Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 0 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 0°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Đền thiêng thờ Thủy tổ Quốc mẫu nước Việt

Di sản văn hóa
14/03/2024 10:35
Hải Triều (biên soạn)
aa
Tọa lạc ở vị trí đắc địa, lưng tựa vào làng, trước mặt là sông Hồng hùng vĩ, Đền Tiên thuộc địa phận phường Tiên Cát (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), là điểm đến tâm linh không nên bỏ lỡ của những người con dân nước Việt trong hành trình về nguồn cội.
Ngôi đền thiêng thờ Thủy tổ Quốc mẫu nước Việt

Truyền thuyết về Thủy tổ Quốc mẫu

Theo Di tích lịch sử Đền Tiên, ngôi đền này có lịch sử gần 5000 năm. Đền thờ Ngọc Nương Thần Long Hồng Đăng Ngàn- hoàng hậu của Thủy tổ Nam Bang Kinh Dương Vương.

Người là mẹ của vua Lạc Long Quân và là bà nội của các Vua Hùng, là Thủy tổ Quốc mẫu của dân tộc Việt Nam. Theo văn bia khu Di tích, ngày sinh của Thủy Tổ quốc mẫu là 5/5 âm lịch, ngày giỗ 10/10 âm lịch. Nhân dân trong vùng lấy ngày giỗ của người làm ngày hội Đền.

Truyền thuyết kể lại rằng, vua Kinh Dương Vương trong một lần ngao du sơn thủy đến hồ Động Đình, nhân duyên trời định đã một người con gái nhan sắc tuyệt trần, tự xưng là Thần Long, con gái Động Đình Quân. Vua cho rằng đây là điềm trời xui khiến, liền đón nàng về thành Phong Châu nước Việt.

Một năm sau, nàng sinh cho vua người con trai Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân, nên được phong làm Hoàng hậu, ngự tại cung Tiên Cát. Sau khi Lạc Long Quân được vua cha truyền ngôi, mẫu Thần Long cho rằng mình đã làm tròn bổn phận nên được hai người chị em kết nghĩa là Thủy Tinh Ngọc Nữ và Bạch Hoa Ngọc Nữ đón về trời.

Tại nơi Mẫu hóa, vua Lạc Long Quân cho lập Đền Tiên, sai 3 hoàng tử trong bọc trăm trứng là Cự Linh Lang, Ất Linh Lang và Linh Thông Thủy trông coi đền thờ bà nội, cùng hai người em kết nghĩa của bà là Thủy Tinh Ngọc Nữ và Bạch Hoa công chúa.

Ngôi đền thiêng thờ Thủy tổ Quốc mẫu nước Việt
Quang cảnh Đền Tiên nhìn ra trong ra ngoài cổng.

Theo các bậc cao niên trong vùng, Đền Tiên là một trong những ngôi đền cổ nhất nước Việt, được dựng lên từ thời Hùng Vương, có lịch sử gần 5000 năm. Vị trí ngôi Đền Tiên cổ cách ngôi đền hiện nay chừng nửa cây số. Đền Tiên xưa kia tuy đơn sơ nhưng đã đầy đủ hạng mục nhà tiền tế, gian hậu cung. Tương truyền gian hậu cung của ngôi Đền cổ chính là nơi Mẫu hóa.

Tại ngôi đền cổ đó, nhiều thế kỷ qua, các thế hệ người dân Tiên Cát nói riêng và nhân dân Đất Tổ nói chung đã hương khói thờ tự Quốc Mẫu, hàng năm vào dịp ngày giỗ của Mẫu mùng 10 tháng 10 âm lịch nhân dân trong vùng mở hội linh đình tạ ơn Thánh Mẫu và cầu quốc thái dân an, mùa mảng tươi tốt. Đền Tiên cổ cũng từng nhiều lần được Sắc phong, trong đó có Thần sắc ngày 7/3 niên hiệu Tự Đức 7 (1854); Thần sắc ngày 6/4 niên hiệu Tự Đức 11 (1858); Thần sắc phong ngày 1/7 niên hiệu Đồng Khánh 2 (1887); Thần sắc phong ngày 24/11 niên hiệu Tự Đức 33 (1880).

