Chủ nhật 28/07/2024 07:28

Email: [email protected]

Hotline: 0904309996

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Thái sư Lê Văn Thịnh và vụ án oan nghiệp "hóa hổ" hồ Dâm Đàm

Văn hóa
26/12/2015 15:02
Đức Hiệp
aa
Đem hết tài năng, trí tuệ xây dựng, đổi mới triều đại, canh tân đất nước, nhưng ông lại bị "quật ngã" bằng vụ án "hóa hổ" hồ Dâm Đàm oan nghiệp.


Ngày 25/12, nhân dịp kỷ niệm 940 năm Thái sư Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi Minh kinh bác học (Trạng nguyên khai khoa) thời Lý, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Hội sử học Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Thân thế, sự nghiệp Thái sư Lê Văn Thịnh”. Tại hội thảo khoa học, các nhà nghiên cứu, khoa học một lần nữa khẳng định lại những thành tựu của dòng họ Lê Văn Thịnh trong lịch sử Việt Nam và lịch sử Thăng Long – Hà Nội.

Tựu chung trong 18 bài viết, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đều nhận định: Thái sư Lê Văn Thịnh, vị thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài đầu tiên của Việt Nam thời Lý (1075) đã mở đầu cho sự nghiệp khoa cử hơn 900 năm ở nước ta và có nhiều cống hiến lớn lao cho dân tộc. Ông vừa là một vị quan khoa bảng thời Lý, vừa là một nhà giáo mẫu mực, đức độ của nước Đại Việt. Lịch sử cũng ghi nhận ông là một nhà ngoại giao xuất chúng, một danh nhân văn hóa kiệt xuất và là Thái sư có tài kinh bang tế thế, một nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa đất nước phát triển cường thịnh.

Đây là công trình điêu khắc thể hiện sự đau đớn không biết chia sẻ với ai, chỉ có thể tự cào xé thân mình như thể hiện nỗi hàm oan của Thái sư Lê Văn Thịnh. Ảnh: Internet
Đây là công trình điêu khắc thể hiện sự đau đớn không biết chia sẻ với ai, chỉ có thể tự cào xé thân mình như thể hiện nỗi hàm oan của Thái sư Lê Văn Thịnh. Ảnh: Internet

Đời sau, tên tuổi của Thái sư Lê Văn Thịnh vẫn được khắc ghi trên bảng vàng, bia đá và trở thành niềm tự hào trong lịch sử khoa cử nước ta. Thái sư Lê Văn Thịnh được các triều đại sau ghi nhận, công tích của ông được lưu truyền trong sắc phong, ngọc phả và trong đời sống tinh thần của nhân dân. Nhiều nơi lập đền thờ và tôn ông làm thành hoàng làng. Nhiều con đường và ngôi trường mang tên Lê Văn Thịnh.

Theo bản thần tích lưu tại đền thờ Lê Văn Thịnh, tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh: Thái sư Lê Văn Thịnh sinh ngày 11 tháng 2 năm 1050 (Canh Dần) ở Trang Đông Cứu, huyện Gia Bình, lộ Bắc Giang, nay là làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Sử sách còn ghi: Tháng 2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu. Ban đầu, ông được vào hầu vua học, sau đó thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ binh vào năm Bính Thìn (1076). Ông cũng là người có công cùng Lý Thường Kiệt tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1077 thắng lợi.

Sau chiến thắng quân Tống, ông được cử dẫn đầu phái bộ nhà Lý để đàm phán về chủ quyền biên giới Đại Việt. Cụ thể, tháng 6 năm Giáp Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Sau khi đã “phân giải mọi lẽ”, nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt (Việt Nam ngày nay) 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây và cho thông sứ như cũ. Tiếc của, vì nghe đâu nơi ấy có vàng, người Tống có thơ rằng: Theo sử liệu, thì trong dịp này, Lê Văn Thịnh còn được vua Tống ban chức Long đồ các Đãi chế và sau đó được vua Lý Nhân Tông cất lên làm Thái sư vào năm Ất Sửu(1085).

