm

Đền Khai Long ở xã Tân Sơn- Đô Lương là công trình văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng. Đền được khởi dựng thời Lê Trung Hưng (1533 – 1788) để thờ thần Khai Long sứ quân Ngô Xương Xí, một nhân vật lịch sử có công với dân, với nước ở thế kỷ thứ X. Sau khi ông mất thường hiển linh, giúp dân độ thế nên được nhân dân lập đền thờ phụng bốn mùa hương khói.

Đền Khai Long ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đền Khai Long ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Theo sử sách, Ngô Xương Xí sinh ra trong khoảng những năm 945- 950, ông là một trong 12 sứ quân thời Hậu Ngô vương. Ông cũng chính là cháu nội của Ngô Quyền, một bậc anh hùng tuấn kiệt được sử sách ghi chép là người: “khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc”.

Vào năm 965, Ngô Xương Xí lên nắm binh quyền, song lúc này khắp nơi các thế lực đua nhau nổi dậy. Trong thời gian sứ quân Ngô Xương Xí trấn giữ Bình Kiều (Thiệu Sơn, Thanh Hóa) ông thường xuyên qua lại vùng Châu Hoan (tức vùng Nghệ An) để tuyển mộ thêm binh lính. Đi đến đâu ông cũng giúp đỡ và bảo vệ cuộc sống cho nhân dân nên ông được nhân dân Châu Hoan tin yêu, mến phục.

Vùng Tân Sơn- Đô Lương ngày nay (cách căn cứ Bình Kiều khoảng 140 km về phía Nam) cũng chính là căn cứ luyện tập binh mã và tích trữ lương thực của sứ quân Ngô Xương Xí. Nhân dân nơi đây xem Ngô Xương Xí là một vị vua, vị sứ giả thường đi tuần du khắp nơi trên vùng đất Châu Hoan để bảo vệ cuộc sống cho mọi người dân nơi đây.

Chính vì vậy, nhân dân nơi đây nhớ ơn và lập đền thờ phụng. Điều này được thể hiện trong nội dung bài văn cúng tại đền: “Thánh thượng lược thặng đại phu tuần du sứ giả Khai Long sứ quân hiển ứng chiêu linh, lịch triều sắc tặng tôn chư mỹ tự Thượng, Thượng đặng tối linh đại vương”.

Đền Khai Long xuống cấp trước khi chưa phục dựng.

Đền Khai Long xuống cấp trước khi chưa phục dựng.

Kiến trúc của đền Khai Long có đầy đủ Thượng viện, Trung viện và Hạ viện. Thượng viện đặt bàn thờ bài vị, bình hương để người dân đến thắp hương cầu nguyện. Trung viện đặt lọng, gươm, đao, giáo, mác, có long bào, đồ đồng, gốm, sứ quý. Hạ viện là hai con ngựa đá trắng đứng chầu. Cổng Tam quan có binh lính tháp tùng rất uy phong, lộng lẫy…

Theo sách “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Tân Sơn- Đô Lương” và lời kể của những người cao tuổi trong làng cho biết: Trải qua các thời kỳ lịch sử Đền Khai Long đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Năm 1957, đền Khai Long là địa điểm bán công phiếu kháng chiến của Chính Phủ Việt Nam. Từ năm 1946 – 1947, hưởng ứng phong trào bình dân học vụ, nhân dân xã Duy Tân (nay là xã Tân Sơn- Đô Lương) đã tổ chức nhiều lớp học tại đền Khai Long. Năm 1949, đền Khai Long là nơi diễn ra đại hội Đảng của xã Duy Tân và là nơi mở các lớp đào tạo cán bộ của huyện lấy tên là trường Lê Hồng Phong. Từ năm 1953 – 1958 chi bộ Đảng sự thật của xã Duy Tân tổ chức sinh hoạt tại đền.

Lễ hội lớn nhất của đền Khai Long diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đền Khai Long trước đây diễn ra 5 dịp lễ chính trong năm: Lễ Nguyên Đán (mùng 1 Tết), Lễ Khai Hạ (mùng 7 Tháng Giêng), Lễ Thường Tân (ăn cơm mới, 20/5 âm lịch), Lễ Trạp Nghè (Hạ Nguyên, Rằm tháng Bảy), Lễ Thượng Niên.

