Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Băn khoăn của giáo viên gửi tân Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ

Sức khỏe - đời sống
10/04/2016 22:17
Mỹ Hà
aa
“Là những người trực tiếp đứng lớp, chúng tôi nhận thấy thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đổi mới tích cực. Tuy nhiên, nhiều quy định vẫn còn gây khó khăn cho giáo viên”, một số giáo viên đã chia sẻ ý kiến với mong muốn trong nhiệm kì tới, tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ có những quyết sách đúng đắn để thúc đẩy nền giáo dục.


Tin nên đọc

TS Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục, Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội): "Giáo viên không đủ năng lực phải loại bỏ".

Tôi hết sức hoan nghênh ý kiến của tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khi ông cho biết sẵn sàng nghe ý kiến của người dân, của phụ huynh học sinh và các chuyên gia để làm cho ngành giáo dục được tốt hơn.

TS Tùng Lâm.
TS Tùng Lâm.

Theo tôi, làm giáo dục phải bỏ tất cả những gì là thành tích, nêu cao vai trò của người học, phải lấy người dạy và học làm trung tâm. Theo đó, phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên xứng đáng. Giáo viên không đủ năng lực, phẩm chất phải loại bỏ.

Về tồn tại của giáo dục, phải có thời gian thực hiện lâu dài nhưng quan trọng và cốt yếu nhất là chú ý thay đổi vai trò của con người.

Bà Lê Thị Nguyên Hương, nguyên Phó Hiệu trưởng THPT chuyên Nguyễn Huệ: "Việc thi cử phải cập nhật theo xu hướng thế giới nhưng phải được triển khai ổn định, dài hơi, có quy trình"

Vài hôm trước, tôi có nghe Phó Thủ tướng cho rằng, sắp tới chúng ta chỉ thi THPT còn việc tuyển vào ĐH, CĐ phải giao cho các trường tự chủ. Thú thật chúng tôi rất băn khoăn và lo lắng khi nghĩ việc thi cử sẽ quay về theo phương thức cũ trước đây.

Sự thật phương thức thi mới chưa thực hiện được bao lâu. Khi giáo viên và học sinh đã làm quen với phương thức mới mà lại có thay đổi đột ngột thì giáo viên và phụ huynh học sinh đều rất lo lắng hoang mang không biết sẽ đi về đâu.

Việc thi cử chưa thực hiện đến đầu đến đũa, đã lại thay đổi như kiểu mang học sinh ra làm "chuột bạch" thí nghiệm sẽ khiến giáo viên và phụ huynh chạy theo rất mệt mỏi, học sinh thì ngơ ngác không biết sẽ ra sao trong thời gian tới.

Vì thế, chúng tôi mong muốn việc thi cử phải cập nhật theo xu hướng thế giới để hội nhập nhưng phải được triển khai ổn định, dài hơi, có quy trình nhất định để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh.

Thứ hai, tâm lý của người Việt chúng ta hiện nay ai cũng muốn cho con vào ĐH nên số học sinh vào CĐ sẽ ít hơn. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ĐH ra không có việc làm ngày càng nhiều. Do vậy, phải thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh, thay đổi nhận thức của giáo viên và người học về việc không nhất thiết phải cầm tấm bằng ĐH trong tay, quan trọng là phải thành một công dân tốt, phải có kiến thức để hội nhập trên tất cả mọi mặt.

Bà Phạm Thị Cúc Hà, Ths giáo dục tại Đại học Flinders (Úc) : “Ở nước ngoài, việc đánh giá giáo dục được tiến hành độc lập”.

Chúng tôi mong muốn được “nới lỏng” giáo dục hơn, cho các trường chủ động hơn nhưng quản lý chặt bằng một phương thức khác.

Bà Phạm Thị Cúc Hà.
Bà Phạm Thị Cúc Hà.

