Chủ nhật 28/07/2024 07:25

Email: [email protected]

Hotline: 0904309996

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Phát hiện chấn động: Việt Nam có người rừng?

Pháp luật hình sự
19/07/2017 01:02
Trần Hương
aa
“Người rừng là có thật và ở Việt Nam có người rừng”, đó là những lời khẳng định của PGS.TS Trần Hồng Việt sau hơn 20 năm miệt mài tìm kiếm dấu vết “người rừng”. Đặc biệt năm 1982 ông đã may mắn tìm thấy và chụp được dấu chân “người rừng” để lại sau cơn mưa đầu mùa trên đỉnh núi Ngọc Vin (tên còn được nhiều người biết đến là núi Ngọc Linh - PV).


Cuộc bắt gặp “may mắn”

Nhắc đến chủ đề “người rừng ở Việt Nam”, người ta không thể không nhắc đến tên tuổi PGS.TS Trần Hồng Việt, cựu giám đốc trung tâm nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Có thể nói, ông là một trong những nhà khoa học hiếm hoi “đeo đẳng”, thậm chí có thể nói là “ám ảnh” với đề tài này.

Gặp ông ở nhà riêng trên đường Nguyễn Khoái (TP.Hà Nội), ở cái tuổi 81 nhưng trông ông vẫn còn rắn rỏi, nhất là khi nhắc đến người rừng. Vị chuyên gia đầu ngành cho biết: Người rừng là một loài giống người, là họ hàng gần gũi với người văn minh.

Đi tìm người rừng chính là cuộc hành trình tìm về nguồn gốc, lịch sử tiến hóa loài người. Đây không chỉ là công cuộc có ý nghĩa đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa rất lớn trong di truyền học, sinh học và giải mã câu hỏi lớn của nhân loại về lịch sử tiến hóa loài người khi đến tận bây giờ mắt xích về thuyết tiến hóa giữa giai đoạn linh trưởng đến người vẫn còn chưa có lời giải.

Kể về hành trình đi tìm người rừng, PGS.TS Trần Hồng Việt cho biết ông là người rất may mắn khi tận mắt thấy và chụp được dấu chân người rừng để lại ở trên đỉnh núi Ngọc Vin (Tây Nguyên) vào năm 1982.

Đó là một ngày đầu mùa mưa khi ông đang thực hiện chuyến thám hiểm trong khuôn khổ chương trình bảo vệ môi sinh 5.202. Như một sự sắp đặt của tạo hóa, hôm đó thực sự ông đã rất may mắn bởi nhờ có cơn mưa đầu mùa nên các loài động vật sống ở trong rừng mới ùa ra và để lại dấu chân. Càng may mắn hơn khi cơn mưa chỉ vừa đủ để đất dẻo mà không bị nhão nên khi “người rừng” đi qua đã để lại dấu chân in lên rất rõ.

Ông nói đó là lần đầu tiên ông nhìn thấy “một dấu chân đẹp đến như vậy, nó rất lớn và các ngón chân dài”, “các ngón chân để lại rõ giống như khi ta lấy tay ấn lên bột bánh trôi”. PGS.TS Việt cho biết, từ trước đến giờ ông cũng đã bắt gặp nhiều dấu chân được cho là của người rừng để lại nhưng chỉ có thể có thể đo được kích thước vì trên cát hoặc trên đất khô nên không rõ “đó là lần duy nhất ông chụp được dấu chân người rừng rõ mồn một”.

PGS.TS Trần Hồng Việt cho biết ông là người rất may mắn khi tận mắt thấy và chụp được dấu chân người rừng để lại ở trên đỉnh núi Ngọc Vin (Tây Nguyên) vào năm 1982. 
PGS.TS Trần Hồng Việt cho biết ông là người rất may mắn khi tận mắt thấy và chụp được dấu chân người rừng để lại ở trên đỉnh núi Ngọc Vin (Tây Nguyên) vào năm 1982.

PGS.TS Trần Hồng Việt cũng đã rất may mắn, bởi khi đó đã xin trang bị được một chiếc máy ảnh để phục vụ quá trình nghiên cứu và xin được từ đồng nghiệp một túi bột thạch cao mang theo. Với sự nhảy cảm của 1 người làm công tác nghiên cứu, ông không chỉ chụp lại mà còn dùng bột thạch cao đổ vào dấu bàn chân người rừng mang về làm tư liệu nghiên cứu.

Theo mô tả của PGS.TS Việt và phóng viên chúng tôi cũng được tận mắt xem bức ảnh thì bàn chân đó dài khoảng 28cm, rộng khoảng 12 cm. Các ngón chân rất dài, giữa lòng bàn chân có một vùng lõm rất sâu.

Căn cứ vào các đặc điểm như vậy, đặc biệt chi tiết bàn chân có vùng lõm sâu cho thấy nó rất phù hợp với điều kiện leo núi đặc biệt là đi đứng trên các mỏm đá. Dấu chân chân này khi được bắt gặp vẫn còn rất mới.

