Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Niềm tin mãnh liệt về thế giới tâm linh và vũ trụ của người H’Mông

Nhà nước và Pháp luật
23/04/2021 06:25
Minh Ngọc
aa
Trong tín ngưỡng truyền thống, người H’Mông có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ đời người, thờ cúng nông nghiệp… do đó họ có một niềm tin khá mãnh liệt về thế giới tâm linh, vũ trụ và linh hồn.


Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

Nét truyền thống của người H’Mông

Người H’Mông là một tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ H’Mông – Dao. Người H’Mông chia thành 6 nhóm: H’Mông Hoa, H’Mông Xanh, H’Mông Trắng, H’Mông Đen, H’Mông Đỏ, Na Miểu. Người H’Mông có dân số 1,06 triệu người, đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 ở tỉnh, thành phố. Người H’Mông cư trú tập trung đông tại các tỉnh như: Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai…

Đây là tộc người có nền văn hóa phong phú và đa dạng. Trong văn hóa của người H’Mông có nhiều đặc điểm tương đồng với các tộc người khác, song cũng có khá nhiều điểm khác biệt mang bản sắc, đặc trưng riêng. Điều đó được thể hiện rõ qua các giá trị văn hóa tinh thần, đời sống tín ngưỡng, nghi lễ và phong tục tập quán.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, do chuyển đổi tín ngưỡng của một bộ phận người H’Mông, cùng với đó, do sự thay đổi về môi trường cư trú, do tập quán du canh du cư, sự giao thoa và tiếp nhận văn hóa của các cộng đồng tộc người thiểu số ở những nơi mà người H’Mông sinh sống, nên văn hóa (trong đó có tín ngưỡng) của người H’Mông đang có nhiều biến đổi để thích ứng với điều kiện sống mới. Điều này làm cho văn hóa của người H’Mông trở nên phong phú và ngày càng đáp ứng yêu cầu của đời sống hiện đại, song cũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc lựa chọn, bảo lưu và gìn giữ các giá trị văn hóa đặc trưng của tộc người này.

Những quan niệm về vũ trụ, về linh hồn, về con người, về vạn vật, và đặc biệt về “thế giới ma” (đăk/đa) của người H’Mông là những tín ngưỡng đã tồn tại từ rất lâu và được bảo lưu cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, trong quá trình biến đổi, tiếp nhận các giá trị văn hóa mới, nên hiện nay, một bộ phận người H’Mông theo phong tục tập quán, nghi lễ truyền thống và bộ phận người H’Mông theo đạo Tin Lành. Do sự tồn tại của hai bộ phận này, nên niềm tin, quá trình thực hành các hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo của họ có sự khác nhau.

Người H’mông quan niệm vũ trụ có ba tầng; đó là tầng trên cao là trời (nơi trú ngụ của các thần của tổ tiên); tầng giữa là mặt đất, là thế giới; tầng dưới mặt đất là âm phủ. Thế giới đó ra đời là do một cặp “Cha – Mẹ” (là ông Trày và bà Trày). Hai cặp đối lập Cha – Mẹ, Trời – Đất là hai hình thái sinh sản đồng nhất. Mẹ đồng nghĩa với Đất, Cha đồng nghĩa với Trời, đó chính là sự thể hiện đầu tiên về sự ảnh hưởng của triết lý âm – dương đối với người H’Mông. Theo tín ngưỡng của người H’Mông, trong quá trình hình thành vũ trụ, con gà trống giúp cho con người phân định rõ ngày và đêm, cõi sống và cõi chết. Vì vậy, trong các nghi thức cúng của người H’Mông bao giờ cũng phải có gà trống làm lễ vật.

Người H’Mông có một niềm tin khá mãnh liệt về thế giới tâm linh, về vũ trụ, linh hồn và các loại ma, nên trong cuộc sống, họ có cách thức ứng xử khá cụ thể cho niềm tin đó. Họ cho rằng, con người có ba linh hồn (đăk/đa) ngự trị ở ba nơi khác nhau trong cơ thể. Hồn thứ nhất ở đỉnh đầu.

Trong đời sống hàng ngày, người H’Mông kiêng xoa đầu, nhất là đầu trẻ em, vì hồn trẻ em còn yếu, xoa đầu hồn sẽ bỏ đi, khiến đứa trẻ đau ốm. Hồn thứ hai ở vùng ngực, hồn này ít bỏ đi lang thang, nhưng khi đã bỏ đi thì bệnh sẽ rất nặng, nhất là ở trẻ nhỏ, phụ nữ, vì thế họ thường đeo vòng cổ bảo vệ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vòng này tượng trưng chiếc chìa khóa được thầy cúng phù phép ngăn cản hồn đi chơi. Hồn thứ ba ở vùng rốn, hồn này cai quản thân thể và các bộ phận nội tạng.

Với người H’Mông, con người là sự kết hợp của linh hồn và thể xác. Khi con người khỏe mạnh, linh hồn và thể xác đang chung sống thuận hòa, khi con người ốm đau, linh hồn đã rời khỏi cơ thể. Người H’Mông quan niệm, hồn thường rời khỏi cơ thể trong một số tình huống (như: bị ngã, bị người khác dọa, đi rừng đi suối bị ma rừng ma suối bắt mất hồn, gặp điều gì đó làm con người thất kinh, sợ hãi…). Khi nhà có người ốm, trẻ con bị ngã, toát mồ hôi, biếng ăn, thì có thể một số linh hồn đã đi mất, cần phải gọi vía. Đó chính là lý do vì sao lễ gọi vía rất phổ biến trong cộng đồng người H’Mông.

