Chủ nhật 28/04/2024 11:25

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 37 °C
Yên Bái 38 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 37°C
  • Yên Bái Hà Nội 38°C

Nhớ anh Nguyễn Đình Lộc - vị Bộ trưởng Tư pháp trí tuệ, tâm huyết và liêm chính

Pháp luật hình sự
30/01/2021 14:25
PGS.TS Hà Hùng Cường
aa
Hôm nay (30/1), tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) diễn ra Lễ tang đồng chí Nguyễn Đình Lộc (nguyên Đại biểu Quốc hội Khóa VII, IX, X, XI; nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam).


Anh159.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường thăm và chúc sức khỏe nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2015).

Tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đình Lộc, Báo Pháp luật Việt Nam xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Hà Hùng Cường, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Tư pháp, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam với tiêu đề “Nhớ anh Nguyễn Đình Lộc - vị Bộ trưởng Tư pháp trí tuệ, tâm huyết và liêm chính”.

Những ngày cuối năm Canh Tý này, tôi thật sự bàng hoàng khi nhận được tin về sự ra đi của Anh Nguyễn Đình Lộc. Trong niềm xúc cảm ấy, bao kỷ niệm sâu sắc về Anh, về những năm tháng có may mắn được gần gũi, làm việc cùng Anh và được Anh rèn luyện lại hiện về. Chắc không chỉ riêng tôi mà tất cả những ai từng được làm việc với Anh đều thấy trong Anh hội tụ hình ảnh của một người thầy mẫu mực, một nhà luật học uyên thâm, giàu ý tưởng sáng tạo và một nhà quản lý tâm huyết, liêm chính, có nhiều đóng góp lớn với Bộ, ngành Tư pháp và đất nước.

Anh Nguyễn Đình Lộc sinh ngày 13/9/1935, quê quán xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - một vùng quê giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Mồ côi cả cha và mẹ từ nhỏ, nhưng với nghị lực vốn có, Anh bám đời, bám trường và tự học để học hết cấp III - Trường Huỳnh Thúc Kháng với kết quả xuất sắc, được Nhà nước cử đi học đại học Luật ở một trường đại học danh giá bậc nhất của Liên Xô cũ - Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp. Cũng tại trường đại học này, năm 1978, Anh là một trong vài người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Luật.

Trước khi đảm nhận cương vị Bộ trưởng Tư pháp, Anh từng là đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, có nhiều công lao, đóng góp cho việc tham gia xây dựng Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Có lẽ chính vì vậy, Anh đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao trọng trách làm Bộ trưởng Tư pháp 10 năm liền (1992-2002).

Những đóng góp và dấu ấn mà Anh để lại trong 10 năm đó thực sự là nền tảng vững chắc cho những chặng đường phát triển đầy tự hào của Bộ, ngành Tư pháp.

Giai đoạn Anh đảm nhận cương vị Bộ trưởng Tư pháp là giai đoạn lịch sử rất đặc biệt. Đây là 10 năm đầu Việt Nam triển khai thi hành Hiến pháp năm 1992 (bản Hiến pháp đầu tiên của thời kỳ Đổi mới).

Đây cũng chính là thời kỳ tiến trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập được gia tốc với sự diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, mang tính bản lề trong tiến trình Đổi mới như: Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (năm 1994), gia nhập ASEAN (năm 1995), gia nhập APEC (năm 1998), ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 2000).

Ở giai đoạn này, Đảng ta chính thức chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân (từ năm 1994) và sau đó chủ trương này được hiến định trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vào năm 2001.

Đây cũng là giai đoạn nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý hiệu quả của Nhà nước, kinh tế Việt Nam nhiều năm liền tăng trưởng ở mức cao đồng thời trụ vững trước nhiều tác động bất lợi của cuộc Khủng hoảng tài chính khu vực châu Á (các năm 1998-1999).

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội rất đặc biệt đó, nhu cầu xây dựng thể chế, thiết lập nền tảng pháp lý để kịp thời phục vụ tiến trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, mở cửa, hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền được đặt ra một cách cấp thiết. Bằng trí tuệ uyên bác, với tư duy sắc sảo và trình độ luật học uyên thâm, Anh đã dành toàn bộ tâm huyết của mình cho việc lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trong Bộ, ngành Tư pháp hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước giao phó, nhất là việc chủ trì xây dựng và tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội những đạo luật mang tính rường cột của nước nhà.

