Các số liệu thống kê cho thấy, nguồn tài nguyên nước quốc gia đang đứng trước nguy cơ suy giảm trầm trọng bởi sự tác động của dân số tăng lên và biến đổi khí hậu.
Tỉnh Hà Tĩnh vốn được đánh giá đứng đầu về trữ lượng nguồn nước trên cả nước, hiện đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Không chỉ do thói quen sử dụng nước của người dân mà diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu cũng là một nguyên nhân lớn.
Theo nghiên cứu mới đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, xu hướng biến đổi nhiệt độ, không khí những năm gần đây trên địa bàn có chiều hướng diễn biến phức tạp. Cụ thể, nhiệt độ trung bình đang có chiều hướng gia tăng theo mỗi thập kỷ từ 0,1 – 0,2 độ C; mùa đông có xu hướng ấm dần lên từ 0,6 -1,2 độ C.
Trong khi đó, tình trạng nắng nóng trong vòng 20 năm trở lại đây có chiều hướng gia tăng. Không chỉ nắng nóng gay gắt kéo dài, mức nhiệt độ cao trong khoảng từ 36 - 40 độ C ngày càng phổ biến, có thời điểm vượt ngưỡng 40 độ C. Lượng mưa lại có xu hướng giảm rõ rệt, mùa mưa thường xuất hiện muộn và kết thúc sớm. Thêm vào đó, Hà Tĩnh cũng là nơi phải hứng chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai, bão lũ, dông, lốc…
Như vậy, khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, nguồn nước trên địa bàn tỉnh lại có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, không chỉ trữ lượng mà cả chất lượng nguồn nước cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Tình trạng thiếu nước xảy ra ngày càng nhiều hơn trong những năm gần đây.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Hồng Quang - Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết: “Mùa hè, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi như các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Trong khi đó, ở một số vùng thuộc huyện Đức Thọ và huyện Can Lộc khan hiếm nước sạch khiến người dân phải tích trữ nước mưa để ăn, nước ao hồ và từ các giếng khơi nhiễm phèn chỉ để tắm giặt”.
Từ những bất cập về tài nguyên nước của tỉnh Hà Tĩnh, có thể thấy chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn về quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước – một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo đời sống kinh tế - xã hội của người dân.
Về giải pháp, bên cạnh công tác bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước thì việc kiểm kê và quản lý nguồn tài nguyên này cũng cần được thực hiện thường xuyên.
Trong Đề án tổng thể kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến 2021 - 2025, mục tiêu chung được đề ra là công bố được các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước (lần đầu) trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước trên cơ sở các thông tin, số liệu kiểm kê được thực hiện chính xác, đồng bộ, đúng thời gian.
Trên thực tế, nhiều năm nay, nước ta đã có nhiều hoạt động kiểm tra, khảo sát, đánh giá hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, các thông tin, số liệu để phục vụ công việc kiểm kê nói riêng và phục vụ cho công việc quản lý tài nguyên nước nói chung vẫn còn nhiều hạn chế như: số liệu điều tra còn phân tán, không được cập nhật thường xuyên, quy mô tổng hợp không thống nhất trên phạm vi cả nước.
Đơn cử, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ xét riêng mục đánh giá chi tiết nước dưới đất, tỷ lệ đo đạc 1:100.000 thực hiện khoảng 6%; tỷ lệ 1:50.000 thực hiện khoảng 5%, điều tra, đánh giá chi tiết (tỷ lệ 1:25.000) gắn với việc tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt thực hiện được 5% cho một số vùng đô thị lớn, đảo, vùng núi cao, khan hiếm thiếu nước...
Mặc khác, Việt Nam có 3.450 sông, suối, chiều dài từ 10km trở lên nằm trong 108 lưu vực với 331.000km2 lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta. Đến nay, toàn quốc đã đầu tư và đưa vào vận hành 23 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt độc lập, 23 trạm thủy văn lồng ghép trạm tài nguyên nước mặt, 412 điểm với 805 giếng quan trắc nước dưới đất.
So với thực tế, mạng lưới quan trắc, đo đạc nguồn tài nguyên nước quốc gia vẫn còn thiếu và yếu ở nhiều mặt. Dễ thấy nhất là số lượng và mật độ các công trình đo đạc, quan trắc còn thưa so với mạng lưới sông, suối và sự phân bố của các tầng chứa nước trên phạm vi cả nước. Số liệu còn chưa đầy đủ và thiếu chính xác khiến cho công tác tính toán, kiểm kê và quản lý tài nguyên nước quốc gia của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó nêu rõ các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Sau khi đạt danh hiệu Á khôi du lịch tại cuộc thi Hoa khôi du lịch Việt Nam 2017, Liên Phương được đơn vị nắm giữ bản quyền cuộc thi Nữ hoàng du lịch thế giới lựa chọn là đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi này vào tháng 9 tới đây.
Sau nhiều năm không có nước sạch sử dụng thì đến nay có đơn vị đã đầu tư dự án cung cấp nước sạch cho huyện Cẩm Mỹ, thông tin này khiến người dân địa phương rất vui mừng.
165 tỷ đồng ngân sách sẽ được chi để hỗ trợ giảm giá nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số tiền hỗ trợ năm nay cao hơn 10 lần so với số tiền hỗ trợ năm 2020.
Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.