Theo một người dân tại huyện Đô Lương, “Đền Khai Long rất được người dân tôn kính. Vào ngày rằm, ngày lễ không chỉ người trong làng mà người dân ở nhiều nơi cũng đến tham quan, cầu xin điều may mắn…”.

Năm 2014, Chính quyền địa phương, nhân dân và các nhà hảo tâm đã hằng tâm công đức phục hồi tôn tạo lại di tích. Tháng 12/2017, đền Khai Long, xã Tân Sơn được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.

Đền Khai Long thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan?

Người xưa có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành” chuyện thờ cúng kiêng cử luôn diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Nó đã trở thành một phần đức tin trong lòng của mỗi người. Tục thờ cúng tổ tiên vốn là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Chính vì vậy, sự thờ cúng để đạt được cảnh giới “thiêng” và “lành” cần hiểu rõ nguồn gốc tổ tiên thờ ai. Tại đền Khai Long cũng vậy, nhiều sử tích, tranh cãi xoay quanh vấn đề: ngôi đền thờ ai, có thực sự là Ngô Xương Xí không…

Theo một sự tích được lưu truyền trong dân gian, đền Khai Long thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan (1521-1576). Xưa kia, Đức Thánh Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan được vua Lê Trung Hưng (1533-1788) ban tám chữ vàng “ Trung Cần Nhân Nghĩa Bảo Quốc Hộ Dân”. Người đời sau từ 8 chữ vàng này mà dựng thành 2 câu đối để bên trong đền Khai Long.

Theo cụ Trần Đình Thành - Thủ từ đền Linh Kiếm kể rằng, đền Khai Long trước kia có 12 sắc phong, tuy nhiên, do xưa kia xảy ra nạn lũ lụt nên 12 sắc phong này bị trôi dạt, đền cũng bị sụp đổ nên người dân mang đến đền Linh Kiếm tại xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương.

Sắc phong của đền Khai Long có ghi: Sắc ban cho vị thần nguyên là Binh bộ.

Sắc phong của đền Khai Long có ghi: Sắc ban cho vị thần nguyên là Binh bộ.

Nội dung một số Sắc Phong ghi: Sắc ban cho vị thần nguyên là Binh bộ Thượng thư Thái Phó Tấn phủ quân, tên thuỵ là Khiêm Cẩn (Tức là ông Nguyễn Cảnh Hoan, là tướng nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam) đã có công hộ quốc giúp dân, rất linh ứng. Nghĩa là theo người dân thì chiếu theo nội dung Sắc Phong này thì đền Khai Long thờ Nguyễn Cảnh Hoan…?

Ngược dòng lịch sử, vào thời vua Lê Trung Hưng (1533-1788) cha con và anh em của Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan đã cùng với Nguyễn Kim sang Lào phù Lê Trang Tông lên làm vua và được Trịnh Kiểm (Trịnh thái sư - sau khi mất được vua Anh Tông tặng cho là Minh Khang Thái vương, đặt tên thuỵ là Trung Huân), Trịnh Tùng (Triết vương) cực kỳ trân trọng, có thể thấy điều này như sau.

Đến tháng Giêng năm 1553, Trịnh thái sư đưa quân về huyện Từ Liêm trừ bọn gian ác. Bấy giờ đang cơn binh lửa, nhân dân phiêu bạt, đường sá vắng tênh. Thái sư sai tướng chia giữ các sứ rồi chỉnh đốn quân ngũ kéo về Tây Đô, liệt kê chiến tích của các tướng dâng lên triều đình phê duyệt khen thưởng.

Khi đó, Tấn quận công đạt nhiều huân vọng, được gia phong Thái Bảo. Trịnh Thái Sư thấy Tấn quận công Nguyễn Cảnh Hoan có mưu trí dũng lược, đánh đâu được đấy, thật là một vị tướng tài, do đó đặc biệt đổi tên là “Trịnh Mô” (họ của chúa) làm thần tử thân thuộc. Lại cấp thêm cho binh dân và trao quyền trông coi những việc quân quốc trọng đại trong kinh ngoài trận.