Trong số những văn bản đó phải kể tới Bộ luật Dân sự năm 1995 (Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Bộ luật Hình sự năm 1999 (Bộ luật Hình sự đầu tiên của thời kỳ Đổi mới). Trong các bộ luật ấy, đều có dấu ấn rõ nét của Anh cả về định hướng nội dung tư tưởng, tư duy thiết kế và kỹ thuật lập pháp.

Thực tiễn hơn 1/4 thế kỷ qua cho thấy những tư tưởng nền tảng cùng nhiều quy định của các bộ luật kể trên vẫn còn nguyên giá trị và được kế thừa trong tiến trình lập pháp. Trong đó, phải kể tới các quy định ghi nhận, bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản của người dân, doanh nghiệp, bảo vệ tự do cam kết, thỏa thuận (tự do hợp đồng), các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các quy định về thừa kế, các quy định về giao dịch dân sự liên quan tới đất đai, các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định dân sự có yếu tố nước ngoài.

Đây là các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 với tư cách là nền tảng pháp lý cho các quan hệ tư được xác lập, thực hiện và bảo vệ, qua đó, thúc đẩy tiến trình giải phóng năng lực sản xuất, phát triển các loại thị trường và bảo đảm cho các giao dịch dân sự, kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế được diễn ra thuận lợi.

Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng chứa đựng những khái niệm, thuật ngữ pháp lý mang tính chuẩn mực mà Anh và các cộng sự đã dày công xây dựng. Các quy định về các tội phạm mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường lần đầu tiên được quy định khá toàn diện trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (thay thế các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985) đã góp phần bảo vệ trật tự xã hội mới, phù hợp yêu cầu của quá trình chuyển đổi trong những thập niên đầu của thời kỳ Đổi mới.

Một trong nhiều dấu ấn lập pháp khác mà Anh để lại chính là việc trực tiếp lãnh đạo, tổ chức tiến trình xây dựng dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Việt Nam ban hành vào năm 1996.

Với việc ban hành đạo luật này, công tác xây dựng pháp luật của các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương từng bước được đưa vào nền nếp, tạo tiền đề thiết lập một hệ thống pháp luật có tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong tiến trình hình thành các quy tắc xử sự chung điều chỉnh các quan hệ xã hội, qua đó, góp phần hiện thực hóa quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân do Hiến pháp năm 1992 ghi nhận.

Không thể không kể đến những đóng góp vô cùng quan trọng của Anh vào việc hình thành các chiến lược Cải cách pháp luật và Cải cách tư pháp của Đảng. Ấy là vào các năm 1999-2002, trước yêu cầu tiếp tục Đổi mới của đất nước, Anh đã chủ trì nghiên cứu một công trình đồ sộ về “Đánh giá nhu cầu phát triển của hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam”; tạo cơ sở lý luận và thực tiễn để sau đó Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Cũng trong giai đoạn 1992-2002, dưới sự lãnh đạo của Anh, nhiều thiết chế, thể chế về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, thi hành án dân sự vốn gắn với kinh tế thị trường đã được hoàn thiện hoặc định hình như hộ tịch, quốc tịch, giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước, luật sư, công chứng, trọng tài thương mại, hòa giải ở cơ sở, hệ thống thi hành án dân sự đã hình thành độc lập với cơ quan xét xử… Những thiết chế này đang đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển của đất nước.

Và đi cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của công tác đào tạo cử nhân luật, mở rộng Trường Đại học Luật Hà Nội, thành lập Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh và công tác đào tạo các chức danh tư pháp, với việc thành lập Trường Đào tạo các chức danh tư pháp; tiền thân của Học viện Tư pháp ngày nay. Trong những học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo luật này qua các kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội vừa qua, đều liên tục có hàng chục người tham gia Trung ương Đảng và Đại biểu Quốc hội mỗi khóa.

Trong công việc hằng ngày, Anh thật sự là tấm gương lớn về sự liêm chính, chí công vô tư, dĩ công vi thượng cùng sự tận tụy, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ. Anh luôn duy trì sự đam mê nghiên cứu, học hỏi cái mới và ham đọc sách tới tận những năm tháng cuối đời. Với từng nội dung tham mưu với Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Anh không ngừng trăn trở, suy tư về tính hợp lý cùng cơ sở lý luận và thực tiễn của mỗi đề xuất, bảo đảm mỗi ý kiến tham mưu đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của đất nước và dân tộc.