Pho tượng rắn
Pho tượng rắn "miệng cắn thân, chân xé mình" trong miếu Xà Thần, trong đền thờ Xà Thần thuộc khuôn viên đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, thuộc thôn Bảo Tháp (Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh). Ảnh: Internet

Thái sư Lê Văn Thịch đã đem hết tài năng, trí tuệ của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng, đổi mới triều đại và canh tân đất nước. Sự nghiệp của ông kết thúc bằng vụ án "hóa hổ" hồ Dâm Đàm đầy oan nghiệp với kết cục bi thảm năm Ất Hợi (1095).

Vụ án hóa hổ giết vua trong Đại Việt sử ký toàn thư, chép: “Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: “Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (Vân Nam, Trung Quốc - PV) có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch”.

Sau vụ kỳ án oan khiên đó Thái Sư Lê Văn Thịnh bị tước hết quan chức, bị đày ở Thao Giang (thuộc Tam Nông, Phú Thọ ngày nay).

Tại hội thả, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội TS. Nguyễn Văn Sơn nhận định : Nhiều nhà nghiên cứu lý giải nguyên nhân về vụ án oan của Thái sư Lê Văn Thịnh có cuội nguồn từ sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực Nho giáo - Đạo giáo - Phật giáo về quyền lợi kinh tế của tầng lớp quý tộc và giới Phật giáo thời Lý.

Đến thời Lê sơ, vua Lê Thái Tổ và các vị vua thời Lê Trung hưng đã gia phong và khẳng định công lao của Thái sư qua các sắc phong, bi ký ở đền thờ nơi quê hương ông.

bài liên quan
Độc đáo pho tượng rồng đá

Độc đáo pho tượng rồng đá 'miệng cắn thân, chân xé mình' ở Bắc Ninh

Pho tượng đá Bảo vật Quốc gia được coi là “độc nhất vô nhị”, chưa từng có trong nền mỹ thuật Việt Nam với tạo hình kỳ lạ "miệng cắn chân, thân xé mình".
“Người tử tế”: Những vết thương gây ra bởi con người thì nên được chữa trị bằng tình cảm và tấm lòng chân thật

“Người tử tế”: Những vết thương gây ra bởi con người thì nên được chữa trị bằng tình cảm và tấm lòng chân thật

Người tử tế là bộ phim tâm lý, tình cảm gia đình với nội dung xoay quanh những tấm lòng, cảm xúc, tình yêu và sự sẻ chia hạnh phúc cho nhau.
Giải mã biểu tượng văn hóa phần 7: Án oan kinh hoàng đằng sau pho tượng bí ẩn “miệng cắn thân, chân xé mình”

Giải mã biểu tượng văn hóa phần 7: Án oan kinh hoàng đằng sau pho tượng bí ẩn “miệng cắn thân, chân xé mình”

Pho tượng “miệng cắn thân, chân xé mình” nằm trong cụm di tích chùa Bảo Tháp - Đền Thái sư Lê Văn Thịnh, được xây dựng vào thời Hậu Lê, tọa lạc ở sườn nam của núi Thiên Thai, thuộc xóm Chùa, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh).
Đầu năm đi lễ và thăm quan kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đầu năm đi lễ và thăm quan kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám

Ngày 10/2 (tức mùng 3 tết), rất đông du khách trong và ngoài nước đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám tham quan kiến trúc và xin lộc may mắn đầu năm. Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên Pháp luật Plus ghi nhận.
Bản tin Pháp luật: Công dân kêu cứu Viện trưởng VKSND tối cao vì có dấu hiệu bị truy tố oan sai

Bản tin Pháp luật: Công dân kêu cứu Viện trưởng VKSND tối cao vì có dấu hiệu bị truy tố oan sai

Bản tin số này bàn luận về vụ án công dân Nguyễn Văn Tuấn ở Đăk Nông bị truy tố tội "cố ý gây thương tích" có dấu hiệu oan sai.
Công khai xin lỗi cụ ông đã qua đời ở Bình Thuận trong vụ án oan sai 42 năm về trước

Công khai xin lỗi cụ ông đã qua đời ở Bình Thuận trong vụ án oan sai 42 năm về trước

Cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận nhận định, việc ông Võ Tê bị khởi tố, tạm giam oan đã gây tổn thất tinh thần, vật chất cho ông và gia đình.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.