Chủ nhật 28/04/2024 17:04

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 34 °C
TP Hồ Chí Minh 37 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 38 °C
  • Hà Nội Hà Nội 34°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 37°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 38°C

Đổi mới & Thích ứng: Làm kinh tế nông nghiệp, vừa khỏe vừa bền

Văn hóa
03/09/2021 18:00
ThS Nguyễn Hữu Thiện
aa
Làm kinh tế nông nghiệp cần phải xét lợi ích, chi phí ở tất cả các phạm vi. Tổng lợi ích mang lại phải lớn hơn tổng chi phí thì mới là kinh tế.


Gia tăng công trình ngăn mặn làm mất ảnh hưởng thủy triều làm cho sông ngòi tù đọng ô nhiễm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gia tăng công trình ngăn mặn làm mất ảnh hưởng thủy triều làm cho sông ngòi tù đọng ô nhiễm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nghị quyết 120 của Chính phủ về ĐBSCL đã đưa ra định hướng chuyển hướng nền nông nghiệp từ thuần túy sản xuất chạy theo sản lượng sang làm kinh tế nông nghiệp. Nhưng việc này đang được hiểu bằng nhiều cách khác nhau. Vậy nên hiểu làm kinh tế nông nghiệp là làm gì?

Làm kinh tế nông nghiệp là làm gì?

Nếu không quá chấp câu chữ, có thể hiểu làm kinh tế nông nghiệp là làm nông nghiệp có xét đến tính kinh tế, nâng lợi ích, tạo giá trị gia tăng, giảm chi phí, chứ không chỉ xem sản lượng là thành tích. Nói tới kinh tế là phải tính lời lỗ, chi phí, lợi ích.

Thế nhưng, lời hay lỗ lại tùy vào phạm vi xem xét. Có những việc nếu nhìn trong ngắn hạn thì thấy có lợi, nhưng xét lâu dài thì lại lỗ. Tương tự, có những việc nếu xét trong phạm vi địa lý hẹp hay phạm vi trong một ngành thì thấy có thành tích cao, nhưng xét rộng ra thì thấy nhiều thiệt hại.

Ví dụ canh tác liên tục ba vụ lúa mỗi năm, xét ở hộ gia đình thì thấy có lời vì tăng thêm thu nhập nhờ tăng thêm một vụ lúa. Nhưng xét rộng ra, tính thêm chi phí công trình đê bao, tổn thất phù sa, tổn thất thủy sản tự nhiên. Ô nhiễm nước sông ngòi, mất không gian cho nước lan tỏa làm tăng ngập nơi khác. Gia tăng dòng chảy gây sạt lở, làm nước lũ thoát ra biển trong mùa lũ, góp phần làm thiếu nước trong mùa khô, góp phần gia tăng xâm nhập mặn.

Gia tăng công trình ngăn mặn làm mất ảnh hưởng thủy triều làm cho sông ngòi tù đọng ô nhiễm buộc phải gia tăng sử dụng nước ngầm gây sụt lún đất, thì sẽ thấy việc tăng thêm một vụ lúa lợi ích không bao nhiêu mà thiệt hại rất nhiều. Cái lợi tăng thu nhập của thâm canh cũng chỉ 10-15 năm đầu, sau đó thì không còn lời vì chi phí canh tác tăng cao.

Xét ở một khía cạnh là sản lượng lúa thì thấy sản lượng gia tăng, kim ngạch xuất khẩu tăng, có vẻ đảm bảo an ninh lương thực. Nhưng xét rộng ra thì quá trình canh tác liên tục làm suy kiệt dinh dưỡng và sức khỏe của đất lại đe dọa an ninh lương thực về lâu dài.

Do đó, làm kinh tế nông nghiệp cần phải xét lợi ích, chi phí ở tất cả các phạm vi. Tổng lợi ích mang lại phải lớn hơn tổng chi phí thì mới là kinh tế.

Với vị thế là một đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, ĐBSCL hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm sạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với vị thế là một đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, ĐBSCL hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm sạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bối cảnh cũ và mới

Vào những năm 1980 cả nước thiếu đói, việc mở rộng diện tích sản xuất lúa và các công trình dẫn thủy nhập điền, mở đất là cần thiết, giải quyết được việc thiếu lương thực.