Nhận thức rõ trách nhiệm chính trị và xã hội của mình, Anh thường đòi hỏi rất cao về tinh thần trách nhiệm, sự cẩn trọng và tỉ mỉ trong công việc đối với đội ngũ tham mưu, nhất là với các lãnh đạo cấp Vụ, nhưng luôn trân trọng và kịp thời ghi nhận những đóng góp dù nhỏ nhất của các cán bộ, công chức, người lao động.

Chính nhờ tài năng, trí tuệ và nhân cách lớn ấy, Anh đã tập hợp chung quanh mình nhiều cộng sự giỏi, được đào tạo bài bản, học được ở Anh nhiều đức tính quý giá. Có lẽ chính nhờ sự nghiêm khắc của Anh cùng sức lan tỏa của tấm gương lớn đó, nhiều lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tư pháp đã có thêm cơ hội và động lực rèn luyện, trưởng thành, để lại nhiều đóng góp cho Bộ, Ngành và đất nước, trong đó có những đồng chí sau này được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó những trọng trách lớn.

Với đối tác nước ngoài, Anh luôn thân thiện, cởi mở, tinh tế trong ứng xử, vì thế rất được bạn bè quốc tế nể trọng. Trong cuộc sống đời thường, Anh là người có lối sống rất giản dị, tiết kiệm, gần gũi với những người chung quanh, thủy chung với bạn bè, đồng nghiệp.

Những đóng góp của Anh và những dấu ấn mà Anh để lại cho Bộ, ngành Tư pháp và đất nước không dễ gì kể hết. Sự ra đi của Anh không chỉ là tổn thất lớn với Bộ, ngành Tư pháp mà còn là tổn thất lớn với nền Luật học Việt Nam đương đại. Các thế hệ cán bộ của ngành Tư pháp luôn tự hào về Anh đáng kính và sẽ nhớ mãi Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc - cây đại thụ của nền Tư pháp, pháp luật Việt Nam hiện đại, vị Bộ trưởng Tư pháp trí tuệ, tâm huyết và liêm chính.

bài liên quan
Cần Thơ tổ chức cuộc thi viết về “Gương người tốt, việc tốt”

Cần Thơ tổ chức cuộc thi viết về “Gương người tốt, việc tốt”

Tiếp nối thành công của cuộc thi diễn ra năm 2022, TP Cần Thơ tiếp tục tổ chức cuộc thi viết về “Gương người tốt, việc tốt” năm 2024. Đây là cuộc thi Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 9/11.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Bộ Tư pháp tiếp công dân định kỳ tháng 2/2024

Bộ Tư pháp tiếp công dân định kỳ tháng 2/2024

Thực hiện quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013, Quy chế Tiếp công dân của Bộ Tư pháp, sáng 29/2, Thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Hồng Diện, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 2/2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Điều tra, làm rõ vụ việc một thi thể nữ giới trong căn hộ cao cấp

Điều tra, làm rõ vụ việc một thi thể nữ giới trong căn hộ cao cấp

Thi thể một người phụ nữ được phát hiện trong trạng thái "chết khô" trên chiếc ghế sofa trong một căn hộ chung cư cao cấp thuộc phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội đã triển khai Phương án bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024.
Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Quảng Ninh: 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án dịp 30/4 và 1/5

Theo quyết định, có 24 trường hợp phạm nhân được trao Quyết định giảm án; trong đó có 11 phạm nhân được giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi chỉ đạo, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Mang tiền án vẫn đi vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Ngày 25/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng (SN 1979), trú xã Tri Lễ, huyện Quế Phong về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

TP.HCM: Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 24/4, Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá nhóm đối tượng “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Triệt phá đường dây cá cược bóng đá qua mạng quy mô lớn tại TP.HCM

Ngày 24/4, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt 8 bị can về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và 4 bị can về hành vi “Đánh bạc”. Các quyết định và lệnh bắt đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố phê chuẩn.
Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Thanh Hóa: Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Ngày 23/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…
Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Khởi tố hai "nữ quái" mua ma túy về bán để kiếm lời

Hai đối tượng Vi Hoàng Như và Trần Thị Hương Lan vừa bị Công an quận Tây Hồ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Quảng Ninh: Bắt giữ cặp vợ chồng buôn bán pháo nổ số lượng lớn

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ cặp vợ chồng có hành vi buôn bán pháo hoa nổ số lượng lớn.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.