Chủ nhật 28/04/2024 03:01

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Câu chuyện của những người thầy gần 20 năm cõng học sinh đến trường

Xét xử
19/11/2017 08:30
Phạm Hoàng
aa
Từ khi còn là những cử nhân sư phạm, các thầy cô giáo đã tình nguyện đăng kí vào các vùng sâu của huyện Kbang (Gia Lai) để “bám bản, gieo chữ”. Thấm thoát đã gần 20 năm, các thầy cô vẫn tận tụy với công việc “gieo chữ” trên non.


Đưa giáo dục vùng cao “trỗi dậy”

Vượt gần 200km từ TP. Pleiku vào “ốc đảo” Kon Pne, chúng tôi mới hiểu được sự gian nan của các thầy cô “bám bản, gieo chữ”. Ấy thế mà, hàng chục năm nay các thầy cô giáo trẻ đã tình nguyện “bám bản” làm người đưa đò để chở các em học sinh vùng cao cặp bến thành công.

Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đã gặp được thầy Phạm Văn Hinh (Hiệu trưởng Trường PTDT BT Tiểu học và THCS Kon Pne). Được biết, thầy Hinh đã có hơn 16 năm công tác trên “ốc đảo” Kon Pne. Đây là một ngôi trường xa và khó khăn nhất tỉnh Gia Lai nhưng với sự cố gắng, nỗ lực thầy Hinh đã cùng với các thầy cô đưa trường Kon Pne trở thành một trường đạt chuẩn Quốc gia.

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Hinh tâm sự: “Lúc đó tôi còn là một chàng trai mới tốt nghiệp trường CĐSP Gia Lai với bao nhiêu hoài bão ước mơ chưa thực hiện. Khi được phân công vào giảng dạy tại “ốc đảo” Kon Pne tôi đã muốn bỏ cuộc. Nhưng cũng tự động viên cố gắng “bám bản” dạy chữ có các em. Dần dần, những học sinh và phụ huynh đã coi tôi như một người con trong buôn làng. Cũng nhờ vậy mà việc dạy học của tôi cũng thuận lợi hơn. Thấm thoát giờ đã hơn 16 năm, nhưng chưa có lúc nào tôi có suy nghĩ sẽ bỏ “ốc đảo” này để về xuôi. Vì cuộc sống tôi đã quen với núi rừng, quen với các em học sinh vùng cao…”.

Thầy Hinh cho biết thêm: “Học sinh vùng cao khác hoàn toàn học sinh vùng xuôi. Khi các thầy cô vào cắm bản để dạy chữ phải cùng hòa mình với cuộc sống của buôn làng. Mất cả tháng trời, khi dân làng đã tin các thầy cô thì mới cho con em mình đến trường học chữ. Các em học sinh đến trường thường rất bỡ ngỡ, các kĩ năng sống hầu như các em không có. Từ việc ăn ở, sinh hoạt các thầy cô đều phải hướng dẫn cho các em lại từ đầu…”.

Thầy Hinh đã đưa các em học sinh từ núi rừng đến với môi trường giáo dục.
Thầy Hinh đã đưa các em học sinh từ núi rừng đến với môi trường giáo dục.

Trước năm 2015, Kon Pne chỉ là một “ốc đảo” của tỉnh Gia Lai. Nếu không có các thầy cô giáo tình nguyện vào cắm bản để dạy chữ thì đây là một “vùng trắng” về giáo dục. Sau năm 2015, khi xây dựng mô hình bán trú tại Kon Pne, thầy Hinh đã mạnh dạn đề xuất học theo dạy theo nội trú phần để giữ học sinh, phần cách ly được cuộc sống hoang dã nơi núi rừng để đưa các em vào môi trường giáo dục. Nhưng việc dạy này sẽ đè nặng lên vai thầy Hinh cũng như các thầy cô về công tác nuôi dạy các em. Để có thực phẩm bổ sung vào bữa ăn cho các em, thầy Hinh đã cùng các thầy cô tự trồng rau, nuôi heo trong trường. Đặc biệt, mỗi tuần các thầy cô giáo lại cùng ra huyện để vận động xin hỗ trợ quần áo, sách vở đưa vào cho các học sinh.

Chính vì sự nỗi lực của các thầy cô giáo đã giúp cho trường Kon Pne vươn lên thành trường đạt chuẩn Quốc gia. Không những thế, Kon Pne cũng là một trong 2 trường điểm về mô hình bán trú vùng cao của huyện Kbang nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung.

Gần 20 năm “cắm bản” gieo chữ

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, đầu năm 2000 thầy Phạm Minh Chí (Sn: 1973, GV trường PTDT BT Tiểu học và THCS Krong) về nhận công tác tại một điểm trường làng ở xã Krong (huyện Kbang, Gia Lai). Lúc đó vùng núi rừng Krong đang là một vùng trắng giáo dục, người dân vẫn sống theo kiểu thời nguyên thủy trong vùng lõi VQG Kon Ka Kinh. Để “con chữ” đến được với người dân, thầy Chí cùng một số giáo viên khác đã được phân công vào “bám bản” làng Pngăh để dạy học cho các học sinh.

Người thầy dành gần 20 năm cõng chữ đến trường.
Người thầy dành gần 20 năm cõng chữ đến trường.

