Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Nhớ tiếng cồng chiêng Mỹ Thạnh từng vang vọng khắp đất Tây Nguyên

Văn hóa
18/05/2021 21:58
Phùng Đình
aa
Người làm cồng chiêng ở Mỹ Thạnh không đúc mà chỉ gò từ những miếng đồng, đó là chuyện của mấy mươi năm về trước. Còn bây giờ, những lão thành làm cồng chiêng nơi này lại thèm nghe tiếng chát chúa bên tai như xưa.


Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Thương hiệu cồng chiêng Mỹ Thạnh

Hàng trăm năm nay, cồng chiêng là vật dụng quen thuộc trong đời sống của người đồng bào ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo tư liệu ở tỉnh Gia Lai, trước đây cồng chiêng nơi này chủ yếu lấy từ làng Mỹ Thạnh (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định).

Đến nay, những người hiểu biết về cồng chiêng ở làng Mỹ Thạnh mỗi khi nhắc lại làng nghề chỉ còn vang bóng này vẫn còn tấm tắc trong nuối tiếc, bởi nó tạo nên dấu ấn và nét đặc trưng riêng biệt.

Bây giờ, hễ ai nhắc đến gò cồng chiêng, đôi mắt ông Nguyễn Văn Tại (74 tuổi) lại sáng lên, rồi ông nói vanh vách về nghề. Ông bảo, trước đây gò cồng chiêng là nghề truyền thống của gia đình. Thường thì đến 60 tuổi không ai cầm cự nổi với nghề này, nhưng ai nấy đều bảo với sức khỏe của ông có thể làm 80 tuổi. Tuy nhiên, khi tuổi đời chưa đầy 40 thì làng nghề đã dần vắng khách và cũng bặt luôn tiếng búa chát chúa hàng ngày.

Cồng chiêng sản xuất ở làng Mỹ Thạnh được ưa chuộng, bởi đây là loại cồng chiêng gò chứ không phải đúc, nên khó vỡ, âm thanh lại trong và vang xa. Nguyên liệu làm cồng chiêng có thể là đồng vụn, đồng tấm, đồng vỏ đạn tùy theo từng thời kỳ.

Để làm ra sản phẩm, trước tiên người thợ dùng đe, búa dát mỏng đồng ra, sau đó phay tròn đồng lại tùy theo kích cỡ loại cồng chiêng muốn làm, rồi mới gò lên thành hình sản phẩm. Cuối cùng dùng tay đánh thử vào cồng chiêng, nếu âm thanh phát ra tốt là sản phẩm đã hoàn thiện.

Ông Tại bên một bộ cồng chiêng năm xưa của làng Mỹ Thạnh.

Ông Tại bên một bộ cồng chiêng năm xưa của làng Mỹ Thạnh.

Theo ông Tại, một thợ giỏi, mỗi ngày có thể làm ra một cồng chiêng loại nhỏ. Còn để hoàn thành một bộ cồng chiêng thì mất khoảng nửa tháng.

Ngoài việc có thể sản xuất cồng chiêng với đủ mọi kích cỡ, một vài lò chiêng Mỹ Thạnh thời ấy còn thường xuyên sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Đó là những bộ cồng chiêng lớn khoảng 2,4m, phải 2 người mới khiêng nổi một sản phẩm như vậy.

Điều đáng nói, làng gò cồng chiêng này trước đây nổi tiếng khắp nơi chính là nhờ đã chế tác nên âm thanh độc đáo. Đồng bào ở Tây Nguyên chơi cồng chiêng nhưng không chế tác được, họ phải nắn âm cho phù hợp với thị hiếu dòng nhạc riêng. Muốn làm được việc này, bà con thường dùng búa đồng chuyên dụng để điều chỉnh độ dày mỏng ở một số điểm trên mặt chiêng cồng. Có điều, trong một làng, thậm chí trong cả một vùng, chỉ có một hoặc vài người nhiều hiểu biết, trình độ thẩm âm cao, đôi tay khéo léo mới làm được.

Điều đặc biệt là những người thợ gò cồng chiêng ở Mỹ Thạnh lại giúp giải quyết những khác biệt về âm thanh của các bộ cồng chiêng. Các chuẩn âm thanh theo sở thích của người đồng bào ở từng vùng Tây Nguyên được những người thợ nơi đây nhớ nằm lòng, để gò nên những chiếc cồng chiêng có âm vực đúng với yêu cầu của khách hàng. Đây chính là sự độc đáo của những người thợ tài hoa này.

“Có thể khẳng định đó là một bí quyết chẳng những bằng kinh nghiệm tích lũy lâu dài, mà còn bằng sự khổ luyện truyền từ đời này qua đời khác mới làm được. Ngoài tôi, bây giờ ở làng còn nhiều người gò cồng chiêng hồi ấy thuộc sở thích chuẩn âm thanh của người đồng bào từng vùng Tây Nguyên. Điều đáng buồn là đến những năm cuối thập niên 90 thế kỷ XX, làng cồng chiêng Mỹ Thạnh tàn lụi vì chúng tôi gò thủ công chứ không đúc, nguyên liệu chỉ dùng bằng đồng nên bán ra cao hơn các nơi khác. Bán giá cao thì không có thị trường tiêu thụ, bán giá thấp thì lỗ”, ông Tại nói trong tiếc nuối.