Đến 1989, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu gạo. Sau đó, sản lượng xuất khẩu gạo tăng liên tục nhờ tăng số vụ kèm theo các công trình chống lũ, chống mặn, ngọt hóa, bành trướng vùng ngọt sang vùng mặn. Ở giai đoạn này, sản lượng dư thừa để xuất khẩu thì không còn là an ninh lương thực nữa mà để tăng thu nhập. Nhưng cách tạo thu nhập bằng thâm canh đã tỏ ra không hiệu quả kinh tế.

Trước khi có Luật quy hoạch 2017, cách làm quy hoạch là đơn ngành và theo từng địa phương, vì vậy phạm vi xét lời hay lỗ bị bó hẹp. Ngành này không thấy ngành kia, cho nên các báo cáo thành tích theo ngành không xét phạm vi rộng hơn. Các địa phương quy hoạch riêng cho mình cũng chỉ tính lời-lỗ trong phạm vi của mình mà không xét tổng thể đồng bằng.

Tình hình hiện nay đã thay đổi nhiều. Chúng ta đã thoát đói thì tư duy an ninh lương thực đã thay đổi theo. An ninh lương thực phải bao gồm các loại thực phẩm đa dạng, sạch, an toàn, để đảm bảo “an ninh sức khỏe” của con người và sức khỏe đất đai, sông ngòi, để đảm bảo an ninh lương thực về lâu dài.

Định hướng số 6 trong Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nêu rõ “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên. Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Khi thực hành nông nghiệp sinh thái thì sản lượng giảm, cần được bù lại bằng chất lượng và giá trị cao hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi thực hành nông nghiệp sinh thái thì sản lượng giảm, cần được bù lại bằng chất lượng và giá trị cao hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nghị quyết 120 của Chính phủ đã xác định chuyển hướng từ nền nông nghiệp thuần túy sản xuất chạy theo số lượng sang làm kinh tế nông nghiệp, dựa trên nguyên tắc thuận thiên là chính. Trong chiến lược "8G" mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra tại Hội nghị lần 3 về ĐBSCL, chữ "G" thứ 3 nhấn mạnh kinh tế sông.

Như vậy việc chuyển hướng nền nông nghiệp ĐBSCL theo hướng làm kinh tế nông nghiệp thông qua nông nghiệp sinh thái sẽ là tất yếu. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII thì phải xét hết các chi phí, lợi ích trên bình diện đồng bằng và bình diện quồc gia.

Ngoài ra, bài toán lợi ích - chi phí của nông nghiệp vì vậy cần đặt vào phạm vi một đồng bằng có biển. Vì sao nông nghiệp liên quan đến biển? Đó là vì vùng nước biển ĐBSCL có sản lượng thủy sản biển tự nhiên và thủy sản nuôi rất lớn, là hợp phần kinh tế rất quan trọng của đồng bằng.

Trong tất cả các quy hoạch trước đây, sinh thái biển hoàn toàn bị bỏ qua dù sản lượng thủy sản biển của ĐBSCL bằng một nửa của cả nước. Vì vậy, biển bị tách khỏi đất liền bởi các công trình ngăn cách sông-biển làm cho sinh thái biển, sinh thái sông đều suy thoái, nhiều giá trị của sông-biển đã bị mất trước khi được đánh giá.

Nông nghiệp sinh thái trong bối cảnh ĐBSCL nên như thế nào?

Ngành nông nghiệp đang thực hiện mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII: Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông nghiệp thông minh. Vậy câu hỏi kế tiếp là nông nghiệp sinh thái là gì và có những đặc điểm nào. Xét bối cảnh ĐBSCL, để thực sự làm kinh tế nông nghiệp thông qua thực hành nông nghiệp sinh thái thì cần có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, nói tới sinh thái là nói đến khả năng tự vận hành của hệ thống, tức là nông nghiệp phải tự duy trì bản thân, hạn chế bổ sung phân bón vô cơ. Theo đó, cần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn lấy phế phẩm của một quy trình sản xuất của một sản phẩm nào đó làm đầu vào cho một sản phẩm khác và khép kín vòng tròn. Nông nghiệp sinh thái không thể nhắm tới tối đa hóa sản lượng mà nhắm tới sản phẩm giá trị cao, lành mạnh cho sức khỏe con người, bảo vệ được hệ sinh thái trong đất, bảo vệ sự vận hành lành mạnh của sông, biển.

