Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Bản giao hưởng nhiều bè trong tập thơ Chiếc giỏ mây trắng

Văn hóa
05/04/2021 13:55
PGS.TS Hoàng Kim Ngọc
aa
Tập thơ “Chiếc giỏ mây trắng” của tác giả Bùi Thúy cuốn hút người đọc khi được trải qua từng cung bậc cảm xúc vui buồn lẫn lộn.


Ngay khi đọc nhan đề tập thơ “Chiếc giỏ mây trắng” (Nxb. Hội Nhà văn, 2021) mà tác giả Bùi Thúy gửi, tôi đã rất bất ngờ, rất lạ và ám ảnh, cảm giác có một sự mới mẻ xâm chiếm tâm hồn, một sự gợi mở thôi thúc tôi muốn biết liệu chiếc giỏ mây trắng đó chứa đựng những gì? Tôi đã đọc từ những dòng đầu tiên và cứ thế cuốn theo mạch chảy tâm hồn, những dòng hồi ức bộn bề các cung bậc buồn vui, với các nốt thăng của “những mùa xuân đã đi ngang” và các nốt giáng của “những mùa trăng khuyết” mà em đã từng nếm trải và chiêm nghiệm.

Tập thơ có ba mươi chín bài thơ được sắp xếp logic chặt chẽ, tinh tế như một cuốn phim quay chậm mà hình ảnh, cảm xúc của từng giai đoạn cuộc đời được hiện ra theo trình tự thời gian, có lúc đồng hiện.

167436794_1051025838754908_7139242371714137267_n

PGS.TS Hoàng Kim Ngọc.

Có những cảm xúc khởi điểm tinh khôi, trinh nguyên, tinh khiết với ánh sáng, gió và nước… Em từng ở nơi ngọn gió bắt đầu/ Nơi ánh sáng bắt đầu/ Nơi mạch nước bắt đầu.

Nơi em từng ở phải chăng là nơi chôn rau cắt rốn, nơi núi rừng Tuyên Quang mà kí ức luôn lưu giữ với những ấn tượng đẹp về quê hương xứ sở, về một thời niên thiếu đã xa. Em từng ở là nơi “rừng đã già bao nhiêu năm tuổi/ từ lúc em được sinh ra đã thấy mảnh trăng vàng treo trên từng ngọn biếc”, nơi “bầy dúi khọt khẹt gọi tiếng đêm”, nơi “ngọn nước quay tròn lời then lời đọi/ cá quẫy nước trườn lên bờ con suối”. Đó là nơi “đám trai làng mang bùa thả lùng tùng vào hội”.

Đó là nơi “lá khô dấu kín vết chân nai”. Đó là nơi “sương bay từ khe núi”. Đó là nơi có không gian trong lành: “đất sạch lắm/ cỏ nằm xoài trên đất”… Đó là nơi có người mẹ hiền thường gội đầu bằng cỏ mần trầu như “bện làn hương lên tóc”, nơi có người cha giáo viên rất quan tâm đến việc học hành của con nên mỗi sáng ông đều “bật dậy nhóm bình minh vào trang vở của con”, nơi có những người hàng xóm thân thiện với “nụ cười đơm hoa đỏ”, nồng ấm tình người mỗi khi họ gặp nhau.

Tất cả những chi tiết ấy phải chăng là kí ức của tuổi thơ êm đềm, ấm áp, trong trẻo, tinh khôi đã khiến từng tế bào của nàng thơ “no đầy vị ngọt” thuở đầu đời mà em đã chẳng thể nào quên. (Tôi yêu thơ Thúy bởi thấy có bóng quê hương tôi trong đó).

