Trên thị trường sách luôn tồn tại hàng loạt các cuốn sách lậu, ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả và nhà xuất bản. Nhiều đầu sách được làm giả một cách công phu, khó phát hiện, rất khó để phát hiện ra.
|
Một số đầu sách được trưng bày tại hội sách của nhà sách AZ Việt Nam |
Để phát hiện đâu là sách giả, sách lậu, đâu là sách thật có thể căn cứ vào rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này. Trong bài viết này, Pháp luật Plus sẽ chỉ dẫn giúp bạn đọc nhận biết một số dấu hiệu của sách lậu, sách giả để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Hầu hết sách lậu đều có màu giấy xấu, không an toàn cho mắt, nhiều sách thậm chí còn sai font chữ, không đồng nhất về font chữ. Màu sắc in ấn nhạt hơn so với màu sách gốc.
Trong từng trang sách còn xuất hiện tình trạng mất chữ, chữ in không theo hàng lối gây khó khăn và tạo cảm giác khó chịu cho độc giả.
|
Màu sắc của bìa có sự khác biệt nhất định giữa sách thật và sách giả (Ảnh: Tú Minh) |
Dấu hiệu đầu tiên - ISBN tức là Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (viết tắt từ cụm International Standard Book Number), là một mã số tiêu chuẩn quốc tế được cấp cho 1 cuốn sách để xác định nó. Các đầu sách giả nhiều cuốn không có mã số ISBN. Mã số này cũng là dấu hiệu để phân biệt sách giả với sách lậu.
|
Các đầu sách thật đều có mã số ISBN còn sách giả hầu như không có các mã số này |
Dấu hiệu thứ 2 - Do chất lượng giấy xấu, không đảm bảo chất lượng nên khối lượng các cuốn sách lậu với sách thật thường nhẹ hơn. Chính vì thế sách lậu có giá thành bán ra thấp hơn so với sách thật do chi phí sản xuất thấp nhiều. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, mặc dù là sách giả nhưng nhiều đầu sách giá thành ngang bằng so với giá của những cuốn sách thật.
Dấu hiệu thứ 3 - Sách giả còn xuất hiện tình trạng gáy sách dễ bong, chủ yếu là gắn keo lỏng lẻo, sau một thời gian đọc gáy sách sẽ bị bong, tách ra khỏi bìa. Đây là vấn đề mà hầu hết các đầu sách lậu đều gặp phải.
|
Sách giả đóng gáy cẩu thả, gáy sách mỏng, dễ bong, tách rời khỏi bìa sách (Ảnh: Revisach.com) |
Dấu hiệu thứ 3 - Hầu hết các cuốn sách lậu đều không được dán tem phân biệt thật giả. Do chủ yếu là sản xuất trái phép, không theo quy định của pháp luật, vì thế các cơ sở sản xuất đều là sản xuất chui, không có tem chống hàng giả, hàng nhái.
|
Tem chống giả là cách thức dễ nhất để phân biệt sách giả và sách thật, các đầu sách lậu đều không dán các tem này do nguồn gốc không rõ ràng, không được cấp phép xuất bản |
Ngoài ra kích thước sách cũng có sự khác biệt nhất định. Đôi khi sách giả có kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với sách thật nhưng sai số không quá nhiều nên độc giả cũng khó phát hiện.
|
Sách giả có kích thước lớn hơn so với sách thật, dao động khoảng 3 - 5mm |
Dấu hiệu thứ 4 - Một dấu hiệu nhận biết khác đó là bookmark. Đây là vật dùng để đánh dấu trang đọc, tuy nhiên ở các cuốn sách lậu thường không có bookmark kèm theo hoặc có bookmark nhưng không phải của cuốn sách đó. Nếu là những người có sở thích đọc sách hoặc sưu tập sách chắn hẳn sẽ phát hiện ra điều này.
Sách giả ngày càng tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau như độc giả, tác giả của các đầu sác hay các nhà xuất bản. Vì thế hãy là một độc giả thông minh, nên xem xét kỹ càng trước khi mua sách, tránh tình trạng mua phải sách giả đang trôi nổi trên thị trường.
Bạn có biết - Theo quy định của pháp luật thì hành vi copy, in, phát hành sách mà không được sự cho phép của tác giả là vi phạm Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về những hành vi xâm phạm quyền tác giả. Ngoài hành vi vi phạm quy định về xuất bản thì hành vi in lậu còn có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Cùng với đó, hiện nay Nghị định số 119/2020/NĐ-CP, ngày 7/10/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đã xác định rõ những hành vi in lậu và chế tài xử lý. Theo thống kê sơ bộ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, gần 37 triệu bản sách giáo dục và hơn 18 tấn bán thành phẩm sách giáo dục in lậu dở dang đã bị phát hiện và xử lí tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Để khắc phục được tình trạng này, không chỉ đòi hỏi nỗ lực riêng của ngành Xuất bản mà cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và độc giả. Trong số các sách giáo khoa, sách tham khảo bị in lậu thì sách Tiếng Anh bị làm giả với số lượng nhiều nhất. Sách Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 6, 7, 8, 10, 11 cũng đã bị làm giả. Sách giả thường có nhiều sai sót về nội dung, kiến thức. Chất lượng in, mẫu mã đều không bằng sách thật. Đối với sách Tiếng Anh, các tiện ích đi kèm thường có trên kho dữ liệu online. Nếu là sách giả thì mã số trên tem cào sẽ không thể kích hoạt được kho dữ liệu online, điều này sẽ gây thiệt thòi cho người sử dụng. |