PGS.TS Trần Hồng Việt cho rằng đây chính là một bằng chứng cho thấy trong những cánh rừng đại ngàn ở Tây Nguyên người rừng vẫn còn sống. Ông đã tin là có người rừng ở Việt Nam và việc “tóm” được dấu chân trên đỉnh núi Ngọc Vin càng cũng cố thêm niềm tin sắt đá rằng người rừng đang hiện hữu ở Việt Nam.

Kể lại câu chuyện này, vị PGS đầu ngành động vật vẫn còn tỏ ra vô cùng tiếc nuối về cuộc bắt gặp dấu chân người rừng hôm đó. Ông nói nếu ngày ấy chiếc xe của ông không bị gãy nhíp, nếu trong tay ông có thêm các trang bị để tránh thú dữ thì rất có thể hôm đó ông đã ở lại đỉnh núi Ngọc Vin và đã có một cuộc gặp gỡ lịch sử giữa lớp cháu chắt văn minh và những người rừng cổ đại.

Ông cũng kể thêm, ngoài dấu chân chụp được trên đỉnh núi Ngọc Vin vào năm 1982, ông còn từng chụp được dấu chân cũng được cho là của người rừng ở tư thế đứng thẳng, để lại cạnh một cây chuối khi bóc lõi cây ăn phần lõi ruột bên trong. Dấu chân này được ghi nhận ở Đắk Lắk nhưng tương đối mờ, không rõ chỉ biết kích thước của nó cũng lớn tương đương với dấu chân ông chụp được trên đỉnh núi Ngọc Vin.

Theo PGS.TS Trần Hồng Việt: có hai căn cứ quan trọng để khẳng định về sự tồn tại của người rừng ở Việt Nam là căn cứ vào vết dấu chân và căn cứ vào dấu hiệu thức ăn để lại.
Theo PGS.TS Trần Hồng Việt: có hai căn cứ quan trọng để khẳng định về sự tồn tại của người rừng ở Việt Nam là căn cứ vào vết dấu chân và căn cứ vào dấu hiệu thức ăn để lại.

Có sự tồn tại người rừng

Theo PGS.TS Trần Hồng Việt có hai căn cứ quan trọng để khẳng định về sự tồn tại của người rừng ở Việt Nam là căn cứ vào vết dấu chân và căn cứ vào dấu hiệu thức ăn để lại.

Ngoài việc nghe người dân kể lại là nhìn thấy người rừng rung cây để tìm kiếm trứng chim, ông cũng tận mắt nhìn thấy và chụp được hình ảnh những khúc gỗ mục sau khi đã bị “ai đó” bới tìm sâu bọ bên trong được gác lên cao và hình ảnh những vết cắn được để lại trên các chiếc lá trong rừng.

Ông cho rằng, những dấu tích đó không thể là của lợn rừng hay loài động vật khác ủi để tìm sâu bọ được vì như thế sẽ để lại dấu chân và sẽ bị ủi lật lên chứ không thể xếp chồng lên nhau như thế được. Hoặc nếu là khỉ ăn lá cây thì sẽ để lại vết cắn khác chứ không thể để lại vết cắn rộng và có vết răng nanh nhẹ như vậy.

Ngoài việc tận mắt nhìn thấy các dấu vết để lại, PGS.TS Việt cũng được nghe kể rất nhiều câu chuyện về người rừng. Nhiều chiến sĩ quân giải phóng cũng từng bắt gặp người rừng khi hành quân qua rừng Trường Sơn.

Trong đó, đáng chú ý là chuyện về cuộc hội ngộ giữa một đoàn dân công với người rừng trong một đêm trăng sáng. Đêm đó, hơn hai chục anh chị em trong đoàn văn công đang thồ hàng lên núi thì đột ngột sững sờ khi thấy một cái bóng to lớn, sừng sững đi xuống từ trên đỉnh đèo Ngọc Vin.

Con người to lớn đầy lông lá này thản nhiên rẽ đám đông sang hai bên và nhanh chóng mất hút trong rừng già. Sau này kể lại, các thành viên trong đoàn khẳng định họ đã nhìn thấy rõ người rừng, có người còn sợ quá trượt xuống cái hố bị thương. Ông cũng cho biết hiện nay một số nhân chứng trong đoàn văn công đó vẫn còn sống.

Hay câu chuyện năm 1980, anh nhân viên kiểm lâm ở lâm trường Bắc Sa Thầy đã tận mắt “nhìn ngắm” người rừng từ vị trí rất gần. Thoạt đầu, họ tưởng đó là gấu, nhưng tiến sát lại gần thì thấy một con vật to lớn, người đầy lông lá, đứng thẳng bằng hai chân, tóc xõa ngang lưng, đang rung một thân cây để nhặt trứng chim rơi xuống. Người rừng đó rất cao khoảng 1m8 và rất khỏe, cái cây lớn có đường kính khoảng 20cm người rừng rung thấy cây rung rất mạnh.

Trở lại Bắc Sa Thầy vào năm 1983, PGS.TS Trần Hồng Việt được một số người dân sinh sống trong rừng sâu cho biết: khoảng 1 tuần trước đó, họ đưa đoàn văn công biểu diễn xong thì trời đã tối nên vào một cái hang trong rừng để trú lại qua đêm và cũng đã “giáp mặt” người rừng.

