Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bức tranh về thị trường lao động sau Covid-19 có nhiều điểm sáng

An ninh - Trật tự
07/10/2022 13:29
Như Trường
aa
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay, trái ngược với thời điểm cùng kỳ năm 2021, bức tranh về thị trường lao động quý III năm 2022 đã có rất nhiều điểm sáng. Lực lượng lao động tăng nhanh và ổn định.


Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2022 là 51,9 triệu người, tăng hơn 0,2 triệu người so với quý trước và tăng 2,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước – thời điểm dịch Covid ảnh hưởng nặng nề đối với thị trường lao động trong nước.

So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng khoảng 0,1 triệu người, lực lượng lao động nam tăng hơn 0,2 triệu người, trong khi đó lực lượng lao động nữ tăng không đáng kể. So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng mạnh ở khu vực thành thị (tăng 1,3 triệu người) và khu vực nông thôn (tăng 1,5 triệu người).

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên các quý, giai đoạn 2020-2022                                                                                     Đơn vị tính: Triệu người

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên các quý, giai đoạn 2020-2022. Đơn vị tính: Triệu người. Ảnh đồ hoạ TCTK

Nỗ lực thúc đẩy phát triển sản xuất, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 đã góp phần giảm thiểu số lao động bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.

Trong quý III năm 2022, cả nước chỉ còn hơn 4,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, giảm gần một nửa (3,6 triệu người) so với quý trước. Trong tổng số hơn 4,4 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, có 0,3 triệu người bị mất việc, chiếm 6,4%; 1,3 triệu người phải tạm nghỉ, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 29,6%, 1,2 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 27,7% và 3,6 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 80,7%.

Thị trường lao động chứng kiến sự tăng trưởng về quy mô của lao động có việc làm ở cả sáu vùng kinh tế-xã hội. Ba vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong năm 2021 đã ghi nhận mức phục hồi mạnh.

Trong quý III năm 2022, tình hình kinh tế-xã hội nói chung và tình hình lao động việc làm nói riêng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người, tăng 255,2 nghìn người so với quý trước và tăng 3,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Thị trường lao động đã phục hồi khá tốt với số người có việc làm trong quý này tăng mạnh và đạt quy mô cao hơn so với cùng kỳ năm 2019, thời kỳ trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện (tăng 232,1 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019).

Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý III, giai đoạn 2019-2022    Đơn vị tính: Triệu người

Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý III, giai đoạn 2019-2022. Đơn vị tính: Triệu người. Ảnh đồ hoạ TCTK

Sự phục hồi của thị trường lao động diễn ra ở tất cả các vùng kinh tế xã hội, điều này có thể thấy qua sự tăng trở lại của lao động có việc làm trong độ tuổi lao động ở các vùng, đặc biệt ở hai vùng còn nhiều khó khăn là vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Quý III năm 2022, lao động có việc làm trong độ tuổi lao động ở hai vùng này lần lượt là 5,4 triệu người và 3,2 triệu người, tăng 461,0 nghìn người và 149,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn thời điểm trước đại dịch Covid-19 xuất hiện (năm 2019) là 276,5 nghìn người và 232,7 nghìn người.

Ba vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 trong quý III năm 2021 là Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đã ghi nhận sự phục hồi mạnh trong quý III năm nay.

Trong quý III năm trước, ba vùng này có sự sụt giảm mạnh về lao động có việc làm nhiều nhất, nhưng đến cùng kỳ năm nay, quy mô lao động có việc làm ở ba vùng này tăng rất mạnh, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Bộ. Số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng Đông Nam Bộ trong quý III năm 2022 đạt 9,7 triệu người, tăng 1,6 triệu người (tương ứng 19,5%) so với cùng kỳ năm trước và đã vượt quy mô lao động của cùng kỳ năm 2019 (trước khi chịu tác động của dịch Covid-19) là 61,7 nghìn người (tương ứng tăng 0,6%). Hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, mặc dù quy mô lao động chưa đạt được về mức như trước khi có dịch Covid-19 nhưng vẫn ghi nhận mức tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý III năm 2022, số người có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 8,0 triệu người, tăng 883,2 nghìn người (tương ứng tăng 12,4%) so với cùng kỳ năm trước. Con số này ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 8,9 triệu người, tăng 578,5 nghìn người (tương ứng tăng 6,9%) so với cùng kỳ năm trước.

