Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chủ động ứng phó rủi ro để lưới an sinh bền vững, toàn diện

Nhà nước và Pháp luật
26/01/2023 20:30
Thu Cúc
aa
Năm 2022 là một năm nhiều dấu ấn trong triển khai những chính sách an sinh xã hội chưa từng có tiền lệ. Bước sang năm 2023, trong bối cảnh thu hẹp thị trường lao động, những thách thức với doanh nghiệp sẽ dẫn đến thách thức về lao động và đi liền là thách thức về an sinh xã hội. Do đó, hai vấn đề việc làm và an sinh xã hội sẽ cần giải quyết đồng bộ và phải tiến hành đồng thời.


Tin nên đọc

ong-dung-167421578307320649949

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trăn trở trước nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã năm 2023 nhiều thử thách. Ảnh: VGP/Thu Cúc

Phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện các chính an sinh xã hội, việc làm năm 2022 và mục tiêu xây dựng thị trường lao động bền vững năm 2023.

Dấu ấn từ những chính sách chưa từng có tiền lệ

Có lẽ chưa bao giờ doanh nghiệp và người lao động lại nhận thức được vai trò quan trọng của các chính sách an sinh xã hội như khi trải qua đại dịch và khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động đã được thực hiện trong thời gian qua?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chúng ta đã trải qua năm 2022 rất nhiều biến động và diễn biến khó lường ở trong nước cũng như trên thế giới. Hậu quả của đại dịch COVID-19 và tình hình khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân, người lao động. Trong bối cảnh đó, các chính sách an sinh xã hội và sự lãnh đạo linh hoạt, sáng suốt của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và Quốc hội, Đảng, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của nhân dân mà trong đó có nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ.

Trong ba năm qua, chúng ta đã ban hành hàng chục chính sách để duy trì mặt bằng chung cho đời sống nhân dân, đảm bảo các chính sách đối với người có công, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng bảo trợ và hỗ trợ đối với trẻ em bị ảnh hưởng do bị mồ côi do các tác động đại dịch COVID-19. Đặc biệt, từ Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành sáu nghị quyết và quyết định nhằm trực tiếp hỗ trợ người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Với sáu nghị quyết và quyết định chưa có tiền lệ này, chúng ta đã huy động tới 104.000 tỷ đồng để hỗ trợ 68,67 triệu lượt người và trên 1,4 triệu người sử dụng lao động trong đại dịch COVID-19. Việc hỗ trợ này đã góp phần khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là duy trì chuỗi cung ứng lao động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp. Việc duy trì lực lượng lao động đã góp phần quan trọng vào ổn định và cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, của người lao động.

Một điểm rất mới trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách hỗ trợ là việc đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu để tránh việc chi trả trùng lặp về đối tượng, xin Bộ trưởng chia sẻ về sự thay đổi trong việc chi trả hỗ trợ này?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việc ban hành các chính sách đặc thù hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trong đại dịch COVID-19 và hậu COVID-19 thời gian vừa qua đã được cải tiến rất nhiều. Từ quy trình ban hành văn bản, hồ sơ, thủ tục cho tới việc thực hiện đã được cải tiến với một tinh thần cố gắng nhanh nhất, gọn nhất và dễ tiếp cận nhất cho người lao động và người sử dụng lao động.

Đặc biệt, dấu ấn trong triển khai chính sách là chúng ta đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ công nghệ để thực hiện chi trả chủ yếu qua tài khoản của người lao động trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu của ngành bảo hiểm. Ví dụ như khi thực hiện Nghị quyết 116, chúng ta chi tới 41.000 tỷ đồng nhưng chỉ hỗ trợ trong vòng có ba tháng. Với số tiền này nếu chúng ta thực hiện chi trả thủ công thì mất cả năm cũng không xong.

Điều quan trọng là thông qua các cơ sở dữ liệu và tài khoản việc chi trả không chỉ nhanh mà còn minh bạch và khắc phục được tình trạng gian lận trong việc tổ chức thực hiện. Đặc biệt, các chính sách đến với người lao động nhanh và đúng thời điểm mà người lao động đang cần.