Thời gian cũng như dòng nước trôi đi, mang theo những buồn vui bộn bề của cuộc sống, nhưng thời gian lại lưu giữ trong tâm hồn hình ảnh nguyên trinh, trong veo, thanh sạch, óng ả, ấm áp: “em quàng một dải mưa xuân/ hạt trong veo nứt nẩy từ lòng đất ấm”, “Những tế bào phù sa óng ả sơ sinh da thịt/ vươn mình dưới bầu trời thanh sạch/ nơ ron nguyên trinh/ linh hồn nở sáng

Thơ em là thơ viết theo cảm xúc và liên tưởng nên vui, buồn của cuộc sống được ghi lại giống như bản nhạc, có nốt thăng, nốt giáng ở những quãng khác nhau.

Em đã từng có khoảng thời gian buồn đắng, không có nụ cười, chỉ có mồ hôi và nước mắt “xếp chồng gầy vạt áo”, em đã mang theo tâm trạng đầy những trăn trở suy tư:

Có tiếng thở trở mình khẽ chìm vào khoảng trống

phía xa những ý nghĩ trườn ra khỏi cửa

đi thâu đêm dắt díu tận sang ngày …

Đọc thơ Thúy, ngoài việc thấy được cảm xúc tâm trạng cá nhân người thơ người đọc còn đồng thời thấy được từng giai đoạn lịch sử của đất nước: thời chiến tranh, thời bao cấp, thời kinh tế thị trường; thấy được cảnh quê, cảnh phố, người phố, người quê…

Thời chiến tranh được phác họa qua những câu thơ tài hoa ấn tượng:

Ngày cha khoác ba lô lên vai đi xuyên bóng núi/ Bụi phấn giảng đường theo khói súng nở hoa

đêm cổ thụ nhớ rông dài những mảnh hồn thuở chân trời vác đạn…

Và rồi thời bao cấp cũng được Bùi Thúy diễn đạt rất thành công: Em đã đi xuyên qua những viên gạch dán đầy tem phiếu/ vẽ hình hài bóng mát cho con khi đất nước chờ đợi vặn mình/ treo ngược niềm tin/ nhìn lên để thở/ đã vắt cạn khô/ đã không còn lệ

Thời bao cấp là cái thuở mà mọi người còn xếp gạch để mua hàng bằng tem phiếu, thời mà đất nước đang “chờ đợi vặn mình” để đột phá, chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Những câu thơ trong khổ này đang nhịp dài bỗng đột ngột chuyển sang nhịp ngắn, gấp gáp, dồn dập, thể hiện sự mệt mỏi, khó thở, kiệt sức, cạn khô nước mắt nhưng em vẫn cố gắng giữ vững niềm tin bằng cách “treo ngược” nó lên để mà hi vọng sau cái “vặn mình” của đất nước là sự vươn vai thần thánh của nền kinh tế mới. Cô hi vọng điều kì diệu đó sẽ đem lại “hình hài bóng mát cho con”, cho thế hệ sau, cho những lớp người không phải trải qua chiến tranh và nghèo khó.

Và rồi những nốt thăng trong bản giao hưởng cuộc đời đã đến cộng hưởng với sự hồi sinh và phát triển của đất nước:

Em đã đến những vườn hồng trong giấc mơ vừa nở / những đại lộ vươn về bốn phía/ em lạc giữa quê mình/ gặp mơn mởn hồi sinh…

Cuộc sống đổi thay đã khiến em như lạc vào một giấc mơ, lạc vào mảnh vườn ngát hương hoa hồng.

Nơi “đại lộ vươn về bốn phía” phải chăng là Sài Gòn phố thị, là “vùng đất phương Nam”, nơi em lập nghiệp, để rồi em bỗng trở thành “người xứ sở”, mải miết mưu sinh thời kinh tế thị trường “trần mình dưới nắng”, quen thuộc từng “tán me xanh rì”, “gốc xà cừ rỉ mặn”… của những “con đường cạn hết gian truân”.

Vùng đất ấy đã gắn liền với tuổi trẻ của Bùi Thúy, gắn liền với những vui, buồn đến độ; mặn, ngọt, xanh, chín đủ đầy: “Em đã xanh ngăn ngắt đến bật mầm tuổi trẻ/ đã hồng hào chín đỏ tháng năm/ chở gánh đời đi nghiêng khúc nắng/ chở tấm đa đoan giằng díu cõi người. Và “tình đất phương Nam cứ mãi rộng mãi dài bao dung dòng mặn ngọt” ở nơi em.