Cụ thể, các trường có thể cam kết chất lượng họ đưa ra. Chất lượng được đánh giá không chỉ ở các cơ quan giáo dục mà phải có thanh tra độc lập. Việc đánh giá chất lượng phải gồm cả phụ huynh- những người đang sử dụng giáo dục. Ở nước ngoài, việc thanh tra giáo dục được tiến hành độc lập, hoàn toàn không phải của phòng giáo dục đảm nhiệm.

Thứ hai, chúng tôi mong muốn cắt bớt các môn học không cần thiết cho học sinh từ cấp tiểu học trở lên. Các chương trình được kết nối với nhau theo chủ đề.

Bà Phạm Thị Cúc HàBà Phạm Thị Cúc HàThứ 3, cần tập trung vào thể chất cho học sinh, cần đầu tư vào môn thể dục để học sinh nâng cao thể lực và sức khỏe.

Thứ 4, chúng ta có thể điều chỉnh thời lượng của môn tiếng Việt xuống để học sinh có giờ học tiếng Anh đàng hoàng trong chương trình chính khóa chứ không còn phải học thêm học nếm ngoài giờ ở bên ngoài như hiện nay.

Với ngoại ngữ ở cấp mầm non, các trường có thể chủ động triển khai cho học sinh. Sức của trường đến đâu, làm đến đấy không phải bắt buộc.

Cô Đoàn Thị Hồng Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Lê Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình: “Đề xuất rà soát bổ sung tài liệu dạy học phù hợp, khoa học hơn”

Là những người trực tiếp đứng lớp, chúng tôi nhận thấy thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đổi mới tích cực. Tuy nhiên, có một số quy định vẫn còn gây khó khăn cho giáo viên.

Cô Đoàn Thị Hồng Thủy.
Cô Đoàn Thị Hồng Thủy.

Hiện tại, trường chúng tôi đang áp dụng mô hình dạy học VNEN. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy mô hình này có những ưu điểm như: Phát huy khả năng tự học và tự tìm tòi của học sinh. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những mặt hạn chế.

Thứ nhất, việc kiểm tra đánh giá theo thông tư 30 có những điều bất cập. Học sinh không có bài kiểm tra thường xuyên ( hàng tháng) mà chỉ đánh giá bằng nhận xét (thông qua ghi chép) của giáo viên. Trong khi đó, cuối kì cuối năm lại có bài kiểm tra để xếp loại học sinh.

Đến cuối năm lớp 5, học sinh phải trải qua kì thi (gọi là bàn giao chất lượng) với sự giám sát của giáo viên cấp 2. Đây là việc làm không phù hợp với lứa tuổi tiểu học vì các em sẽ lo sợ, bất an khi có giáo viên lạ coi thi, chưa nói đến có những giáo viên còn dọa học sinh làm các em căng thẳng dẫn đến kết quả bài làm không như ý. Vì vậy, tôi nghĩ cần bỏ kì thi cuối cấp tiểu học. Hoặc nếu có, nên chăng chỉ là học sinh làm bài kiểm tra khảo sát do giáo viên tự coi và chấm thi dưới sự giám sát của nhà trường.

Thứ 2, việc dạy theo mô hình mới, giáo viên và học sinh sử dụng chung tài liệu “3 trong 1” nhưng nội dung tài liệu có những bất cập. Chẳng hạn, tên bài học và nội dung bài không ăn khớp với nhau.Ví dụ: bài 29A: Nam và nữ (tiếng Việt lớp 5-tập 2B) nhưng nội dung gồm một bài tập đọc, viết chính tả, ôn dấu câu, cách viết hoa tên danh hiệu, quy tắc viết hoa... Và còn rất nhiều bài kiểu như thế trong tài liệu giảng dạy này. Vì thế, chúng tôi đề xuất rà soát bổ sung tài liệu dạy học “3 trong 1” phù hợp, khoa học hơn.