Giải pháp căn cơ xây dựng lưới an sinh

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ khẩn cấp sẽ có không tránh khỏi những hạn chế, xin Bộ trưởng chia sẻ về những bài học kinh nghiệm để xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội trong thời gian tới?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tôi cho rằng việc xây dựng các chính sách vừa qua mới chỉ mang tính chất tình thế, trong đó có nhiều chính sách có tính chất giải quyết những việc trước mắt, tức thì. Vấn đề quan trọng chúng ta phải tính đến là giải pháp căn cơ, lâu dài hơn trong xây dựng mạng lưới chính sách xã hội hay còn gọi là lưới an sinh xã hội.

Hiện nay, lưới an sinh xã hội đảm bảo mức độ hỗ trợ tối thiểu nhưng thời gian tới sẽ phải tính toán tới đòi hỏi cao hơn một bước, đó là các chính sách có thể đảm bảo cho người dân, người lao động được ba yếu tố: Phòng ngừa rủi ro, khắc phục rủi ro và chủ động ứng phó với rủi ro. Khi đó, lưới an sinh và chính sách xã hội sẽ bền vững và toàn diện.

Nhắc đến xây dựng lưới an sinh không thể không nhắc đến việc giảm nghèo bền vững. Theo Bộ trưởng, điểm nổi bật của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đa chiều bền vững giai đoạn tới là gì và làm thế nào để tiếp nối những thành tựu giảm nghèo của giai đoạn trước?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nếu nói về thành tựu giảm nghèo thì có thể nói Việt Nam là một hình mẫu được thế giới đánh giá cao. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới này xác định và thực hiện chương trình các chương trình liên quan đến mục tiêu giảm nghèo và cũng là nước đầu tiên trong khu vực thực hiện và đạt được những thành tựu vượt trước 10 năm so với mục tiêu thiên niên kỷ.

Tuy vậy, công cuộc giảm nghèo của chúng ta vẫn còn những thách thức rất lớn. Bởi lẽ, những người có khả năng thoát nghèo, những khu vực dễ thoát nghèo về cơ bản đã được hỗ trợ. Còn những địa bàn khó khăn nhất những hộ khó khăn nhất những lõi nghèo vẫn cần giải quyết.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều và bền vững đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Bên cạnh đó, sự vươn lên tự thân của người dân cũng rất quan trọng. Tôi cho rằng đó là yếu tố quan trọng nhất và Nhà nước vừa hỗ trợ tiền, vật chất vừa dần chuyển sang hướng sang các chính sách hỗ cho vay có điều kiện để người dân tự vươn lên.

Cùng với đó, chính sách giảm nghèo tập trung vào cốt lõi là tạo sinh kế, tạo công ăn việc làm cho người dân. Chính sách cũng hướng tới tạo điều kiện để xóa được toàn bộ nhà tạm cho hộ nghèo; hỗ trợ người nghèo được sử dụng nước sạch nước hợp vệ sinh; chăm lo phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em…

Song hành tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội

Bên cạnh việc bảo đảm an sinh xã hội thì đảm bảo việc làm, thu nhập trong năm 2023 cũng là vấn đề đông đảo người lao động quan tâm. Xin Bộ trưởng cho biết Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ có những giải pháp căn cơ gì để phát triển thị trường lao động trong năm 2023?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năm 2022 là một năm đã dặt ra thách thức vô cùng lớn khi đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế đã tấn công vào các khu công nghiệp, thành trì quan trọng của nền sản xuất, đặc biệt là tại khu vực phía Nam. Khi đó, điều mà chúng ta lo nhất chính là đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.

Bằng nhiều chính sách linh hoạt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân và doanh nghiệp, đến giờ này, chúng ta có thể khẳng định chuỗi cung ứng lao động đã khôi phục nhanh chóng và ổn định. Qua tổng kết, chúng tôi thấy rằng thị trường lao động ổn định nhanh hơn so với dự báo của quốc tế và nhanh hơn so với chính dự báo của chúng tôi khoảng sáu tháng.

Đến giờ này, trên quy mô cả nước thị trường lao động chúng ta ổn định tương đối tốt cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn có tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, nhất là thiếu hụt lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Trong những tháng cuối năm 2022 ở 63 tỉnh, thành phố, khoảng trên 600 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu hẹp đơn hàng khiến khoảng 53.000 lao động mất việc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động là trên 300.000 lao động. Như vậy, vấn đề quan trọng ở đây là xảy ra tình trạng nơi thì thiếu lao động cục bộ nhưng có nơi thì thừa cục bộ. Do đó cần nhất, điều tiết cung cầu lao động cho phù hợp là vấn đề quan trọng nhất.

