Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Rơ Châm H’Mút: Người con ưu tú của đồng bào Jrai

Nhà nước và Pháp luật
02/12/2016 20:10
Ngọc Anh- Văn Hoàng
aa
Rơ Châm H’Mút, người luôn lưu giữ những giá trị văn hóa cồng chiêng từ thế hệ trước và thế hệ sau của đồng bào dân tộc thiểu số Jrai.


Người luôn giữ giá trị truyền thống cho buôn làng

Nghệ nhân Rơ Chân H’Mút, thường mang tiếng chiêng của mình đi khắp các lễ hội lớn trên cả nước và thế giới để quảng bá về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ông còn là một giáo viên chuyên dạy các loại nhạc cụ dân tộc cho lớp học sinh, sinh viên trên cả nước.

Ông sinh ra và lớn lên tại làng MRong Yố (Xã Iaka). Quá trình trưởng thành thì tiếng cồng chiêng đã đi sâu vào tiềm thức của ông nói riêng và người đồng bào Tây Nguyên nói chung.

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày như đám ma, sinh con, mừng lúa mới, bỏ mã (Pơ Thi)… thì tiếng cồng chiêng lại hòa nhịp cho điệu xoang nhiệt huyết của các chàng trai, cô gái.

Nghệ nhân: Rơ Châm H'Mút đang tập luyện cho đội cồng chiêng của buôn làng.
Nghệ nhân: Rơ Châm H'Mút đang tập luyện cho đội cồng chiêng của buôn làng.

Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút với một vẻ bề ngoài giản dị, đặc biệt dù ở nhà hay đi nương đi rẫy thì ông H’Mút vẫn luôn mang bộ quần áo truyền thống của người dân tộc thiểu số Jrai.

Trong ngôi nhà sàn của ông là một không gian sinh hoạt đậm nét đăc trưng người Jrai, với những loại nhạc cụ dân tộc: cồng, chiêng, đàn t’rưng, trưng bày nhiều bộ trang phục người Jrai từ xa xưa…Tất cả đều được ông và gia đình lưu giữ và trưng bày một nơi trân trọng ở chính diện ngôi nhà.

Chia sẻ với chúng tôi về cuộc đời gắn với tiếng chiêng, ông H’Mút nhớ lại: "Cha tôi cũng là một nghệ nhân cồng chiêng có tiếng trong làng. Từ khi lên 5 tuổi tôi đã theo cha đi biểu diễn cồng chiêng vào các dịp lễ mừng lúa mới, hay cưới, đám ma, bỏ mả… Tối về người cha thường đem chiêng ra lau chùi, tôi ngồi bên được người cha kể về những tiểu sử, ý nghĩa của mỗi loại chiêng. Lớn hơn thì tôi được cha hướng dẫn cho cách chơi các loại chiêng, trống, đàn Tơ-rưng…và các loại nhạc cụ dân tộc khác để thấy được cái hay của những loại nhạc cụ này”.

Bên cốc trà nóng, Rơ Châm H’Mút tâm sự: “Hồi đó tôi mê cồng chiêng lắm, mỗi lúc rảnh rỗi tôi thường tìm lấy cành cây, gõ vào những đồ vật bằng kim loại khiến cho chúng phát ra âm vừa nhảy điệu xoang như mấy anh chị lớn trong vùng.

Những lần đứng trong căn bếp nhỏ, đôi tay cũng vô tình biến chiếc muỗng, chiếc soong thành cồng, thành chiêng… dường như bất cứ chỗ nào cũng chính là sân khấu cho tiếng cồng tiếng chiêng vang lên…”. Hơn 11 tuổi ông đã xin cho vào đội chiêng của làng, chưa được 15 tuổi hầu như mọi bài chiêng, bài hát của người Jrai ông đã thuộc làu làu.

Thân hình bé con nhưng ông luôn được tuyển chọn mang cái chiêng Pat, chiêng Pom (bộ chiêng quý, hiếm của người Jrai) để đi biểu diễn khi làng có hội và đi thi thố ở các nơi”.

Theo dòng tâm sự, càng nói về chiêng, ông lại càng trầm ngâm: “Nhưng theo thời gian, giới trẻ càng ngày càng tiếp xúc với các thể loại nhạc hiện đại, xa dời tiếng chiêng.

Những ngày lễ trong làng để huy động được đội chiêng khó khăn. Tôi phải đi tìm những người già trong làng để đi đánh cho đủ đội chiêng…” già H’Mút tâm sự. Khi đó ông mới lên 20 tuổi, nhiều đêm ông trăn trở làm sao truyền được “ngọn lửa” yêu chiêng cho những bạn trẻ cùng trang lứa như mình”.

Cùng với bố mình và già làng vác gà heo cùng với các thanh niên trong làng quyết tâm mở lớp dạy đánh cồng chiêng và múa xoang cho trẻ em và đặc biệt là thanh niên trong làng để làng ai cũng biết đánh chiêng, múa xoang hết.

Ông tâm sự: “Đánh cồng chiêng là phải đánh sao cho theo đúng điệu nhạc để tránh lạc lõng với các thành viên khác trong đội. Học cồng chiêng không khó nhưng cái khó là mình phải có tình yêu với nó, người ta đánh là phải gửi tâm hồn mình vào trong từng nhịp chiêng khi ấy tiếng chiêng mới hay được”.

Nghệ nhân đang chia sẻ với các học trò của mình về nhạc lý, và âm hưởng của cồng chiêng.
Nghệ nhân đang chia sẻ với các học trò của mình về nhạc lý, và âm hưởng của cồng chiêng.