Thủa sinh thời, Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan không chỉ có nhiều đóng góp công sức, trí tuệ cho triều đình, đất nước, muôn dân mà còn là trung thần với đất nước. Việc xây dựng đền thờ để nhớ đến công lao của ông là việc nên làm.

Mặt khác, Ngô Xương Xí khi còn là 1 trong 12 loạn sứ quân năm 966, căn cứ địa là Thanh Hóa. Trong khi đó, đền Khai Long xã Tân Sơn được đặt ở Nghệ An, không phải quê hương ông Ngô Xương Xí, quanh đó cũng không có con cháu họ Ngô và xây dựng sau khi ông mất hơn 600 năm sau thời Lê Trung Hưng (1533-1788).

Bên cạnh đó, thời Lê Trung Hưng là giai đoạn rực rỡ nhất của con cháu họ Nguyễn Cảnh, khi ông Nguyễn Cảnh Hoan vừa mới mất, và tại địa điểm Tân Sơn (là quê hương của mẹ ông Nguyễn Cảnh Hoan), cùng các vùng lân cận thì có rất nhiều con cháu họ Nguyễn Cảnh. Như vậy, việc lập đền thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tân Sơn là rất hợp lý, vừa là quê hương của mẹ ông, đền được lập sau khi ông mất không lâu, vừa xung quanh và các vùng lân cận lại có nhiều con cháu họ Nguyễn Cảnh.

Ông Nguyễn Cảnh Hoan và con cháu Nguyễn Cảnh rất có công với đất nước, với nhà Lê - Trịnh, với nhân dân các vùng cho nên ở Nghệ An và nhiều tỉnh, có hơn 100 đền thờ lớn họ Nguyễn Cảnh trong đó có 42 đền thờ ông Nguyễn Cảnh Hoan. Sở dĩ ông được lập nhiều đền thờ đến vậy là do ông là nhân vật lịch sử, có công với dân với nước.

Sau hàng nghìn năm, dòng họ Nguyễn Cảnh vẫn lưu giữ câu đối cổ: “Cao Tằng Tổ Khải Dị Lai - Thập Bát Quận Công Tam Tể Tướng Đinh Lí Trần Lê Dị Hậu- Bách Dư Tiến Sĩ Thất Khôi Nguyên”. Tam tể tướng đó là ông Nguyễn Cảnh Chân: dựng Trần Ngỗi lên làm vua; ông Nguyễn Cảnh Dị: dựng Trần Trùng Quang lên làm vua và ông Nguyễn Cảnh Hoan trước khi mất chưa được làm Tể tướng nhưng sau khi mất tiếp tục phù trì, phù hộ đất nước nên được Trịnh Kiểm phong chức Tể tướng.

Như vậy, thời Trần, thời Lê Trung Hưng cho đến thời nhà Nguyễn, họ Nguyễn Cảnh có 3 Tể Tướng, 18 Quận Công, 76 Hầu Tước (quan cấp tỉnh), 19 Bá Tước, 5 Tử Tước, 3 Nam Tước. Cho nên được triều đình giai đoạn này rất trân trọng, tin dùng.

Với những chứng cứ và lập luận ở trên, có thể thấy rằng một người được lập đền thờ thì người đó phải là người có những chiến tích hiển hách, vẻ vang trong lịch sử, là người có công rất nhiều với đất nước, với muôn dân, và đặc biệt trung thành với vua, lấy đạo thờ vua lên trên hết.

Đặc biể, nơi được lập đền thờ cúng của người đó cũng thường là quê hương của họ để người dân nhớ đến cội nguồn, nhớ đến chiến tích của người đó, và phần nào đó thể hiện tự hào khi nhắc về tổ tiên - nơi đã sinh ra anh hùng dân tộc. Do đó, nhiều cơ sở có thể nói nhận định: Đền Khai Long - Tân Sơn thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan.

bài liên quan
TP.HCM: Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán

TP.HCM: Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán

Sáng 24/4, Quận ủy, UBND quận 5 tổ chức lễ hoàn thành giai đoạn 1 công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Di tích tiếp nhận "hiện vật lạ" có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng

Di tích tiếp nhận "hiện vật lạ" có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, việc Ban Quản lý di tích tự ý tiếp nhận các hiện vật lạ vào Di tích mà không có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.
Thảo Cầm Viên miễn phí vé cho khách sinh nhật tháng 3

