Chủ nhật 01/09/2024 15:25

Email: [email protected]

Hotline: 0904309996

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Cây cao su - nỗi lo mang tên “vàng trắng” đối với người dân Sơn La

Pháp luật hình sự
29/03/2019 14:47
Bảo Yên - Xuân Thái
aa
Chủ trương trồng cây cao su tại Sơn La vốn được kỳ vọng sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, thay đổi cuộc sống của người dân.


Phần lớn đất đai do cha ông để lại, nhiều hộ gia đình ở Sơn La đã góp vào Công ty cao su theo chủ trương chung. Tuy nhiên, sau gần 10 năm chăm sóc, đến nay, một số diện tích đã cho thu hoạch mủ, nhưng nhiều người dân vẫn tỏ ra thất vọng về cây được coi là “vàng trắng” một thời.

“Không trồng cao su sẽ không vất vả như bây giờ”

Sau nhiều lần chờ đợi, cuối cùng chúng tôi cũng gặp ông Lường Văn Chương vào buổi trưa khi ông vừa đi từ trên nương về. Ông Chương đang là trưởng bản Lạnh B, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Theo chia sẻ của Trưởng bản, khoảng 10 năm trước, thực hiện theo chủ trương chung, gia đình ông đã góp 1,6 ha đất trồng của mình để trồng cây cao su. Thời điểm đó, mỗi năm gia đình thu nhập khoảng 20 triệu/ năm từ việc canh tác ngô, sắn.

Sau 10 năm trồng và chăm sóc đến nay hàng nghìn ha cao su ở Sơn La vẫn chưa cho thu hoạch.
Sau 10 năm trồng và chăm sóc đến nay hàng nghìn ha cao su ở Sơn La vẫn chưa cho thu hoạch.

Khi có chủ trương đưa cây cao su về với bà con, hy con mở ra hướng thoát nghèo mới, ông Chương cùng 147 hộ dân khác được điền tên vào danh sách những hộ góp đất. Có hộ trong thôn góp nhiều lên đến 7ha, hộ ít thì vài trăm mét vuông.

Theo “giao ước”, những hộ góp đất từ 1ha trở lên sẽ có một “suất” làm công nhân cho Công ty Cổ phần Cao su Sơn La (Công ty Cao su) và ông Chương cũng nằm trong diện “ưu tiên” đó.

Tuy nhiên, mọi việc đã không suôn sẻ như những gì ông cùng dân làng trước đó được tuyên tuyền về cây cao su. Từ khi góp đất, nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào đồng lương công nhân theo thời vụ ít ỏi. Phải có việc thì mới có lương, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Không có nguồn thu nhập nào khác, buộc ông Chương phải lên núi khai hoang.

Ông Chương kể rằng, ông đã phải bắc thang trèo qua vách đá dựng đứng bên kia, sau đó đi bộ 30 phút nữa mới đến được nương của mình, nơi ông và gia đình phải khai hoang, mở rộng thêm vì không có đất để canh tác nữa.

Ông Lường Văn Chương, Trưởng bản Lạnh B, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu.
Ông Lường Văn Chương, Trưởng bản Lạnh B, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu.

“Nếu có chỗ đất 1,6ha trước kia chưa góp đất trồng cao su, mình trồng sắn, ngô, cà phê, cây ăn quả thì cuộc sống sẽ không vất vả như bây giờ. Mà cứ giữ cao su thì tương lai chẳng biết sẽ đi về đâu. Trong vòng hai năm cạo mủ với 6.300m2, Công ty chia cổ phần được có 1 triệu, nếu trồng ngô sắn giá được cao hơn, giờ nhiều hộ dân muốn đòi lại đất thì khó lắm, nhà mình ký hợp đồng rồi,” ông Chương chia sẻ.

Được biết, con trai và con dâu ông Chương do không có việc làm nên đã ra Hà Nội làm thuê, để lại hai con ở nhà cho ông bà trông. Nhiều người cũng cùng cảnh với gia đình ông Chương, đã phải đi ra ngoài làm thuê vì không có đất sản xuất.