Ông Cư bên những dụng cụ làm cồng chiêng trước đây.

Ông Cư bên những dụng cụ làm cồng chiêng trước đây.

Một thời hưng thịnh

Những người thợ cồng chiêng năm xưa ở nơi này cho biết, nghề này có mặt ở làng Mỹ Thạnh từ giữa thế kỷ thứ XIX. Cụ tổ của nghề này ở nơi đây là ông Nguyễn Văn Bảy, vốn là một nghệ nhân đúc đồng tại làng nghề Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Trước đó, ông Bảy nằm trong số lính thợ tài hoa nhất được tuyển về xây dựng cung đình, đại nội Huế. Về sau do loạn lạc, ông trôi dạt vào Bình Định, xây dựng gia đình, tạo nên nghề gò cồng chiêng ở làng Mỹ Thạnh.

Thời gian đầu, ông Bảy chỉ gò những vật dụng dùng trong nhà, bán cho người dân quanh vùng. May mắn là làng Mỹ Thạnh nằm bên dòng sông Côn, lúc bấy giờ giao thông đường thủy còn thịnh nên ông mang các hàng hóa ấy đến các chợ ven sông, có khi ngược lên tận thượng nguồn sông Côn để chào hàng.

Sau một lần lên Tây Nguyên, nhận ra nhu cầu cồng chiêng, ông tìm cách chế tác. Sản phẩm của ông được đồng bào Tây Nguyên chấp nhận. Một mình làm không đủ đáp ứng nhu cầu, ông thu nhận thêm học trò.

Từ chỗ chỉ có vài người thợ chính ban đầu, sau này phát triển dần lên vài chục thợ. Số người tìm đến học nghề ngày một đông hơn. Có những thợ, qua một thời gian làm cho ông Bảy, tích lũy được kinh nghiệm, vốn liếng, đã tự đứng ra mở lò riêng, tiếp tục truyền nghề thêm cho nhiều lao động.

Làng gò cồng chiêng Mỹ Thạnh dần phát triển, rồi nức tiếng. Vào thời hoàng kim của làng, từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ trước, trong làng có đến gần 20 lò sản xuất cồng chiêng, mỗi lò trung bình từ 7-10 thợ.

Theo ông Nguyễn Văn Cư (56 tuổi, cháu đời thứ tư của ông Bảy), những bậc tiền nhân của dòng họ ông kể lại, thuở ấy nghề làm cồng chiêng ở làng Mỹ Thạnh làm ăn rất thịnh vượng. Mỗi cặp cồng chiêng bán sỉ có giá đến một lượng vàng. Thương lái mua mang lên Tây Nguyên đổi trâu, đổi bò của đồng bào dân tộc thiểu số. Có những cặp cồng chiêng đổi lấy đàn trâu, bò có giá trị đến 2-3 lượng vàng. Chủ cơ sở làm chiêng có thu nhập đã cao, người buôn bán cồng chiêng kiếm lãi còn nhiều hơn nữa.

“Thời đó, thợ ở lò cồng chiêng chúng tôi quanh năm làm không hết việc. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Nhờ nghề gò cồng chiêng mà nhiều hộ trong làng ăn nên làm ra, cuộc sống đủ đầy hơn, ai nấy cũng đều phấn khởi. Các cụ bảo, ngày ấy vui lắm, cách xóm trăm mét đã nghe tiếng búa đe, tiếng gò cồng chiêng rộn rịp cả một vùng quê”, ông Cư tâm sự.

Trong trí nhớ của những người thợ làm cồng chiêng cao niên ở đây, thời hưng thịnh của làng nghề, Mỹ Thạnh trở thành nơi cung cấp cồng chiêng cho đồng bào miền núi trong tỉnh và khắp Tây Nguyên, rồi bán sáng cả Lào và Campuchia.

“Cồng chiêng Mỹ Thạnh gò bằng tay rất đẹp, âm thanh tốt, độ bền cao. Có thời trước 1975, hàng tuần cồng chiêng của làng chất đầy các xe Cam Nhông trực chỉ đường quốc lộ 19 ngược Tây Nguyên cung cấp cho các làng đồng bào. Không chỉ thế, nó còn sang cả Lào và Campuchia. Các bộ tộc bên các nước bạn rất ưng bụng, họ nói cồng chiêng Mỹ Thạnh đánh lên tiếng nghe ngọt và vang xa, không bị nứt nên sử dụng được rất lâu”, ông Tại kể.

Nghe ông Tại kể vậy, chúng tôi thử nhẩm tính, một lò cồng chiêng Mỹ Thạnh trung bình sản xuất mỗi tháng khoảng 10 bộ cồng chiêng thì mỗi năm đã xuất xưởng khoảng 120 bộ cồng chiêng. Xem ra, số cồng chiêng mà làng nghề Mỹ Thạnh cung cấp cho đồng bào dân tộc quả là một con số khổng lồ.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.