Ngoài ra, có một số điều mà nhiều giáo viên cũng đã băn khoăn chia sẻ trên báo giới. Chẳng hạn, việc đánh giá học sinh bằng nhận xét. Trước đây, việc đánh giá học lực cuối năm như: Học sinh giỏi phải có trên nửa số môn đạt điểm giỏi (trong đó có toán và tiếng Việt); Học sinh tiên tiến phải có nửa số môn đạt điểm khá trở lên trong đó có một môn Toán hoặc tiếng Việt đạt điểm giỏi)... Chúng tôi thấy áp dụng quy định này hay phù hợp, giáo viên không áp lực vì chất lượng lớp.

Như hiện nay, việc khen tràn lan nên dẫn đến kiểu “hòa cả làng”, phụ huynh cũng khó hình dung được con mình đang học tập ở mức độ nào, trong khi giáo viên cũng rất khổ bởi cuối kì lại rơi vào quá tải vì nhận xét.

Thầy giáo Đỗ Anh Dũng, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học & Trung học cơ sở Mồ Dề, Mù Cang Chải, Yên Bái: “Mong quan tâm hơn nữa đến giáo dục vùng cao”.

Chúng tôi là một trong những giáo viên đã gắn bó nhiều năm với trẻ em vùng cao ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Vì vậy, chúng tôi hiểu được nỗi khổ của học sinh ở đây cũng như của các tỉnh miền núi rẻo cao. Nhiều người trong số chúng tôi từng có cơ hội để tìm kiếm một nơi làm việc tốt hơn nhưng cuối cùng, chúng tôi vẫn chọn cách ở lại, với mong ước đưa các em đến với con chữ.

Thầy Đỗ Anh Dũng.
Thầy Đỗ Anh Dũng.

Mặc dù trong nhiều năm qua, nhờ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, sự quan tâm của các nhóm từ thiện nên cơ sở vật chất ở đây đã khang trang hơn. Tuy nhiên, ở Yên Bái và nhiều địa phương vẫn còn đó những lớp học tồi tàn, mái tranh vách nứa.

Cấp mầm non thì học nhờ tiểu học hoặc nhờ trụ sở thôn. Cấp tiểu học thì học nhờ phòng từ lớp lớn hơn. Có những lớp học trời mưa to quá bị sập, học sinh lại kéo nhau đi học nhờ ở cấp cao hơn. Về mùa đông, nhiều nơi học sinh còn ngồi học trong những lớp học gió lùa tứ phía, ánh sáng le lói... rất gian khổ. Có những em bé đi học, chỉ có mỗi cặp lồng với chút cơm ăn với muối hoặc canh rau khiến chúng tôi không thể cầm lòng.

Vì thế, chúng tôi không mong muốn gì hơn cho bản thân mình, bởi đã xác định gắn bó ở vùng cao thì phải chấp nhận và luôn nỗ lực cố gắng. Tuy nhiên, chúng tôi mong lãnh đạo các cấp quan tâm đến giáo dục vùng cao, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp cho học sinh vùng cao khang trang hơn một chút để các em được yên tâm tới lớp.

bài liên quan
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 39 năm: Đoàn kết – Hiện đại – Nhân văn

Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

‘Sợi dây’ Chứng khoán APG - GKM Holdings

Mối quan hệ thân thiết của GKM – APG được "phác hoạ" thông qua hàng loạt giao dịch, góp cổ phần của GKM Holdings.
Chuyên trang truyền thông Pháp luật Plus chuyển về trụ sở mới

Chuyên trang truyền thông Pháp luật Plus chuyển về trụ sở mới

Do nhu cầu công việc, Chuyên trang truyền thông Pháp luật Pháp luật+ (Báo Pháp luật Việt Nam) chuyển về trụ sở mới.
Conic trao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ Conic Riverside

Conic trao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ Conic Riverside

Ngày 08/06/2024, Công ty Cổ Phần Xây Dựng Đầu Tư Và Phát Triển Lĩnh Phong – Conic, đã tiến hành bàn giao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ) cho những cư dân đầu tiên tại khu căn hộ Conic Riverside (Lô 13B, KDC Conic, P. 7, Quận 8, Tp. HCM), theo đúng tiến độ cam kết.
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.