Những trăn trở về tương lai

Theo chia sẻ của những hộ dân góp đất trồng cao su, trước đây, bà con được vận động góp đất và khi có sản phẩm thì sẽ chia 10% cho hộ có đất. Trước đây bà con làm công nhân nhiều lắm, nhưng sau đó công việc bấp bênh, mọi người đã nghỉ gần hết. Trong khi đó, những diện tích đất tốt thì cao su mới được cạo mủ, còn đất xấu thì chưa.

Ông Chương cho biết, cả ba bản có 147 hộ tham gia trồng trên 69ha, ban đầu tham gia góp đất hộ dân chưa làm làm hợp đồng, gần đây mới làm cũng có hộ chưa nhất trí ký.

Người dân trồng cao su tại bản Củ Pe, xã Mường Bon, Mai Sơn không còn mặn mà với cây cao su.
Người dân trồng cao su tại bản Củ Pe, xã Mường Bon, Mai Sơn không còn mặn mà với cây cao su.

Không chỉ hộ ông Chương, ở bản Lạnh B còn có vợ chồng Lò Văn Thuận, vợ Lò Thị Đỉnh góp 3.000 m2, nhưng đến nay cao su trên đất của gia đình trồng từ năm 2008 vẫn chưa khai thác được.

“Cao su thu nhập không tốt. Trước còn bảo khi nào có nhựa, có mủ thì được chia cổ phần. Nhưng giờ 10, 11 năm rồi mà chả thấy cái cổ phần đâu” – anh Thuận nói.

Ông Thuận cũng cho biết, trước đây xã cũng đến vận động, nhiều gia đình không nhất trí góp đất trồng cao su. Nhưng những cán bộ đều đến vận động và nói bây giờ hai bên đều trồng cao su, mình ở giữa mình không góp thì trồng cây gì mà ăn được. Cây cao su đã trồng được 10 năm rồi, giờ nương rẫy thì ít, cuộc sống vất vả, khó khăn. Nếu cây cao su mà có kết quả thì dân cũng không bỏ.

Vợ ông Thuận cũng cho biết: “Trồng cao su từ khi con gái tôi lấy chồng, mà bây giờ con của nó học lớp 5, 6 đấy vẫn chưa thấy cao su có được cái gì. Cuối năm được công ty cho 2 hộp bánh, một chai dầu ăn, một chai nước mắm. Mà đi làm công nhân thì công ty tính theo ngày công ấy, chứ có được đều đâu.

Ông Hồ Anh Đức - Tổng Giám đốc Công ty Cao su Sơn La cho biết: Theo Hợp đồng ký kiến thiết cơ bản là 8 năm và có sự thống nhất giữa Tập đoàn, tổng công ty, các ban ngành của tỉnh và người dân. Thời gian khai thác cao su là 20 – 22 năm, trong khi đó, cây cao su trồng đến năm thứ 9 mới khai thác.

Ông Hồ Anh Đức, Tổng Giám đốc công ty Cao su Sơn La.
Ông Hồ Anh Đức, Tổng Giám đốc công ty Cao su Sơn La.

Cùng với đó, toàn bộ vùng hiện nay trồng cao su tại Sơn La đều là đất hoang không trồng được bất cứ cây gì, cũng không có rừng. Do đó, tỉnh và tập đoàn có hướng là phát triển cây cao su, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

“Hiện tại đang là cuối kỳ kiến thiết, cây khép tán, công chăm sóc ít, dân thấy thu nhập ít hơn một chút nên thắc mắc. Vì những lúc đầu khai hoang, trồng mới, đào hố, chăm sóc, rất nhiều công, thu nhập rất ổn định 10-12tr/ lao động/tháng. Hiện nay thu nhập từ cây ăn quả bước đầu cao hơn cao su, cho nên các hộ dân đang so sánh giữa cao su và cây ăn quả khác”.