Số người có việc làm trong độ tuổi lao động  theo vùng kinh tế-xã hội quý III, giai đoạn 2019-2022    Đơn vị tính: Triệu người

Số người có việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng kinh tế-xã hội quý III, giai đoạn 2019-2022 Đơn vị tính: Triệu người. Ảnh đồ hoạ TCTK

Về lao động trong các ngành, một số ngành có sự phục hồi khá nhanh như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 12 triệu người, tăng 156,2 nghìn người so với quý trước và tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 – khi chưa xảy ra dịch Covid-19 là 413,5 nghìn người; ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy đạt gần 8,0 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 662,4 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019; ngành dịch vụ khác đạt 1,1 triệu người, tăng 240,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 125,0 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường lao động có nhiều chuyển biến tích cực và mang tính bền vững với mức tăng trưởng khá ở quy mô lao động có việc làm chính thức, tỷ lệ lao động phi chính thức phi nông nghiệp giảm

Trong quý III năm 2022, số người có việc làm chính thức đạt 17,8 triệu người, tăng 642,8 nghìn người (tương ứng tăng 3,8%) so với quý trước, tăng 2,7 triệu người (tương ứng tăng 19,4%) so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2019. Tốc độ tăng của lao động chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động phi chính thức phi nông nghiệp trên 2 điểm phần trăm[2]. Sự phục hồi của lao động chính thức là tín hiệu đáng mừng đối thị trường lao động.

xkld-dai-loan-co-nhung-nganh-nghe-gi.

Thị trường lao động quý III năm 2022 đã có rất nhiều điểm sáng. Ảnh minh hoạ

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp quý III năm 2022 là 54,1%, giảm 1,5 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ phi chính thức giảm mạnh ở khu vực thành thị, giảm 2,1 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 61,4%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với với quý trước và giảm 0,4 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước.

Tuy chưa trở về bằng thời điểm cùng kỳ trước khi dịch Covid-19 xuất hiện nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn tiếp tục được cải thiện

Trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi mạnh, thị trường lao động quý III tiếp tục duy trì đà phục hồi. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 22/9/2022 gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 3.539 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại 120.295 doanh nghiệp.

Cụ thể, hỗ trợ 3.055 tỷ đồng, cho 4,7 triệu người lao động đang làm việc trong 91.892 doanh nghiệp; hỗ trợ hơn 484 tỷ đồng cho 422.687 người lao động quay trở lại thị trường lao động tại 28.403 doanh nghiệp.

Mặc dù, không phải tất cả người lao động đều nhận được hỗ trợ nhưng Nhà nước và nhân dân nước ta đã cố gắng khắc phục khó khăn để các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục trở lại trạng thái bình thường mới. Bên cạnh số người có việc làm tăng lên so với quý trước và cùng kỳ năm trước, thì số thiếu việc làm đã giảm đi so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 là khoảng 871,6 nghìn người, giảm 10,1 nghìn người so với quý trước và đặc biệt giảm 993,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 1,92%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,54 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 1,48% và 2,20%). Mặc dù, tỷ lệ thiếu việc làm quý III năm nay vẫn còn cao hơn đôi chút so với cùng kỳ năm 2019 (1,92% so với 1,32%) nhưng so với năm trước, tỷ lệ này đã được cải thiện rất nhiều. Thị trường lao động đã phục hồi và đang trở lại trạng thái ổn định và phát triển như trước khi chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý,  giai đoạn 2020-2022. Ảnh đồ hoạ TCTK

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020-2022. Ảnh đồ hoạ TCTK

Trong quý III năm 2022, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi cao nhất thuộc về vùng đồng bằng sông Cửu Long với 3,63% và thấp nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Hồng với 0,49%. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này đều giảm ở cả 6 vùng kinh tế-xã hội, giảm nhiều nhất thuộc về vùng Đông Nam Bộ với 6,39 điểm phần trăm và giảm ít nhất thuộc về Trung du và miền núi phía Bắc với 0,08 điểm phần trăm. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì mức thấp, tương ứng là 0,25% và 0,53%.

Trong ba khu vực kinh tế, so với cùng kỳ năm trước, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 ở khu vực công nghiệp và xây dựng giảm nhiều nhất. Trong tổng số 871,6 nghìn người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất trong quý này với 49,0% (tương đương với 426,7 nghìn người thiếu việc làm); tiếp theo là khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 29,5% (khoảng 256,8 nghìn người); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất với 21,6% (khoảng 188,2 nghìn người). So với cùng kỳ năm trước, số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 giảm ở cả ba khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ (tương ứng giảm 106,7 nghìn người, giảm 457,3 nghìn người và giảm 409,5 nghìn người).

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 của lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2,21%; sơ cấp là 1,95%; trung cấp là 1,41%; cao đẳng là 1,11%; từ đại học trở lên là 0,66%. Như vậy, tỷ lệ thiếu việc làm thay đổi đáng kể theo trình độ học vấn, học vấn càng cao thì tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp, cụ thể đối với bậc từ đại học trở lên chỉ dưới 0,7%. Đây sẽ là động lực cho lao động nước ta cố gắng nâng cao trình độ để có việc làm đầy đủ.

