Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

“Rừng chảy máu”

Góc nhìn Plus
22/10/2017 10:05
Hà Chính
aa
“Rừng chảy máu” là cụm từ để miêu tả những cánh rừng bị tàn phá. Và đi cùng với thảm cảnh của rừng là những hậu quả nặng nề khi mưa lũ mà người dân phải gánh chịu.


Qua những trận mưa lũ càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của rừng và mô hình phát triển phải tránh “can thiệp thô bạo vào tự nhiên, mà phải thuận thiên là chính” như Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh.

Chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng để giảm thiểu tác hại của thiên tai.
Chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng để giảm thiểu tác hại của thiên tai.

Làm ngơ, tiếp tay cho “giết” rừng

Tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tháng 6/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, nên vụ phá rừng phòng hộ tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam vừa được báo chí “phanh phui” khiến dư luận hết sức bức xúc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh thông tin báo chí nêu về việc phá rừng này. Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định rừng bị phá do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý. Công an huyện Tiên Phước đã khởi tố vụ án, đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can.

Đây chỉ là một trong hàng trăm vụ phá rừng đã diễn ra suốt thời gian qua bất chấp nỗ lực bảo vệ rừng của lực lượng chức năng và người dân. Theo thừa nhận của Bộ NN&PTNT tại Hội nghị trực tuyến về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới” vừa diễn ra trung tuần tháng 10, hơn một năm qua, bằng nhiều cơ chế, chính sách mới và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ, phát triển rừng, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng lên, hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên diện tích rừng tiếp tục giảm. Tình hình vi phạm đối với rừng tự nhiên còn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là khu vực Tây Nguyên và một số địa phương khu vực miền Trung, Điện Biên, một số vụ phá rừng nghiêm trọng, nhưng chậm bị phát hiện và xử lý ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên,... xử lý vi phạm thiếu kiên quyết, nhất quán; thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, kỷ cương pháp luật không được thực hiện nghiêm túc, gây bức xúc trong xã hội.

Công tác tăng cường nhận thức về việc bảo vệ rừng để bảo vệ chính “môi trường sống của chúng ta” được thực hiện thường xuyên. Nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể là nguyên nhân từ chính sự thờ ơ, vì lợi trước mắt của một nhóm người mà hàng trăm hecta rừng bị biến thành “đất trống, đồi trọc”, tạo điều kiện cho mưa lũ tăng thêm sức tàn phá.

Bộ NN&PTNT chỉ rõ, mục đích phá rừng tự nhiên lấy đất trồng rừng, chuyển từ sở hữu rừng nhà nước thành sở hữu tư nhân; canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp; khai thác gỗ có giá trị thương mại cao tại một số khu rừng tự nhiên còn gỗ quý. Địa bàn rừng bị phá trái pháp luật tập trung ở diện tích giao cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp, nhất là diện tích đang trong quá trình sắp xếp chuyển giao về địa phương quản lý; rừng khu vực đưa ra khỏi quy hoạch lâm nghiệp, nhất là địa bàn các dự án phát triển kinh tế, xã hội; diện tích rừng do UBND cấp xã quản lý.

Nguyên nhân chủ quan của tình hình phá rừng trái pháp luật là do chủ rừng buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, báo cáo diện tích rừng bị thiệt hại không trung thực, không nghiêm túc thực hiện việc khắc phục hậu quả trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị phá, để xâm canh, lấn chiếm đất kéo dài tạo thành hệ lụy xấu, khó xử lý (Ban Quản lý rừng phòng hộ Ya Hội, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê, tỉnh Gia Lai; một số chủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như: Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ, Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ thương mại Hợp Tiến… và diện tích rừng do các UBND cấp xã quản lý).

Chính quyền địa phương cơ sở không thực hiện hết trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, vai trò chỉ đạo, điều hành còn mờ nhạt, thiếu tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên. Một bộ phận cán bộ công chức các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Kiểm lâm địa bàn năng lực, nghiệp vụ yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không kiểm tra, phát hiện, tham mưu cho chính quyền xử lý kịp thời, thậm chí còn biểu hiện làm ngơ, tiếp tay cho hành vi phá rừng trái pháp luật. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, hầu hết các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép chậm được điều tra, xử lý và để kéo dài.

Chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên

Rừng ngang nhiên bị tàn phá, mang lại lợi ích cho một nhóm nhưng để lại những trận lũ quét, hạn hán, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên cuộc sống và đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế của hàng triệu người dân vùng có rừng, đến môi trường sống chung của cộng đồng. Hậu quả nhãn tiền mỗi khi lũ tràn về là người dân bị thương vong, mất tích, tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ từ thượng nguồn, nhiều địa phương vẫn bị cô lập, nhiều khu vực bị chia cắt.

Thống kê của Bộ NN&PTNT qua kết quả tổng kiểm tra, kiểm kê, công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016 cho thấy, cả nước có 14.377.682ha (tăng 315.826ha so với năm 2015), trong đó bằng khoanh nuôi, tái sinh và các giải pháp bảo vệ rừng tự nhiên hiện có 10.242.141ha (tăng 66.621ha); rừng trồng 4.135.541ha (tăng 249.203ha so với năm 2015); độ che phủ rừng đạt 41,19% (tăng 0,35% so với năm 2015); giá trị lâm nghiệp tăng bình quân 6,75%/năm trong giai đoạn 2013-2016 (so với 5,03%/năm trong giai đoạn 2010-2012); sản lượng gỗ rừng trồng tăng hơn 3,3 lần (từ 5,6 triệu m3/năm 2011 lên 17,3 triệu m3/năm 2016); giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần (từ 2,8 tỷ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 6,52 tỷ USD giai đoạn 2012-2015, năm 2016 đạt 7,3 tỷ USD).

Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách. Ước hàng năm, cả nước thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng; chi trả cho hơn 5,4 triệu ha rừng và ước riêng năm 2017, cả nước thu khoảng 1.650 tỷ đồng... Bằng nhiều cơ chế, chính sách mới và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng, hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo sinh kế cho người làm nghề rừng…

Để tiếp tục phát huy lợi thế của rừng và để rừng bảo vệ cuộc sống của chúng ta, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương: Tiếp tục không khai thác gỗ rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ các dự án có sử dụng diện tích đất rừng; phát triển du lịch là cần thiết nhưng không được làm ảnh hưởng tới rừng... Rừng trồng và phát triển vốn rừng là hướng phát triển lâu dài của đất nước, do vậy, cần chỉ đạo thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về rừng cũng như người đứng đầu, các chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng thiếu trách nhiệm, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng; kiên quyết loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi đội ngũ bảo vệ rừng; tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tự do, không để tình trạng người dân phá rừng lấy đất sản xuất; tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; khẩn trương rà soát quy hoạch, khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển...

Các chuyên gia cũng khẳng định, bảo vệ, phát triển rừng, nhất là quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên hiện có, vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa lâu dài; phải được quan tâm chỉ đạo thường xuyên như nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, với các giải pháp đồng bộ: chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên hiện có sang các mục đích khác; các dự án đã chuyển mục đích sử dụng rừng phải khẩn trương hoàn thành trách nhiệm trồng rừng thay thế; không chuyển mục đích sử dụng rừng ven biển, rừng ngập mặn; chống chặt phá rừng trái pháp luật có hiệu quả; từng bước khôi phục, phát triển diện tích, chất lượng rừng, nhất là phòng hộ đầu nguồn, ven biển.

Mặc dù có nhiều nỗ lực để bảo vệ và phát triển rừng nhưng theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tại Hội nghị trực tuyến về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới” do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vừa qua thì khu vực Tây Nguyên diện tích rừng tiếp tục giảm, với diện tích rừng hiện có 2.558.646 ha, giảm 3.170 ha so với năm 2015, trong đó: rừng tự nhiên 2.234.441 ha, giảm 11.473ha; rừng trồng 324.205 ha, tăng 8.304 ha so với năm 2015.

Tổng hợp báo cáo các địa phương, giai đoạn 2012-2017, diện tích rừng thiệt hại do phá rừng trái pháp luật là 4.218 ha, chiếm 11% tổng diện tích rừng bị mất do cả hành vi vi phạm pháp luật và chuyển mục đích sử dụng rừng.

9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện 13.178 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 3.439 vụ (21%), diện tích rừng bị thiệt hại 1.257 ha, giảm 3.078 ha (71%) so với cùng kỳ năm 2016; đã xử lý hành chính 10.985 vụ, xử lý hình sự 263 vụ.

Riêng khu vực Tây Nguyên: 9 tháng đầu năm 2017, phát hiện 3.877vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 10%, diện tích rừng bị thiệt hại 444 ha,tăng23 ha (5%)so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 53,7% tổng diện tích rừng bị thiệt hại cả nước.

bài liên quan
Bộ Công an ban hành Công điện chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Bộ Công an ban hành Công điện chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Văn phòng Bộ Công an vừa có Công điện số 07/CĐ-V01 gửi Thủ trưởng các đơn vị về việc chủ động ứng phó với diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Hòa Bình: Mưa lũ khiến hai người thiệt mạng, nhiều diện tích hoa màu bị tàn phá

Hòa Bình: Mưa lũ khiến hai người thiệt mạng, nhiều diện tích hoa màu bị tàn phá

Những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa lớn kéo dài, khiến nhiều nơi bị ngập úng, giao thông chia cắt. Mưa lũ và sét đánh khiến hai người thiệt mạng và nhiều diện tích hoa màu bị tàn phá, gia súc, gia cầm bị cuốn trôi.
Tỉnh Bắc Kạn công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Tỉnh Bắc Kạn công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Ngày 15/7, UBND tỉnh Bắc Kạn công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với khu vực sạt lở tại Tổ nhân dân Hát Deng (thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).
Tỉnh Yên Bái hỗ trợ Hà Giang 350 triệu đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Tỉnh Yên Bái hỗ trợ Hà Giang 350 triệu đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Sáng ngày 14/7, Đoàn công tác tỉnh Yên Bái đã đến thăm hỏi, hỗ trợ tỉnh Hà Giang 350 triệu đồng để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thuộc địa phận thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, vụ việc xảy ra vào rạng sáng 13/7.
Chính phủ đã hỗ trợ gần 18,5 nghìn tấn gạo cho người dân

Chính phủ đã hỗ trợ gần 18,5 nghìn tấn gạo cho người dân

Theo báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 5 tháng đầu năm nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 18,5 nghìn tấn gạo.

Hà Giang: Mưa dông, gió lốc mạnh khiến 3 người thương vong

Mưa to, gió lớn diễn ra vào đêm 20/4 và rạng sáng ngày 21/4, trên địa bàn huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã khiến 3 người thương vong, hàng chục công trình nhà ở, trường học bị hư hỏng nặng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.
Bài học từ buýt nhanh BRT

Bài học từ buýt nhanh BRT

Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.