Nỗi buồn trong thơ Thúy có hình hài, có thể “cầm” trên tay được, nhưng em chỉ nói về nó bằng những nét chấm phá, không nặng về than vãn. Em không để mất đi niềm kiêu hãnh, mất đi nghị lực sống, cho dù bão tố thế nào thì em vẫn “vượt sóng bay lên”.

Quên đi những “giọt nước mắt đắng lặng lẽ/ rơi” trong những đêm cô đơn “nằm im mắt nhìn vào trống vắng”, quên đi “giọt nước mắt đã mấy lần xanh lên màu nín nhịn”, Thúy đã có những giọt nước mắt hạnh phúc: “… như cánh hoa rũ băng bừng nở/ giọt nước mắt nở hoa”.

Thúy trở lại yêu đời và yêu bản thân hơn: “em đã biết nuông chiều bản thân/ thắm mầu môi son/ tô từng nét phấn/ đôi chân chẳng ngại ngần dạo bước chốn phồn hoa đô hội, “chải mi đen cong cóng nếp chờ”, “ướm gót hài thấy mình còn hôi hổi thanh tân”

Theo quy luật cuộc sống thì “hết cơn bĩ cực tới tuần thái lai”, thăng trầm như một sơ đồ hình sin vậy. Một tâm hồn thơ tưởng đã bị ngủ quên bởi cơm áo đời thường đã được đánh thức, em như “con ve sầu thoát kiếp hồi sinh”. Theo dõi bước đi trong cuộc sống của Thúy, tôi thấy Thúy càng ngày càng chín, con đường tự học, tự vươn lên của Thúy đã gặt hái được nhiều thành quả.

Ngoài việc sắp xếp, chăm lo cuộc sống vật chất cho mình và cho con cái thì thành quả tinh thần còn là sự ra đời của một tập thơ đầu tay đủ đầy cảm xúc, rất đáng đọc này đây. Chúng ta có nhiều cách học, cách học nhanh nhất là đọc sách nhiều hoặc chơi với những người thông tuệ (Thúy có nhiều bạn bè là những bậc đàn anh, đàn chị mà Thúy cảm thấy ngưỡng mộ vì sự hiểu biết cuộc sống cũng như những kiến văn sâu sắc được tích lũy bằng tuổi tác và kinh nghiệm của họ:“Một lời thông tuệ/ hằn vết chân chim…/ em có thể lặng im hàng giờ để nghe anh nói/ ngập ngừng từng câu hỏi/ lục lọi giữa đời tìm kiếm nét nhân văn”

Hình tượng “anh” trong thơ Thúy như biểu tượng của những điều tốt đẹp, như tri âm, tri kỉ với biết bao sự trân trọng mến yêu, ngưỡng mộ. (Từ “anh” của Thúy có nghĩa là bạn tri âm chứ không phải bạn đời, bởi “Nói câu ân tình rồi mà anh vẫn nợ em”).

Có tri âm, cô cảm thấy có chỗ dựa tinh thần: “em tựa lên vai anh niềm tin ngự trị”; thấy mình bé nhỏ được chở che, được là phụ nữ: “dưới tán rộng dài em được làm liễu yếu đào tơ”; thấy ấm áp cõi lòng: “Nửa nghiêng về phía anh/ em thấy mình ấm lạ”; thấy học hỏi được nhiều hơn ở người bạn lớn: “em liu chiu lớn dậy với đất trời”, và họ truyền cho nhau năng lượng tích cực: “chín theo ngày/ ta lớn dần trong vô tận lòng nhau” để rồi cùng biết đứng cao hơn một cảnh giới: “Biết mỉm cười trước những lời nông nổi/ thứ tha những điều lầm lỗi/ đi qua bóng tối ân xá cho đời”, và để “nụ cười kiêu hãnh đi qua những bon chen thường nhật.