Năm 1949, Đền Tiên bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Sau đó, trải qua những thăng trầm của thời cuộc, vị trí Đền Tiên cổ được giao để xây dựng một nhà máy. Theo các bậc cao niên trong vùng, khi xây dựng nhà máy, biết trên đất có ngôi đền cổ linh thiêng nên người ta vẫn giữ nguyên nền cũ của gian hậu cung, tương truyền là nơi mẫu hóa. Nền đó người ta trồng một số cây xanh, nay đã thành cây cổ thụ, chứ họ không dám làm gì. Nhân dân các cửa họ trong làng có nguyện vọng được vào thăm lại nền cũ của gian hậu cung, hương khói trong các dịp lễ hội, tết nhất nhưng không được phép vì đó là diện tích đất nhà máy được giao để sản xuất.

Ngôi đền thiêng thờ Thủy tổ Quốc mẫu nước Việt

Năm 1999, được phép của UBND tỉnh Phú Thọ, nhân dân Tiên Cát và nhân dân cả nước góp công góp của để xây dựng Đền Tiên với quy mô như hiện nay, có đủ các hạng mục: lầu chuông, lầu trống, tả mạc, hữu mạc. Nhà Tả mạc thờ tổ tiên các dòng họ trong làng, còn nhà Hữu mạc là nơi thờ những người có công với làng.

Ngày 21/7/2003, Đền Tiên được UBND tỉnh Phú Thọ cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Theo quan sát, Đền Tiên hiện tại nằm ngay trên mặt đường lớn, rất khang trang rộng rãi với nhiều cây xanh, hoa cảnh, xa xa phía trước là bát ngát mênh mang sóng nước Hồng Hà.

Không gian tâm linh đặc sắc

Hôm chúng tôi đến Đền Tiên, thật tình cờ và may mắn được gặp nhà nghiên cứu Đỗ Đại An- một người quê hương Đất Tổ nặng lòng với những gì thuộc về nguồn cội và vốn cổ. Ông Đỗ Đại An cho biết: Chiêm bái Đền Tiên, nếu tinh ý du khách sẽ thấy đôi câu đối bằng chữ quốc ngữ ngay ở cổng vào: “Nghĩa mẹ khởi nguồn dòng giống Việt/ Công cha khai sáng nước non Nam”. Nội dung câu đối đã nhắc nhớ, gợi mở cho chúng ta về lòng biết ơn nguồn cội, ơn cha Rồng mẹ Tiên đã khai thiên lập địa, sinh ra muôn dân nước Việt cùng trong một bọc.

Ngôi đền thiêng thờ Thủy tổ Quốc mẫu nước Việt
Không gian tâm linh trong cung cấm Đền Tiên.

Theo ông Đỗ Đại An, bước vào không gian tâm linh của Đền Tiên, du khách sẽ thấy trong đền này không thờ khí giới, các bức tranh, bức phù điêu trong đền đều thể hiện một không khí an hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Theo quan sát, trong Đền Tiên có khá nhiều bức hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng viết bằng chữ Hán, ngợi ca công lao đức độ của Mẫu cũng như thể hiện lòng biết ơn của thế hệ con cháu với bậc tiền nhân.

Ngoài gian tiền tế với bức đại tự: “Sơn hà cẩm tú/ Thiên hạ thái bình”; trong hậu cung có bức đại tự “Tối linh điện” (điện thờ cực kỳ linh thiêng) với hai câu đối tương truyền có từ thời Lý: “Thiên khai nhất cõi Nam phương vạn cổ anh linh/ Địa truyền thập phương Hùng triều triệu niên hùng vĩ (Dịch nghĩa: Trời mở một cõi phương Nam muôn thuở linh thiêng/ Đất chuyển muôn phương triều Hùng muôn đời hùng vĩ). Lại có đôi câu đối khác: “Tổ Mẫu khai nguyên vạn cổ anh linh chiêu nhật nguyệt/ Hùng triều bảo nghiệp ước niên vạn đại lãng càn khôn” (Tạm dịch nghĩa: Sự linh thiêng của Tổ Mẫu như vầng nhật nguyệt khai sáng muôn đời/ Ước vọng của triều đại Hùng Vương vĩ đại sánh tầm trời đất).