Theo lời kể, nửa đêm họ nhìn thấy một cái bóng cao lớn khoảng 1m50, đi thẳng hú lên và có nhiều tiếng hú xung quanh hang đáp lại. Sợ quá họ liền lấy súng AK để bắn dọa, người rừng sau đó bỏ đi và tiếng hú cũng xa dần. Sáng hôm sau họ nhìn thấy những dấu chân to hơn chân người xung quanh hang.

“Như vậy không chỉ có những cuộc bắt gặp những cá thể người rừng hay gia đình ba cá thể to lớn mà còn có những cuộc bắt gặp dạng người rừng thấp bé hơn và sống theo đàn”, PGS Việt nhấn mạnh...

(Bài sau: 20 năm theo tìm dấu vết và quyết định “bảo vệ người rừng” của Hội đồng Bộ trưởng)

Ngọc Linh (hay Ngọc Vin) là tên ngọn núi nằm ở phía Đông dãy núi Trường Sơn thuộc địa bàn xã Ngọc Linh, huyện Đắkglei, tỉnh Kon Tum, nơi giáp giới với tỉnh Quảng Nam.

Ngọc Linh, tên gọi bắt nguồn từ tiếng dân tộc ở địa phương. Ngọc có nghĩa là núi. Vì thế mới có những tên như Ngọc Linh, Ngọc Gơ-Le-Lang, Ngọc To-Ba, Ngọc Giơ-Lang, Ngọc B'Biêng, Ngọc Vin, Ngọc Kót, v.v.

Núi cao 2.598m được xem là ngọn núi cao nhất miền Nam nước ta. Trên núi, cây cối dày đặc, bốn mùa mây phủ. Ngọc Linh là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn trong khu vực như sông Tranh, sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Campuchia và sông Ba chảy sang Phú Yên. Núi Ngọc Linh vốn được xem là kho dược liệu của đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là loài sâm quý hiếm Ngọc Linh được phát hiện nơi đây.

Rừng đặc dụng trên núi có diện tích tự nhiên 46.574 ha. Rừng có nhiều cảnh quan và động thực vật phong phú đa dạng. Rừng đặc dụng Ngọc Linh có loài Sâm khu 5, là loài cây đặc sản và quý hiếm. Hiện khu vực này đã được bảo vệ để chăm sóc các nguồn gen động thực vật quý hiếm.

bài liên quan
Hình ảnh tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở đất tại Hà Giang

Hình ảnh tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở đất tại Hà Giang

Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Hà Giang tập trung lực lượng, phương tiện khẩn trương, quyết liệt tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn, đưa các nạn nhân đi cấp cứu trong vụ sạt lở đất tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6: Nâng tầm, mở rộng quy mô triển khai

Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6: Nâng tầm, mở rộng quy mô triển khai

Năm 2024, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 theo hướng: Nâng tầm, mở rộng quy mô triển khai Chiến dịch.
Quảng Ninh: Nỗ lực tìm kiếm công nhân bị mất tích, nghi bị rơi xuống "hố tử thần"

Quảng Ninh: Nỗ lực tìm kiếm công nhân bị mất tích, nghi bị rơi xuống "hố tử thần"

Các cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực triển khai tìm kiếm một nam công nhân mất tích, nghi ngờ bị rơi xuống hố tử thần tại khu Đoàn Kết, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều.
Đồng Nai: Hàng trăm người tìm kiếm bé trai mất tích nhưng chưa có kết quả

Đồng Nai: Hàng trăm người tìm kiếm bé trai mất tích nhưng chưa có kết quả

Trước đó, chiều 3/5, cháu T.M.P. (8 tuổi; ngụ ấp Xuân Thiện, xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất) rời khỏi nhà, đi chơi nhưng đến chiều không về.. Người nhà cùng người dân địa phương đã tỏa đi khắp nơi tìm kiếm nhưng không thấy.
3 thợ lặn mất tích sau tiếng nổ lớn

3 thợ lặn mất tích sau tiếng nổ lớn

Sau tiếng nổ lớn, 3 thợ lặn được xác định mất tích, lực lượng chức năng địa phương đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc.
Phát hiện vi phạm trong việc lập Biên bản của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

Phát hiện vi phạm trong việc lập Biên bản của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

Những tồn tại xuất phát từ công chức Thanh tra được giao nhiệm vụ thực hiện có nội dung chưa đảm bảo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Quá trình khai báo, cựu Chủ tịch FLC khẳng định: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Theo ông Quyết, việc mua lại doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp là để làm về lĩnh vực xây dựng.
Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Với việc đưa ra thông tin gian dối để huy động vốn của bị hại làm đáo hạn ngân hàng cho khách hàng đang có nhu cầu, để chiếm đoạt tổng số tiền trên 05 tỷ đồng, Nguyễn Đình Tuấn đã bị lực lượng chức năng bắt tạm giam.
Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Lợi dụng thời điểm đêm tối vắng người, Đỗ Văn Đoàn đã sử dụng ô tô đến nhiều tuyến phố để trộm cắp cống thoát nước.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.