Ông Trần Hữu Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thuận Châu, Sơn La cho rằng: “Giá cao su thấp nên bà con buồn, thời điểm triển khai trồng thì giá mủ cao su hơn 100 triệu/tấn, giờ chỉ còn có 30 triệu/ tấn. Toàn huyện đang có tới 90% bà con ký hợp đồng góp đất trồng cao su, nên những mất mát cũng như mong muốn của bà con rất khó giải quyết. Bà con muốn bỏ cũng không bỏ nổi, vì 10 năm rồi, mà cây cao su – tài sản lại là của công ty, nó là chủ trương lớn không bỏ được”.

bài liên quan
Đất chưa bồi thường, vì sao UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ đầu tư?

Đất chưa bồi thường, vì sao UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ đầu tư?

Đất chưa bồi thường cho người dân nhưng UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp khiến cho phát sinh khiếu kiện kéo dài.
Sơn La: Một người tử vong do đâm vào tảng đá sạt lở trên đường

Sơn La: Một người tử vong do đâm vào tảng đá sạt lở trên đường

Một người đàn ông điều khiển xe máy đâm vào tảng đá sạt lở trên tuyến đường tránh TP. Sơn La và tử vong tại chỗ.
Chiêm ngưỡng các gian hàng nông sản ở Mường La

Chiêm ngưỡng các gian hàng nông sản ở Mường La

Nhiều mặt hàng nông sản OCOP địa phương được sản xuất từ chính đôi bàn tay của người nông dân và các Hợp tác xã, đã được trưng bày trong các gian hàng sản phẩm nông sản ở quảng trường trung tâm huyện Mường La, tỉnh Sơn La, thu hút rất đông đảo người dân và du khách đến thăm quan, trải nghiệm.
Sơn La: Phá thành công hai chuyên án, thu giữ số lượng lớn ma túy

Sơn La: Phá thành công hai chuyên án, thu giữ số lượng lớn ma túy

Trong một thời gian ngắn, lực lượng chức năng Công an tỉnh Sơn La đã phá thành công 2 chuyên án ma tuý, bắt giữ hai đối tượng và thu giữ khối lượng lớn ma tuý.
Sơn La: Hàng nghìn học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10

Sơn La: Hàng nghìn học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10

Ngày 1/6, hàng nghìn học sinh tại 12 huyện/thành phố của tỉnh Sơn La đã bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: Cần làm rõ việc người dân phản ánh căn nhà của mình “vô cớ” bị bán cho người khác

Hà Nội: Cần làm rõ việc người dân phản ánh căn nhà của mình “vô cớ” bị bán cho người khác

Mua căn nhà của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II (Bộ Công an), nhưng sau đó căn nhà này được cho là đã bị Giám đốc của một Công ty đóng trên đại bàn bán cho một người khác.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Hải quan tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm ma túy

Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quảng Nam: Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Nghệ An: Khởi tố đối tượng lừa bán bé gái với giá 180 triệu đồng

Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Cựu lãnh đạo Chứng khoán HOSE khai về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Mất gần 200 triệu đồng “chuộc” thân vì tin “việc nhẹ lương cao”

Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khai gì trước toà?

Quá trình khai báo, cựu Chủ tịch FLC khẳng định: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Theo ông Quyết, việc mua lại doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp là để làm về lĩnh vực xây dựng.
Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ đối tượng từng là nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Với việc đưa ra thông tin gian dối để huy động vốn của bị hại làm đáo hạn ngân hàng cho khách hàng đang có nhu cầu, để chiếm đoạt tổng số tiền trên 05 tỷ đồng, Nguyễn Đình Tuấn đã bị lực lượng chức năng bắt tạm giam.
Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Bắt giữ đối tượng dùng ô tô đi trộm cắp hàng chục nắp cống thoát nước

Lợi dụng thời điểm đêm tối vắng người, Đỗ Văn Đoàn đã sử dụng ô tô đến nhiều tuyến phố để trộm cắp cống thoát nước.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.