Ngôi đền thiêng thờ Thủy tổ Quốc mẫu nước Việt
Một trong số những bản sắc phong được lưu giữ trang trọng trong Đền.

Gian thờ hậu cung nguy nga với 6 pho tượng dát vàng, chính giữa là tượng Thủy Tổ Quốc Mẫu cao 1,67 m, bên cạnh là Thủy Tinh ngọc nữ và Bạch Hoa công chúa, bên dưới là 3 pho tượng Cự Linh Lang, Ất Linh Lang, Linh Thông Thủy. Những pho tượng trong đền đều mang đậm nét văn hóa thời Hùng Vương.

Đền Tiên nằm trong quần thể di tích thuộc vùng kinh đô Văn Lang xưa, nơi mà khảo cổ học đã chứng minh thời văn hóa Đông Sơn cách đây mấy ngàn năm đã tồn tại. Điều đó chứng tỏ bề dày lịch sử của vùng đất cũng như khẳng định sự tồn tại của ngôi đền là có thật trong lịch sử dựng nước của dân tộc.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích tháp Bình Sơn

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích tháp Bình Sơn

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Về non thiêng Yên Tử nghe huyền tích suối Giải Oan

Về non thiêng Yên Tử nghe huyền tích suối Giải Oan

Dân gian lâu nay vẫn truyền tai nhau chuyện rằng, suối Giải Oan tại chân núi Yên Tử là nơi hàng trăm cung tần mỹ nữ đã quyết định trầm mình do không thể thuyết phục được Phật Hoàng Trần Nhân Tông bỏ việc tu hành.
Độc đáo Lễ hội đình Trà Cổ nét văn hoá riêng của vùng biên Móng Cái

Độc đáo Lễ hội đình Trà Cổ nét văn hoá riêng của vùng biên Móng Cái

Lễ hội đình Trà Cổ là một hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên với quy mô cấp thành phố nhằm tri ân công đức các bậc tiền nhân có công lao to lớn trong việc xây làng lập ấp.
Độc đáo Hung Thoòng và bí ẩn hồ Lơ Lửng giữa lòng hang động

Độc đáo Hung Thoòng và bí ẩn hồ Lơ Lửng giữa lòng hang động

Mới đây, câu chuyện phát hiện ra hồ Lơ Lửng nằm trong hệ thống hang động Hung Thoòng đầy bí ẩn, đã gây sửng sốt dư luận. Lâu nay, hệ thống hang động Hung Thoòng “đóng đinh” nằm sâu trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là điểm đến hấp dẫn đặc biệt cho những tín đồ du lịch mạo hiểm.
Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh.
Miếu Nghè và giai thoại linh thiêng về Đức Thánh Tản Viên

Miếu Nghè và giai thoại linh thiêng về Đức Thánh Tản Viên

Miếu Nghè, thờ Đức Thánh Tản Viên (tức chàng Sơn Tinh trong truyền thuyết Vua Hùng kén rể) từ lâu đã nổi tiếng linh thiêng, trở thành một địa điểm du lịch tâm linh độc đáo của TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Hơn 1,8 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng ở Tuyên Quang

Hơn 1,8 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng ở Tuyên Quang

Đó là doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Tuyên Quang trong 6 tháng đầu năm 2024.
Chương trình du lịch qua miền di sản Việt Bắc được tổ chức quy mô cấp khu vực

Chương trình du lịch qua miền di sản Việt Bắc được tổ chức quy mô cấp khu vực

Năm nay, tỉnh Bắc Kạn được giao nhiệm vụ đăng cai tổ chức Chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” năm 2024.
Cả nước thu 4.100 tỷ đồng từ công đức, tài trợ năm 2023

Cả nước thu 4.100 tỷ đồng từ công đức, tài trợ năm 2023

Theo báo cáo của Bộ Tài chính về Kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc, tổng số tiền thu được năm 2023 là 4.100 tỷ đồng.
Sắp diễn ra tuần Văn hóa du lịch ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Sắp diễn ra tuần Văn hóa du lịch ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Tuần Văn hóa du lịch qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì năm nay dự kiến sẽ cùng lúc đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Páo Dung của người Dao.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.