Những khoảnh khắc, tâm trạng của cuộc sống được Bùi Thúy khắc họa bằng ngôn ngữ thơ rất riêng. Để trở thành một nhà thơ thì dứt khoát người làm thơ phải có giọng riêng, giọng đó thể hiện qua ngôn ngữ và cách diễn đạt

Thơ Bùi Thúy có rất nhiều những “kết hợp lạ” tạo nên sự khác biệt, nhưng vẫn giữ được cảm xúc trong trẻo và chân thật nhất.

Văn là người, Thúy là một nữ doanh nhân, ưa hoạt động nên những cụm động từ trong thơ chiếm ưu thế hơn những cụm tính từ. Có thể dẫn ra một loạt những cách diễn đạt mới mẻ như sau:

gấp lại ân tình”, “gói lại hồn làng”, “gói lại tuổi quê”, “nắng vội vã ôm riết mình chen lên đường phố”, “cơn mưa ghé lại gọi giao mùa”, sợi nắng sớm “ mảnh đông còn sót lại”, “cây vươn vai hoa nắng trổ buổi mai”, “câu thơ chở đầy vũ hội”, ánh trăng “rót mật”, hạt nắng “rơi sâu trong mắt”, thương nhớ “bung tràn”, “ái tình bung nở”, “bung lụa” ngữ điệu, “nụ cười bụi mọc lên”, “kí tự xanh mọc lên” “dòng chữ chạy dọc”, “gió len lỏi trườn vào ưu tư”, “cháy hết điều ô trọc”, “hòn sỏi nhỏ ngậm cười tan chảy”, “gió tấu trầm khúc dạ” “mưa nắng chạm nhau”, sóng “ghé bến hoài ca”, “dệt nỗi nhớ qua đêm thành lụa”, “niềm tin “ mõ”, “gió kéo mùa rơi qua liếp cửa”, “cọng cỏ gầy kéo vạt yếm đón sương”, “ kéo sợi nắng”, “chong nắng lên” , “cung đường di căn”, “lọc lừa làm xước mùa thu”, “giọt nước ở bên trời thất lạc”, “cành sân hận trẫm mình dưới lớp bùn nâu”, “cài thương nhớ xôn xao”, “con tắc kè vào văn chương gánh nặng”, “hơi thở gầy cộng hưởng hồi sinh”, “triệu nơ ron giao thoa trên mặt hồ xúc cảm”, “dòng suy nghĩ dạo nguyệt cầm chảy mãi”, “con sóng vẫn trườn mình đau xót tận đáy sâu”…

Thơ Thúy có rất nhiều sắc màu thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau. Các gam màu xuất hiện trong những kết hợp từ lạ cùng với cách diễn đạt hiện đại cũng tạo thêm một nên nét riêng khó lẫn.

Thúy liên tưởng đến màu tím khi viết về kí ức, kỉ niệm: “phơi áo tím hoa cà thành ngọn rét tháng ba”, “vạt áo mẹ đơm lên tràng hoa tím”, “hạt ngọc giấu vào mây tím ôm buổi chiều cay nồng khói rạ”, “sắc tím chiều luênh loang”...

Thúy liên tưởng đến màu vàng khi ấn tượng về trăng, về nắng, về lá, về hoa: “mảnh trăng vàng treo trên từng ngọn biếc”, “nắng khảm vàng mặt đất”, “vờ dửng dưng để vàng thêm muôn ngàn sắc lá/ vờ ngây thơ trước thăm thẳm trăng vàng”, “thương nhớ lao xao bung tràn xuống sắc vàng hoa cúc”,…