Thảo Cầm Viên miễn phí vé cho khách sinh nhật tháng 3

Thảo Cầm Viên sẽ miễn phí vé vào cổng cho khách tham quan có sinh nhật trong tháng 3 nhân dịp kỷ niệm 160 năm thành lập (23/3/1864 - 23/3/2024).
TP Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 12 đợt tham quan Trụ sở HĐND – UBND thành phố năm 2024

TP Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 12 đợt tham quan Trụ sở HĐND – UBND thành phố năm 2024

Chương trình tham quan nhằm tăng cường quảng bá lịch sử hình thành và phát triển của thành phố, xây dựng hình ảnh chính quyền thành phố thân thiện, cởi mở.
Hà Nội: Phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách trong năm 2022

Hà Nội: Phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách trong năm 2022

Sở Du lịch Hà Nội xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển du lịch trong năm 2022. Theo đó, Hà Nội phấn đấu đón và phục vụ 9 -10 triệu lượt khách trong năm 2022, trong đó có 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 27,8-35,8 nghìn tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2022 của khối khách sạn đạt trong khoảng 40-45%.
Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
Mới nhất
Đọc nhiều
Evergreen Bắc Giang bị xử phạt hơn 300 triệu đồng

Evergreen Bắc Giang bị xử phạt hơn 300 triệu đồng

UBND tỉnh Bắc Giang ​​​​​​​đã ban hành quyết định xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững Evergreen Bắc Giang 320 triệu đồng.
Khối lượng phát hành trái phiếu bất động sản đã giảm 36% so với cùng kỳ

Khối lượng phát hành trái phiếu bất động sản đã giảm 36% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, thị trường bất động sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên khối lượng phát hành trái phiếu giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Chu Hồng Uy giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Ông Chu Hồng Uy giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT công bố 20 phương thức xét tuyển đại học 2024

Bộ GD&ĐT công bố 20 phương thức xét tuyển đại học 2024

Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024. Theo đó, thí sinh căn cứ danh mục phương thức xét tuyển để phục vụ cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học.
Nghệ An: Nhiều giải pháp tháo gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2024

Nghệ An: Nhiều giải pháp tháo gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2024

Thực hiện chỉ đạo nhiệm vụ chống khai thác IUU của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU tại các Chỉ thị, Công điện, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An triển khai nghiêm túc, kịp thời các nội dung.
Sở Y tế TP.HCM: 82 trẻ nghỉ học không liên quan đến ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế TP.HCM: 82 trẻ nghỉ học không liên quan đến ngộ độc thực phẩm

Trước thông tin “2 học sinh tại TP.HCM nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm, cùng lúc có 82 em nghỉ học”, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành xác minh, làm rõ.
Nhóm đối tượng nào được Bộ Y tế hỗ trợ đóng BHYT?

Nhóm đối tượng nào được Bộ Y tế hỗ trợ đóng BHYT?

Hiện nay, những đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), hỗ trợ 100%.
Công an TP Hà Nội cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Công an TP Hà Nội cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Để chủ động phòng ngừa đuối nước trong mùa nắng nóng, Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân và cộng đồng cần trang bị kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống.
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất khiến 7 công nhân thương vong

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất khiến 7 công nhân thương vong

Đất đá sạt lở do mưa lớn đã vùi lấp lán trại của công nhân đang làm việc tại công trường ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh), khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Công ty CP Thuỷ điện Trung Thu làm sai lệch số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Công ty CP Thuỷ điện Trung Thu làm sai lệch số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Hành vi vi phạm của Công ty CP Thuỷ điện Trung Thu đã bị cơ quan chức năng xử phạt nghiêm minh.
Phát hiện 3.327 vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng trong năm 2023

Phát hiện 3.327 vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng trong năm 2023

Các vụ phá rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Quảng Ninh: Sét đánh khiến một người tử vong

Quảng Ninh: Sét đánh khiến một người tử vong

Một người đàn ông ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, nghi bị sét đánh chết trong lúc đi đánh bắt cá...
Đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đoàn công tác của Bộ Y tế đồng hành với ngành Y tế của tỉnh Điện Biên đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.