Theo văn hóa của H’Mông, tín ngưỡng truyền thống gắn bó mật thiết với các quan niệm và ứng xử với thế giới tổ tiên, hệ thống ma nhà, vật linh giáo, các lễ thức dân gian. Các dạng thức tín ngưỡng chủ yếu của người H’mông là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ các loại ma, tín ngưỡng liên quan đến chu kỳ đời người, tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, tín ngưỡng liên quan đến lễ hội.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Trong thế giới tâm linh của người H’Mông, thờ cúng tổ tiên có một ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ thể hiện niềm tin, mà còn là những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thiêng liêng. Tín ngưỡng này có vai trò to lớn để người H’Mông nhớ đến cội nguồn và văn hóa dân tộc. Người H’Mông quan niệm rằng, tổ tiên là những người đã chết trong 3 đời trở lại (cha, ông, cụ).

Do đó, trong các dịp lễ Tết của mình, người H’Mông thường cúng gọi tên tuổi những người thuộc 3 thế hệ đã khuất của dòng họ mình trở về ăn Tết, phù hộ cho con cháu. Trong lễ cúng năm mới, theo quy định của văn hóa cộng đồng vốn đã hình thành và tồn tại lâu đời, người H’Mông bao giờ cũng phải làm 3 chiếc bánh dày tượng trưng cho 3 thế hệ những người đã khuất (ông bà, bố mẹ và những người bằng vai đã qua đời). Nếu không có 3 chiếc bánh dày đó, ông bà tổ tiên sẽ không về vui Tết cùng con cháu.

Bàn thờ tổ tiên của người H’Mông khá đơn giản, thường đặt ở vị trí gian giữa, được dán một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20-30cm. Trang trí bàn thờ phụ thuộc quy định của từng dòng họ. Chẳng hạn như, bàn thờ họ Giàng có miếng giấy đỏ dán lên miếng giấy trắng, trên đó dán 3 túm lông gà (tuy nhiên, họ Giàng của người H’Mông Trắng phân chia thành 3 nhánh không có bàn thờ, có bàn thờ treo giấy bản). Họ Vàng (gốc Sơn La) không có bàn thờ tổ tiên, thờ tổ tiên bằng cột nhà và thường dán 3 miếng giấy ở trên đó.

Theo các cụ già người H’Mông cho biết, trong truyền thống người H’Mông không có bàn thờ, chỗ cắm hương là ống tre gài lên tường và khi cúng thì kê một cái bàn ở phía dưới và đặt đồ cúng lên. Hiện nay, có một số gia đình dùng bàn đặt bát hương thay cho bàn thờ.

Do sự khác biệt trong quan niệm về tổ tiên của mình theo từng dòng họ, từng nhóm người H’Mông khác nhau, nên khi nhìn vào nơi thờ tổ tiên, người ta có thể phân biệt được các cách thức chôn cất mộ người chết của các dòng họ. Chẳng hạn như, nếu trong bàn thờ tổ tiên được trang trí nhiều giấy màu với nhiều màu sắc khác nhau, thì dòng họ có mộ xếp đá; còn nếu bàn thờ chỉ dùng một loại giấy màu trắng đục duy nhất để trang trí thì dòng họ có mộ không xếp đá.

Đối với người H’Mông, nơi đặt bàn thờ rất linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên, và chỉ có đàn ông mới được đến gần bàn thờ. Bàn thờ thường được làm mới vào dịp Tết, gọi là “thay áo mới cho bàn thờ”. Người ta bỏ giấy cũ, vệ sinh sạch sẽ khu vực bàn thờ, dán giấy màu, lấy lông cổ của con gà trống dành cho tổ tiên, chấm vào tiết của chính nó rồi dán lên bàn thờ. Số túm lông được quy định theo mỗi dòng họ.

Lễ vật cúng tổ tiên là con gà trống có lông cổ màu đỏ. Theo quan niệm của người H’mông, lông của gà trống được dán trên bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa như sự hiện diện của linh hồn gà trống để giữ cửa cho gia đình, bảo vệ cả gia đình 12 tháng trong năm. Khi thay bàn thờ, thay giấy, cúng bằng một con gà trống, người ta đính lông của con gà đó lên, thì con gà đã hoàn thành nhiệm vụ, được đầu thai sang kiếp khác. Trong lễ cúng mời tổ tiên về ăn Tết, người ta cầu xin cho gia đình sức khỏe dồi dào, quanh năm không có bệnh tật; gia súc, gia cầm đầy chuồng; thóc về đầy gác.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Quảng Ninh: Công an TP Cẩm Phả liên tiếp bắt 3 vụ, tạm giữ 4 đối tượng phạm tội về ma túy

Quảng Ninh: Công an TP Cẩm Phả liên tiếp bắt 3 vụ, tạm giữ 4 đối tượng phạm tội về ma túy

Trong 2 ngày 26 và 29/4, Công an TP Cẩm Phả liên tiếp phát hiện, bắt giữ 3 vụ, nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong đó có 04 đối tượng bị xử lý hình sự, tang vật thu giữ gồm 20 viên nén và 03 túi nilon chứa chất
Nâng cao nhận thức về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Nâng cao nhận thức về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Ngày 3/5, Bộ Tư pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh.
Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệ
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.