Thúy liên tưởng đến màu đỏ khi nói về những hình ảnh đẹp ấm áp hay những tình cảm thân thương, nồng nhiệt, mạnh mẽ. Có màu đỏ của hiện thực: “bình minh đỏ/ cây lá đỏ/ mặt trời đỏ/ áo em màu đỏ”, “màu son đỏ”; có màu đỏ của sự tưởng tượng: “nụ cười đơm hoa đỏ”, “sóng vỗ màu vang đỏ”, “một ngọn sóng xa cuộn vồng lên sắc màu đồng đỏ”, “con sóng đỏ cuộn linh hồn rạn đá”, và thậm chí màu đỏ còn là cao độ của nỗi đau: “rám đỏ cơn đau”, …

Nhưng khi người thơ hạnh phúc, những nốt thăng của nhạc điệu tâm hồn đã mang đến cho thơ Thúy màu xanh, hồng rực rỡ và màu trắng thanh sạch, tinh khôi cùng với cách kết hợp từ ngữ lạ hóa.

Có thể thấy, màu xanh của Thúy là màu hi vọng, lạc quan: “những lời đầu tiên xanh như cây cỏ/ bén rễ xuống mùa thành trầm tích lòng nhau”, “những kí tự mọc xanh lên”, “điệu thảo nguyên xanh”, “mầm không ngủ/ tí tách vươn mình đội giấc mơ xanh”, “khóm khát vọng vẫn mọc xanh lên từ nơi lồng ngực”, …Màu xanh có nhiều gam nhưng trong thơ Bùi Thúy là những gam màu xanh dương tính: xanh biếc hoặc xanh thẳm, xanh ngăn ngắt, thiên thanh… chứ không phải những màu xanh âm tính như xanh xao, xanh xám, xanh đen

Vâng, đó là: “có một khoảng trời xanh biếc ở trong nhau, “mở ngàn trang xanh biếc phía hừng đông”, “tuổi vút thành mây trời xanh thẳm”, “anh cứ mãi thẳm xanh”… Tất cả những màu xanh ấy là màu xanh hoan hỉ, thậm chí giọt lệ khóc khi hạnh phúc cũng có màu xanh: “một giọt lệ ngọc mọc xanh lên”…

Màu hồng trong thơ Thúy là màu của thời thanh nữ với những ước mơ lãng mạn, của mây, của lửa: “em gót hồng khe khẽ/ mơ màng ba hạt dẻ trên tay/ óng ánh bình minh gọi ánh nắng ngày, “em mặc áo mây hồng’, “lửa thức hồng hồng”, ….

Thúy cũng nói nhiều đến màu trắng, màu trắng trong thơ em không bao giờ là biểu tượng cho nỗi buồn tang tóc mà thường là biểu tượng cho sự tinh khôi, thanh sạch, trinh nguyên: “chiếc giỏ mây trắng tỏa hương”, “gối đầu lên mây trắng”, “dải san hô trắng bạc”, “em mang hoa sưa trắng gói lòng mình ra biển”…

Nếu như màu thời gian của Đoàn Phú Tứ “không xanh” mà “tím ngát” thì màu thời gian của Bùi Thúy cũng thật đặc biệt, như rất gần mà lại như thăm thẳm:

Em từng thấy màu thiên thanh triệu năm còn nguyên trinh bạch

màu hổ phách triệu năm ngậm vàng hạt lúa

màu thời gian triệu năm mặn má mặn môi

Khi hạnh phúc, người thơ còn thấy vạn vật đều tỏa hương: “dưới tán tâm hồn khóm biếc trổ đài hương”, “đợi cơn mưa về từ mùa hạ/ mang theo làn hương thơm mùi quả chín”, “hương tỏa lên từ đất”, “mùi hương tràm lẩn khuất quanh đây”, “ngọn gió có mùi hương anh”, “gặp nhau nơi mùa thu hương đời êm dịu quá”, “giấc trầm hương nơi vầng trăng sinh thành trong lồng ngực/ cộng sáng lớn dần tỏa nhiệt sang nhau”…