Suốt cả đời dành cho sự nghiệp duy trì tiếng chiêng trong người đồng bào Jrai, ông thở dài, có chút âu tư khi nghĩ về tiếng cồng, tiếng chiêng khi xã hội đang hiện đại hóa, các thể loại âm nhạc của thế giới đang tràn vào thì tiếng cồng chiêng sẽ đi đâu về đâu… văn hóa ngàn đời mà ông cha ta ngàn đời không biết có bị mai một theo thời gian và sự xâm nhập của kinh tế thị trường hay không(?).

Ngân vang tiếng chiêng giữa núi rừng

Trong lòng ông nung nấu một ước mơ, đó là mang tiếng cồng chiêng của người Jrai có thể phát triển ra toàn đất nước và vươn tầm ra thế giới, già H’Mút đã tham gia biểu diễn cồng chiêng ở nhiều sự kiện lớn: Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và các chương trình nghệ thuật ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội… Ngoài ra ông còn tham gia các đoàn nghệ thuật đi lưu diễn ở các nước láng giềng như Cam-pu-chia, Lào…

Để văn hóa cồng chiêng mãi sống trong mỗi người con Jrai ông đã nhận lời tham gia giảng dạy cho các học sinh trường THCS LaKa và THCS La MơNông (huyện Chư Păh) và các trường nội trú của các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Năm 2013 ông đã tham gia giảng dạy cho sinh viên của Học viện Âm nhạc Hà Nội trong vòng 10 ngày. Được nhìn các học sinh, sinh viên đeo trên mình bộ chiêng và hòa nhịp vào điệu xoang là niềm động viên rất lớn của ông, để ông không ngừng cố gắng “gieo” thêm tình yêu cồng chiêng trên khắp đất nước

Song song với đó, ông đã dành giụm được nhiều bộ chiêng quý cho làng, giờ đây trên địa bàn xã Ia Ka cũng đã hơn nữa thanh niên đều biết đánh chiêng.

Nhiều nhà trong xã có đến 34 bộ chiêng quý để mỗi khi làng có hội lại đưa ra. Trong làng còn giữ 2 bộ chiêng Lào cổ trị giá đến vài chục con bò, có từ thời ông bà xưa để lại chẳng ai có thể nhớ cụ thể nó xuất hiện từ bao giờ.

Nghệ nhân H’Mút cho biết thêm, thời xưa, chỉ có con trai mới được tham gia vào đánh và đụng vào cồng đánh chiêng.

Nhưng càng ngày càng mai mọt dần nên ngày nay đã khuyết khích phụ nữ cũng được tham gia vào đánh cồng chiêng.

Điển hình như phụ nữ làng MRong Yố 2, đã có đội chiêng 10 người và trong đó cũng 5 nữ. Trong làng hiện đã thành lập được 4 đội: Đội lớn tuổi, đội thanh niên, đội thiếu niên và đội nữ để truyền dạy nối tiếp cho những thế hệ sau.

Đội cồng chiêng của ông tham gia một lễ hội tại Tây Nguyên.
Đội cồng chiêng của ông tham gia một lễ hội tại Tây Nguyên.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ksor Sum - Chủ tịch xã Ia Ka cho biết: “ Theo thời gian văn hóa cồng chiêng cũng đang mai một dần.

Các nghệ nhân đánh cồng chiêng “lão luyện” cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhờ có những người như nghệ nhân Rơ Châm H’Mút nên các thanh niên đã nhận thức được tầm quan trọng của cồng chiêng, đó không đơn giản chỉ là loại nhạc cụ, mà đó còn là văn hóa truyền thông của cha ông”.

Những mong muốn của người nghệ nhân có tâm, có tầm về văn hóa cồng chiêng của buôn làng đang hàng ngày nuôi dưỡng và phát triển ước mơ mang tiếng cồng chiêng vươn xa, mong muốn của người quản lý của chính quyền nơi đây đó là mong các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa, chú ý sát sao hơn nữa để lưu giữ mãi mãi những giá trị tinh thần vô giá của đồng bào Jrai nơi đây nói riêng và của các buôn làng Tây Nguyên nói chung.

bài liên quan
Giám đốc Sở Y tế trúng cử Ủy viên UBND tỉnh Gia Lai

Giám đốc Sở Y tế trúng cử Ủy viên UBND tỉnh Gia Lai

Sáng 6/5, tại kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã tiến hành bầu bổ sung và bãi nhiệm một số nhân sự thuộc thẩm quyền.
Gia Lai: Chương trình “Phẫu thuật nụ cười” sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24/4

Gia Lai: Chương trình “Phẫu thuật nụ cười” sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24/4

Đây là chương trình phẫu thuật nhân đạo, dự kiến phẫu thuật cho những bệnh nhân bị dị tật khe hở môi, hàm ếch, thừa ngón tay, thừa ngón chân ở tỉnh Gia Lai và một số tỉnh lân cận.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty CP Thuỷ điện Trung Thu làm sai lệch số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Công ty CP Thuỷ điện Trung Thu làm sai lệch số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước

Hành vi vi phạm của Công ty CP Thuỷ điện Trung Thu đã bị cơ quan chức năng xử phạt nghiêm minh.
Phát hiện 3.327 vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng trong năm 2023

Phát hiện 3.327 vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng trong năm 2023

Các vụ phá rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Quảng Ninh: Sét đánh khiến một người tử vong

Quảng Ninh: Sét đánh khiến một người tử vong

Một người đàn ông ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, nghi bị sét đánh chết trong lúc đi đánh bắt cá...
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.