Cuộc sống nơi núi rừng không đơn giản như những thầy giáo trẻ vẫn nghĩ. Thầy Chí nhớ lại: “Lúc đó tôi còn là một chàng trai trẻ nên xung phong vào rừng để dạy chữ cho các em. Nhưng thấy chúng tôi, bà con trong bản ngơ ngác chạy đi trốn vì sợ người lạ. Hai ngày liền, tôi cùng 2 thầy nữa bị làng cô lập phải ngủ bên nóc nhà sàn. Đến ngày thứ 3, các thầy đã đến nhà già làng để nhờ giúp đỡ, nhưng không thành. Sau nhiều đêm, tôi đã nhận một người cha nuôi ở trong làng, sau đó cùng người cha đi vận động bà con cho trẻ đi học. Khi bà con tin tưởng thì coi các thầy như những người con của buôn làng nên đã giúp các thầy dựng một ngôi nhà chòi nhỏ giữa rừng để dạy cho các em học…

Thầy Chí nguyện dùng cuộc đời này để cống hiến cho giáo dục vùng cao.
Thầy Chí nguyện dùng cuộc đời này để cống hiến cho giáo dục vùng cao.

Khi vận động được các em đến trường thì một số thầy giáo trẻ cũng xin nghỉ bỏ về xuôi vì cuộc sống quá khổ cực. Lúc đó còn một mình thầy Chí bám bản để dạy chữ cho các em. “Cuộc sống lúc đó khổ cực lắm, vì làng trong rừng sâu nên rất nhiều vắt. Mỗi lúc tôi ngủ là vắt bò lên cắn, sáng dậy thì đã thấy trên sàn là những vũng máu của tôi. Rồi những cơn sốt rét hoành hành. Thấy vậy, dân làng thương nên giúp tôi chữ bệnh, cho tôi ăn để có sức khỏe dạy chữ cho con họ…”, thầy Chí bộc bạch.

Tâm sự với chúng tôi thầy Chí cho biết: “Chúng tôi là những người thầy, sứ mệnh chính là đưa cái chữ đến với học sinh. Điều khiến tôi bám trụ gần 20 năm tại bà con coi chúng tôi như con, em học sinh ở vùng cao thường hay nhút nhát sợ người lạ nên việc dạy học cần cái tâm người thầy. Cũng để tôi công tác, vợ tôi cũng đã tình nguyện vào xã khó khăn này để làm thuê với số lương ít ỏi, nhưng lại được ở gần chồng con…Trước đó khi cũng có một chính sách ưu tiên cho những giáo viên dạy 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn được chuyển về vùng xuôi. Nhưng tôi đã dành cho các thầy cô trẻ, còn cuộc đời tôi đã dành với vùng Krong này rồi…”.

bài liên quan
Gia Lai: Chương trình “Phẫu thuật nụ cười” sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24/4

Gia Lai: Chương trình “Phẫu thuật nụ cười” sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 24/4

Đây là chương trình phẫu thuật nhân đạo, dự kiến phẫu thuật cho những bệnh nhân bị dị tật khe hở môi, hàm ếch, thừa ngón tay, thừa ngón chân ở tỉnh Gia Lai và một số tỉnh lân cận.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Cựu Giám đốc Công ty CP đăng kiểm Bắc Kạn và thuộc cấp lĩnh án vì “Nhận hối lộ”

Cựu Giám đốc Công ty CP đăng kiểm Bắc Kạn và thuộc cấp lĩnh án vì “Nhận hối lộ”

TAND tỉnh Bắc Kạn vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đức Dương (SN 1970, trú tại tổ 4, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) và các đồng phạm về tội “Nhận hối lộ”.
Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Bắc Kạn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự

Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp mà Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ đạo.
Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Chuẩn bị mở lại phiên phúc thẩm xét xử mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Bị cáo Trần Thị Hiền là mẹ của nữ sinh giao gà ở Điện Biên chuẩn bị được đưa ra xét xử phúc thẩm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Bị cáo Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Tòa án tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình, 85 bị cáo khác trong vụ án này cũng phải nhận bản án thích đáng.
Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Phiên phúc thẩm vụ kiện ở toà nhà Victory Tower sẽ chấm dứt tranh chấp?

Trước đó, như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh việc chủ đầu tư và nhà quản lý xảy ra tranh chấp khiến người dân, khách hàng sinh sống và làm việc tại căn nhà trên rơi vào cảnh khốn khổ.
Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Quảng Ninh: Phạm tội về ma túy, 8 bị cáo lĩnh án tù

Ngày 5/4 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử đối với 8 bị cáo về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”; “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".
Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

Vụ tranh chấp tại Dự án Phố Wall: Vì sao TAND cấp cao tại Hà Nội lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?

TAND Cấp cao tại Hà Nội ra Quyết định số 28A/2023/KN-DS kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND thành phố Hà Nội.
Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Quảng Ninh: Khởi tố nhóm đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng về tội “ mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan

Chiều 19/3, sau khi nêu quan điểm luận tội, đại diện VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Vụ án mẹ nữ sinh giao gà buôn ma túy: Hoãn phiên tòa do bị cáo ngất xỉu

Bị cáo Trần Thị Hiền - mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị ngất xỉu tại phiên tòa nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.