Đọc thơ Thúy, tôi nhận ra đây là tiếng lòng của một người lãng mạn với những câu thơ siêu thực đẹp như tranh của Salvador Dali: “gối đầu lên mây trắng”, “gối đầu lên gợn biếc lăn tăn”, “gối đầu lên hơi thở bình yên”… cùng với bao sắc hương của đất trời, vạn vật…

Đọc thơ Thúy, tôi dễ dàng nhận ra đây là tiếng lòng của một người nhiều nghị lực, sẵn sàng đi “ngược phía cơn mưa”, “đi ngược lá vàng tìm đến mùa thu”, chủ động “bước vượt bước chân mình”… Bởi thế chăng nên thơ em có rất nhiều những động từ sinh sôi mạnh mẽ như mọc, bung, bùng, trổ, nở, bật (mầm), vươn, mở, hồi sinh, cộng hưởng…

Tập thơ gần như là một câu chuyện cuộc đời của Bùi Thúy với những kí ức và hiện tại khi đan xen, khi đồng hiện. Có kí ức tuổi thơ êm đềm trên quê hương miền sơn cước yêu dấu; có kí ức về một thời dĩ vãng vất vả, buồn đau và cuối cùng là kết thúc có hậu với nhiều tín hiệu vui, hồi sinh cuộc sống, hy vọng mở ra trước mắt.

“Chiếc giỏ mây trắng dựng đầy nước mắt và trăng ấy” chứa trong đó nhiều cung bậc phong phú của cảm xúc, có vui, có buồn; có ngọt ngào, có cay đắng; có bất hạnh và hạnh phúc. Niềm lạc quan, niềm yêu tin cuộc sống được ẩn mình trong một nội tâm, một ẩn ức mãnh liệt. Phải thế chăng, mà khi đọc thơ, giải mã thơ ta giải mã được tâm hồn tác giả. Đó cũng chính là điều làm nên sự hấp dẫn của dòng chảy thi ca đương đại.

Với thể thơ tự do hiện đại, với cách kết hợp từ ngữ mới mẻ độc đáo, cách diễn đạt ấn tượng, nhiều biểu tượng đẹp, nhiều trường liên tưởng, mang nhiều ẩn dụ trên một nền xúc cảm chân thật, tập thơ CHIẾC GIỎ MÂY TRẮNG của Bùi Thúy thực sự đáng được thưởng thức và trân trọng.

Xin bày tỏ sự ngạc nhiên và chúc mừng tác giả!

bài liên quan
Đỗ Trọng Khơi với việc phát hiện vẻ đẹp ngôn từ thơ qua “Vân chữ”

Đỗ Trọng Khơi với việc phát hiện vẻ đẹp ngôn từ thơ qua “Vân chữ”

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi đã in 20 tập sách (bao gồm thơ, truyện ngắn, tản văn, phê bình văn học) và đã đạt 12 giải thưởng của Trung ương và địa phương. Được đọc hầu hết các tác phẩm trước đó của anh, nay lại được đọc tập bình thơ Vân chữ (Nxb. Hội Nhà văn, 2020), tôi vô cùng cảm phục và trân trọng những bài bình vừa giầu cảm xúc vừa có chiều sâu nghiên cứu của anh.
Mới nhất
Đọc nhiều
Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học lọt bảng xếp hạng Châu Á

Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học lọt bảng xếp hạng Châu Á

Theo đó, tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng ĐH Châu Á năm 2024 với 739 trường đến từ 31 Quốc gia, vùng lãnh thổ.
Công an vào cuộc điều tra rõ nguyên nhân vụ cháy rừng tại huyện Thanh Chương và Nam Đàn

Công an vào cuộc điều tra rõ nguyên nhân vụ cháy rừng tại huyện Thanh Chương và Nam Đàn

Trong ngày 30/4 và rạng sáng 1/5, vụ cháy rừng lớn đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Lực lượng Công an đã vào cuộc điều tra rõ nguyên nhân.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Đến thời điểm hiện tại, các thí sinh dã được nhà trường cấp tài khoản đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký đến 17h ngày 10/5/2024.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.