Trong năm 2023, dự báo tình trạng thiếu lao động cục bộ sẽ tiếp tục diễn trong quý I, quý II. Theo chúng tôi đã tính toán, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp khoảng 350.000-400.000 lao động ở các lĩnh vực khác nhau.

Vấn đề quan trọng quan trọng là các doanh nghiệp phải có bài toán để giữ chân, thu hút người lao động. Đặc biệt, chúng ta phải có bài toán để đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động, đặc biệt là đào tạo đội ngũ có chất lượng cao, những người có kỹ năng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.

Việc gắn kết giữa phát triển thị trường lao động và xây dựng các chính sách hỗ trợ để hai lĩnh vực này cùng tạo nên một hệ thống an sinh xã hội, việc làm, thu nhập ổn định, bền vững cho người lao động sẽ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào trong năm 2023 và thời gian tới?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tôi cho rằng thời gian tới chúng ta sẽ gặp rất nhiều thách thức, áp lực, đặc biệt là trong bão lạm phát của thế giới. Trong bối cảnh thu hẹp thị trường lao động, những thách thức với doanh nghiệp sẽ dẫn đến thách thức về lao động và đi liền là thách thức về an sinh xã hội. Do đó, hai vấn đề việc làm và an sinh xã hội sẽ cần giải quyết đồng bộ và tiến hành đồng thời.

Cụ thể, chúng ta sẽ phải đối mặt với năm vấn đề lớn. Thứ nhất là thời gian tới Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, điều này buộc chúng ta phải tính toán đến thị trường lao động, đến việc làm cho người trẻ, cho người cao tuổi có nhu cầu, có sức khỏe để tận dụng tiềm năng của họ.

Vấn đề thứ hai là thách thức từ vấn đề lao động di cư, lao động phi chính thức. Thứ ba là tác động của biến đổi khí hậu sẽ tác động rất lớn đến thị trường lao động, đến đời sống của người lao động. Chúng ta phải tính toán ngay và có chính sách thích ứng sớm hơn so với tác động của biến đổi khí hậu.

Thứ tư là vấn đề thị trường lao động đang chuyển đổi, nhất là khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Hiện nay, việc chuyển đổi này phần lớn là việc làm thiếu bền vững nên chúng ta cần phấn đấu tới đây là việc làm sẽ thỏa đáng và bền vững hơn.

Vấn đề thứ năm là chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu đến năm 2035 nhưng muốn thực hiện được thì việc đầu tiên là phải quan tâm đến vấn đề chuyển đổi nhân lực mà việc huyển đổi này phải đi trước một bước.

Năm 2023 và những năm tới, việc hình thành một thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại, bền vững và mang yếu tố hội nhập phải đi cùng với xây dựng và phát triển một hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững. Hai vấn đề này phải được tiến hành đồng bộ.

Với vai trò là tư lệnh ngành, đâu là điều mà Bộ trưởng trăn trở nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành trong năm 2023?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Điều tôi rất mong muốn là chúng ta phải xây dựng được một nghị quyết chuyên đề về chính sách xã hội với một tầm nhìn thông thoáng hơn, toàn diện hơn, bao trùm hơn đến năm 2035 và tầm nhìn đến 2045. Khi có nghị quyết này rồi chúng ta thể chế bằng các luật, hệ thống chính sách.

Trong năm 2023, cùng với Bộ luật lao động thì sửa hai luật: Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm sẽ là yếu tố then chốt nhất của toàn bộ hệ thống lao động việc làm của trong thời gian tới.

Sự tiến bộ, công bằng xã hội phải bắt đầu từ các chính sách, từ những công việc cụ thể với một tư duy, tầm nhìn xa hơn nhưng hành động phải mau lẹ hơn. Chúng ta bắt đầu từ những công việc cụ thể và từ chủ trương xây dựng khung khổ chính sách. Đó là những vấn đề chúng tôi trăn trở hiện nay.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!