Thu nhập bình quân của người lao động quý III tiếp tục tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III năm 2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 143 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,7 triệu đồng, tăng 182 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,7 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; thu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 5,7 triệu đồng, tăng 88 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Lao động khu vực thành thị có thu nhập bình quân tháng là 8,2 triệu đồng, tăng 166 nghìn đồng so với quý trước và tăng 2,1 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; lao động khu vực nông thôn có thu nhập bình quân tháng là 5,9 triệu đồng, tăng 125 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,2 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế đã giúp thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng từ quý I đến quý III năm 2022, trái ngược với xu thế thường thấy của các năm trước. Trong các năm trước, thu nhập bình quân của người lao động ở quý II thường giảm so với quý I do các khoản thưởng Tết Nguyên đán, chi trả lương tháng thứ 13 được thực hiện vào quý I. Trong năm 2022, thu nhập của người lao động trong quý I vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên mức tăng quý này chưa cao như mọi năm. Sự phục hồi của nền kinh tế trong quý II và đặc biệt là quý III năm 2021 đã làm thu nhập bình quân của người lao động trong 2 quý này tiếp tục gia tăng, góp phần ổn định an sinh xã hội, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động.

So với các vùng khác, thu nhập bình quân người lao động vùng Đông Nam Bộ được cải thiện nhiều nhất. Trong quý III năm 2022, thu nhập bình quân của lao động vùng này là 8,6 triệu đồng, tăng gần 3 triệu đồng (tăng 53,0%) so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức thu nhập của cùng kỳ năm 2019 là 640 nghìn đồng (cao hơn 8,0%). Trong đó, lao động làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng thu nhập bình quân cao nhất, tăng từ 5,7 triệu đồng lên 9,2 triệu đồng (tăng 3,5 triệu đồng, tương ứng 60,3%) theo cùng kỳ từ năm trước đến năm nay; lao động làm việc tại Bình Dương có mức thu nhập là 8,9 triệu đồng, tăng 57,9% (tăng 3,3 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2021.

Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tiếp tục là hai vùng có đà tăng trưởng ổn định về thu nhập bình quân của người lao động. Đây là hai vùng đã ghi nhận tốc độ tăng thu nhập của người lao động cao hơn các vùng còn lại trong quý II năm 2022. Tốc độ tăng này vẫn tiếp tục duy trì trong quý III năm nay. Thu nhập bình quân người lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng là 7,9 triệu đồng, tăng 2,9% so với quý trước (tăng 221 nghìn đồng); vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 6,0 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,1% so với quý trước (tăng 181 nghìn đồng). Đặc biệt, một số tỉnh ghi nhận thu nhập bình quân của người lao động trong quý III năm 2022 tăng cao so với quý trước như: Quảng Nam đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,5% (tương ứng 440 nghìn đồng); Thừa Thiên Huế đạt 6,0 triệu đồng, tăng 5,9% (tương ứng 338 nghìn đồng); Hà Nội đạt 9,0 triệu đồng, tăng 3,2% (tương ứng 278 nghìn đồng).

Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế – xã hội, quý III giai đoạn 2019-2022    Đơn vị tính: Triệu đồng

Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế – xã hội, quý III giai đoạn 2019-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng. Ảnh đồ hoạ TCTK

Thu nhập bình quân của người lao động trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ lưu trú ăn uống có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước

Thu nhập bình quân của lao động làm việc ở cả ba khu vực kinh tế trong quý III năm nay đều tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2021. Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập cao nhất. So với cùng kỳ năm 2021, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,7 triệu đồng, tăng 31,9%, tăng tương ứng khoảng 1,9 triệu đồng; lao động làm việc trong ngành dịch vụ có thu nhập bình quân khoảng 8,0 triệu đồng, tăng 29,4%, tương ứng tăng khoảng 1,8 triệu đồng. Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 3,9 triệu đồng, tăng 16,6%, tương ứng tăng khoảng 558 nghìn đồng.

Ngoài ra, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đã phục hồi mạnh mẽ và tiếp tục tăng trưởng, thu hút nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm, góp phần quan trọng nhằm cải thiện đời sống của người lao động và giúp cuộc sống của họ được đảm bảo hơn...

Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong quý III và 9 tháng đầu năm 2022 đã góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng. Thị trường lao động đã có nhiều khởi sắc với những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm mạnh. Số lượng lao động có việc làm chính thức tăng mạnh. Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện. Đời sống an sinh xã hội dần được bảo đảm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn tiếp tục đối mặt với một số khó khăn thách thức. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều rủi ro do thiếu hụt lao động cục bộ, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất cao. Đời sống một bộ phận người lao động còn gặp nhiều khó khăn...

bài liên quan
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng

Năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động: Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động (NLĐ) bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Trong 3 tháng có gần 36 nghìn lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc

Trong 3 tháng có gần 36 nghìn lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc

Tính đến hết Quý I/2024, cả nước đã đưa 35.933 người ra nước ngoài làm việc, trong đó tập trung vào một số thị trường trọng điểm, truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất hoán đổi ngày làm việc, kéo dài chuỗi ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất hoán đổi ngày làm việc, kéo dài chuỗi ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với phương án nghỉ thêm ngày 29/4, bố trí làm bù sang ngày khác để nối dài kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 lên thành 5 ngày.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các đảng viên có vi phạm

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các đảng viên có vi phạm

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và tổ chức đảng ở một số đơn vị liên quan phối hợp, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các đảng viên có vi phạm theo thẩm quyền, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
Mới nhất
Đọc nhiều
Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Sản lượng điện “đạt kỷ lục mới”, toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than được huy động

Nắng nóng vẫn diễn biến tiêu cực tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại (Pmax) và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập.
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa có cảnh báo về những quảng cáo sai lệch trên Facebook có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khi người dân bị thu hút đến các cơ sở không phép và sử dụng các kỹ thuật y tế không an toàn.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 238 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc, xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng so với cùng kỳ.
Tin bài khác
Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Nghệ An: Bắt người đàn ông tàn tật điều hành web khiêu dâm hơn 1 triệu thành viên

Dù mang nhiều bệnh lý nặng, di chuyển khó khăn song Nguyễn Đức Vinh vẫn điều hành web truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet với hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu.
Cục CSGT thông tin về vụ việc người đàn ông nhảy lên xe chuyên dụng đốt xe vi phạm

Cục CSGT thông tin về vụ việc người đàn ông nhảy lên xe chuyên dụng đốt xe vi phạm

Một người đàn ông điều khiển xe máy bị xử lý vi phạm nồng độ cồn, sau khi ký các biên bản, người này rời đi sau đỏ trở lại nhảy lên thùng xe chuyên dụng và đốt xe máy.
Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Nghệ An: Khởi tố 2 anh em ruột với hành vi "trộm cắp tài sản"

Tuấn đã đưa chìa khóa, bàn bạc với em trai là Nguyễn Tư Dũng, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý tài sản của bị hại đối tượng đã điều khiển xe ô tô lên huyện Thanh Chương cất giấu.
Bắt 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp xe máy

Bắt 2 đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp xe máy

Công an thành phố Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ, bắt giữ 2 đối tượng Lê Văn Nhâm và Phạm Hữu Tiến là nghi phạm gây ra hàng loạt vụ trộm cắp xe máy...
Lai Châu: Giết hai mẹ con "người tình", hung thủ tự sát nhưng bất thành

Lai Châu: Giết hai mẹ con "người tình", hung thủ tự sát nhưng bất thành

Cho rằng bị mẹ “người tình” ngăn cấm không cho lấy mình, giữa Hồ và gia đình chị L. thường xảy ra mâu thuẫn. Khi đến nhà, bị mẹ “người tình” mắng chửi, Hồ đã chạy ra đường giật dao của người đi nương, sau đó chạy vào giết chết cả hai mẹ con rồi chốt cửa đâm nhiều nhát vào cơ thể để tự sát.
Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội đã triển khai Phương án bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024.
Hà Giang: 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt vì buôn bán hàng giả

Hà Giang: 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt vì buôn bán hàng giả

2 giám đốc công ty đã buôn bán hàng giả, chiếm đoạt số tiền lớn của khách hàng.
Thanh Hoá: Bắt giữ nữ 8X sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả

Thanh Hoá: Bắt giữ nữ 8X sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả

Tại cơ quan công an, Nông Thị Hằng khai nhận từ đầu năm 2023 đến khi bị bắt, Hằng đã được Thịnh thuê đóng gói khoảng 20 hộp thuốc chống đột qụy giả...
Siết chặt công tác an ninh, trật tự trong Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Siết chặt công tác an ninh, trật tự trong Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Công an tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch để bảo đảm tốt an ninh, trật tự cho mùa hè du lịch biển Sầm Sơn 2024.
Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, một đối tượng bị xử phạt 15 triệu đồng

Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, một đối tượng bị xử phạt 15 triệu đồng

Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Nguyễn Văn T. , sinh năm 1987 ở khu phố Trung Đức, thị trấn Hậu Lộc về hành vi “Tàng trữ trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ”.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.