Thứ hai, nó phải tồn tại được về kinh tế, lợi nhuận phải là lợi nhuận thật, chứ không phải nhờ hỗ trợ mà có (như chi phí các công trình từ ngân sách quốc gia).

Thứ ba, chức năng sinh thái của đất đai, sông ngòi, và biển cần được phục hồi, lưu thông vận hành theo quy luật tự nhiên, tránh những hành động can thiệp thô bạo vào tự nhiên, theo tinh thần Nghị quyết 120.

An ninh lương thực, thực phẩm mà nền nông nghiệp sinh thái mang lại là an ninh lương thực đúng nghĩa và dài hạn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An ninh lương thực, thực phẩm mà nền nông nghiệp sinh thái mang lại là an ninh lương thực đúng nghĩa và dài hạn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vừa khỏe, vừa bền

Nền nông nghiệp sinh thái sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nông nghiệp sinh thái có sức chống chọi tốt hơn với biến đổi khí hậu, thực phẩm ngon hơn, an toàn và tốt hơn cho sức khỏe. An ninh lương thực, thực phẩm mà nền nông nghiệp sinh thái mang lại là an ninh lương thực đúng nghĩa và dài hạn. Với nông nghiệp sinh thái ít chống chọi hơn với thiên nhiên sẽ ít phát sinh những chi phí ngoại vi.

Dù ĐBSCL có nhiều thách thức có vẻ nghiêm trọng, nhưng xét kỹ, có nhiều thách thức là do chúng ta đối đầu với thiên nhiên một cách trái quy luật mà ra. Nền nông nghiệp sinh thái sẽ không giải quyết hết tất cả các thách thức của ĐBSCL, nhưng nó sẽ giúp phục hồi sự vận hành lành mạnh của hệ thống tự nhiên, phục hồi khả năng chống chịu được những tác động khác.

Vấn đề còn lại là làm cách nào để chuyển hướng từ nền nông nghiệp hiện tại sang nền nông nghiệp sinh thái để làm kinh tế nông nghiệp. Có hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Khi thực hành nông nghiệp sinh thái thì sản lượng giảm, cần được bù lại bằng chất lượng và giá trị cao hơn, bằng các sản phẩm đa dạng khác đa dạng hơn trong nền nông nghiệp tuần hoàn, bằng chuỗi giá trị, và tiếp cận thị trường tốt hơn thông qua chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt và kinh tế hợp tác kiểu mới.

Với vị thế là một đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, ĐBSCL hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe cho quốc gia và quốc tế. Một đồng bằng xanh tươi, đất đai lành mạnh, sông - biển lành mạnh, nhiều việc làm trong nền nông nghiệp sạch thì người đồng bằng sẽ ít phải tha hương. Một đồng bằng như thế còn là một nơi để quay về, một bệ đỡ chắc chắn cho đô thị và cả nền kinh tế khi đối diện với những khủng hoảng lớn như đại dịch hiện nay và nhiều thứ khác khó lường trước trong tương lai.

bài liên quan
Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Vietnam Dairy là triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa duy nhất do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì và tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Việt Nam.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chế tài đủ mạnh với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chế tài đủ mạnh với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào tháng 5 tới, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (dự thảo Luật). Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 diễn ra mới đây, một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung chế tài đủ mạnh để xử phạt nghiêm, qua đó khắc phục tình trạng xâm hại môi trường của Thủ đô.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đấu thầu vớt rác trên kênh

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đấu thầu vớt rác trên kênh

Liên quan vụ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hơn một tháng không được thu gom rác do chờ ký hợp đồng, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa đề xuất một số giải pháp giải quyết.
Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.