Link gốc: https://baochinhphu.vn/bo-truong-dao-ngoc-dung-chu-dong-ung-pho-rui-ro-de-luoi-an-sinh-ben-vung-toan-dien-102230120190333808.htm

bài liên quan
Xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện

Xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1585/QĐ-TTg ngày 7/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Năm 2030 - An Giang là tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, văn minh, sinh thái, bền vững

Năm 2030 - An Giang là tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, văn minh, sinh thái, bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 15/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghệ An: Sẽ có 3 thành phố, 2 thị xã và đô thị sinh thái trong tương lai

Nghệ An: Sẽ có 3 thành phố, 2 thị xã và đô thị sinh thái trong tương lai

Thông tin được đưa ra tại cuộc làm việc cho ý kiến về dự thảo Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngành y tế đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để phục vụ người dân tốt hơn

Ngành y tế đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để phục vụ người dân tốt hơn

Ngành y tế đang đứng trước những khó khăn, thách thức và cơ hội để phát triển. Với bề dày truyền thống hình thành và phát triển cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc, toàn ngành y tế sẽ không ngừng phấn đấu, vươn lên để cống hiến, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin yêu của Ðảng và nhân dân.
Đẩy mạnh triển khai một cách toàn diện, đồng bộ các nội dung về cải cách hành chính

Đẩy mạnh triển khai một cách toàn diện, đồng bộ các nội dung về cải cách hành chính

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 489/TB-VPCP kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tại Phiên họp thứ 6 ngày 14/11/2023.
Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Toàn diện với Việt Nam

Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Toàn diện với Việt Nam

Ông David Helvey-Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Toàn diện với Việt Nam; mong muốn Việt Nam ngày càng vững mạnh.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi công Khu công nghiệp VSIP tại Hà Tĩnh

Khởi công Khu công nghiệp VSIP tại Hà Tĩnh

VSIP Hà Tĩnh được kỳ vọng là “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực như: điện và điện tử, bán dẫn, cơ khí chính xác, may mặc, giày da, năng lượng, pin xe điện, kim loại, phụ tùng ô tô, chế biến thực phẩm, dịch vụ kho vận, nhà xưởng cho thuê.
Tuyên y án với nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai

Tuyên y án với nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai

Ngày 25/6, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm, tuyên y án bị cáo Trần Quốc Tuấn, nguyên Giám đốc NHNN Việt Nam, chi nhánh tỉnh Đồng Nai 7 năm tù và Võ Khắc Hiển, nguyên Phó Giám đốc NHNN Việt Nam, chi nhánh tỉnh Đồng Nai 3 năm tù.
Bị can có thể đặt tiền để thay thế việc tạm giam không?

Bị can có thể đặt tiền để thay thế việc tạm giam không?

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp thay thế biện pháp tạm giam, do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
ha noi xu ly hon 300 truong hop vi pham giao thong qua nguon tin bao zalo

Hà Nội: Xử lý hơn 300 trường hợp vi phạm giao thông qua nguồn tin báo Zalo

(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội”, theo thống kê trong vòng 1 tháng qua đã có 727 lượt tin nhắn tương tác gửi đến trang Zalo Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội để phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
giu nguoi trong truong hop khan cap doi voi 3 doi tuong vu chan dau hanh hung tai xe xe tai tren cao toc noi bai lao cai

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 3 đối tượng vụ chặn đầu, hành hung tài xế xe tải trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai

(PLM) - Công an huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai mới đây đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 3 đối tượng hành hung tài xế xe tải trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
tam ngung cap can cuoc cong dan tren dia ban thanh pho ha noi

Tạm ngừng cấp Căn cước công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

(PLM) - Chiều ngày 24-6, Công an thành phố Hà Nội ra thông báo quan trọng liên quan đến cấp căn cước công dân mới để người dân nắm rõ.
yen bai xay dung ho thac ba dat tam khu du lich quoc te

Yên Bái: Xây dựng hồ Thác Bà đạt tầm khu du lich quốc tế

Hồ Thác Bà được ví như Hạ Long trên núi giữa đại ngàn Tây Bắc vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt quy hoạch thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc tế.
talkshow bao chi doanh nghiep can bat tay trong thoi dai so

Talkshow: Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số

(PLM) - Talkshow với chủ đề: “Báo chí & Doanh nghiệp: Cần “bắt tay” trong thời đại số”, các vị khách mời tham dự chương trình đều khẳng định doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan báo chí trong hành trình phát. Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật và Pháp luật Media – Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức - sự kiện rất ý nghĩa khi diễn ra tại thời điểm kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6)…