Chủ nhật 28/04/2024 10:54

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 35 °C
Yên Bái 38 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 35°C
  • Yên Bái Hà Nội 38°C

Giá trị cốt tử của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa
13/04/2019 16:45
Cẩm Thúy
aa
Giá trị lớn lao của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không phải chỉ được nhìn dưới góc độ khoa học lịch sử, mà còn cần đắm chìm trong thế giới tâm linh của người Việt, với những yếu tố huyền ảo đậm chất dân gian. Giáo sư sử học Lê Văn Lan chia sẻ cùng chúng tôi câu chuyện ấy.


GS Lê Văn Lan.
GS Lê Văn Lan.

PV: Thưa Giáo sư, ở góc độ khoa học lịch sử, cho đến bây giờ chúng ta hiểu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như thế nào?

GS Lê Văn Lan: Ở góc nhìn lịch sử chúng ta có một cái mốc, nó có ý nghĩa chốt lại 2 tiến trình thờ cúng Hùng Vương. Đó là vào năm Khải Định thứ 2, tức là năm dương lịch 1917, vua Khải Định đã ra sắc dụ chuẩn y lời tâu của Tuần phủ Phú Thọ. Sắc dụ có nội dung: Chuẩn theo lời tâu của Tuần phủ Phú Thọ, việc thờ cúng Hùng Vương trước đây thường tiến hành vào mùa thu, từ nay sẽ mở hội vào ngày 10/3 âm lịch.

Như vậy có thể thấy Lễ hội Đền Hùng trước đó là vào mùa thu, đó là lễ hội thuần túy phương Nam, vì khí hậu thời tiết và công việc làm ăn nông nghiệp vào thời Hùng Vương thì lúc mùa thu ấy đang là lúc nông nhàn, cũng là lúc trông đợi mùa màng bội thu. Đó là lý do không chỉ có lễ hội mùa thu mà vào thời Hùng Vương cả lịch pháp cũng không bắt đầu năm mới vào mùng 1 tháng Giêng mà vào mùa thu.

Sắc dụ của Vua Khải Định cho ta một thông tin thú vị. Năm 1917, Tuần phủ Phú Thọ tâu cho mở hội vào ngày 10/3 âm lịch, Vua Khải Định chuẩn y và điều đó có nghĩa là vào đời ông vua “nghe đồn Khải Định nịnh Tây” thì lại đã ra được một quyết định đánh dấu cả một kỷ nguyên thứ 2 của việc thờ cúng Tổ tiên được đi vào ổn định. Đó là lễ hội mùa xuân 10/3 âm lịch. Việc Thờ cúng tổ tiên ở Đền Hùng vào ngày 10/3 chỉ có từ năm 1917.

Về khảo cổ học, những phát hiện ở đây cho thấy điều gì, thưa ông?

- Bây giờ chúng ta đang có một ngọn núi Hùng với nhiều huyền thoại mang ý nghĩa triết học cực kỳ hay. Chứ lúc đầu nó không phải là tên là núi Nghĩa Lĩnh, cũng không có tên là Hy Cương (tên ngôi làng chân núi), mà lúc đầu có tên là núi Đầu Trâu, rất dân dã, rồi có tên là núi Cả, làng dưới chân núi là làng Cả, là chủ nhân của ngọn núi này, là chủ nhân của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ở làng Cả vào thế kỷ 15 có đền thờ Kính Thiên Lĩnh điện - nghĩa là bây giờ chúng ta chỉ tìm thấy dấu vết từ thế kỷ 15, có ngôi đền chính thức thờ cúng Hùng Vương trên đỉnh núi. Khi chúng ta đào khảo cổ trên núi này thì vết tích xưa nhất về mặt kiến trúc là có toà miếu nguyên sơ ở trên đỉnh núi, gồm 4 cột đá, vết tích thờ Hùng Vương lúc đầu chỉ thô sơ thế. Buổi đầu có 1 toà miếu thô sơ gồm 4 cột đá, thời Lý Trần có thêm 1 cái chùa, đến thời Lê sơ mới bắt đầu có 1 hệ thống 3 ngôi đền và muộn nhất là mộ tổ được xây dựng vào thế kỷ 19.

Như vậy có thể thấy việc thờ cúng Hùng Vương để lại dấu tích mà chúng ta còn tìm thấy được vừa có niên đại muộn, vừa mang ý nghĩa tượng trưng.

Tuy nhiên, thưa ông, cho dù vậy, giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang một ý nghĩa khác, lớn hơn những con số sử học và dấu vết khảo cổ học?

- Đó chính là bởi vìTín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt được vào cái chủ đề cực kỳ quan trọng đối với nước Việt, với người dân Việt, với cõi tâm linh của người dân Việt. Chỉ có Việt Nam mới có hình thức tín ngưỡng thờ tổ tiên chung của cả dân tộc. Ta có tổ tiên của dòng họ, của cả một làng, nhưng không ở đâu có tổ tiên chung của cả một nước. Biểu tượng núi Hùng thỏa mãn cái văn hóa đặc sắc trong cõi tâm linh của người Việt cho nên nó cộng hưởng cùng nhau mà tạo ra được Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Đến thời đại của chúng ta, có một cái mốc cũng rất quan trọng ở Đền Hùng.

Thưa Giáo sư, đó là…?

- Vào tháng 9/1954, chuẩn bị Giải phóng Thủ đô, Cụ Hồ đã chọn thời điểm đó để tuyên ngôn một câu nói “khủng khiếp”, sử học phải bò ra mà phục Cụ ở chỗ lần đầu tiên Cụ tổng kết được quy luật của lịch sử, trước năm 1954 chưa ai nói điều đó. Ấy là dựng nước đi đôi với giữ nước, chỉ trong một câu thôi: “Các vua Hùng có công dựng nước / Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Câu ấy đáng khâm phục, còn đáng phục cả ở chỗ chọn thời điểm và địa điểm để ra tuyên ngôn ấy.

Một tuyên ngôn cực kỳ quan trọng, chính xác. Trước đó chưa ai nói được còn sau này chúng ta có viết gì cũng chỉ để minh họa cho câu nói ấy thôi: Dựng nước và giữ nước đi đôi với nhau.

Thưa Giáo sư, như vậy cho đến bây giờ chúng ta nhìn lại đối với quốc gia, dân tộc và trong tâm thức mỗi người dân thì giá trị lớn nhất mà hệ thống Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng mang lại là gì?

- Nó có ý nghĩa cốt tử, quan trọng. Tháng Giêng năm 1789, Vua Quang Trung làm nên Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Thì đến tháng 2, Nguyễn Huệ đã có một sắc chỉ gửi về làng Hy Cương dưới chân núi Hùng, nội dung đại ý là: Phải cẩn trọng thờ cúng tổ tiên để cho “mạch nước được vững bền”. Sắc chỉ ấy hiện giờ làng Hy Cương vẫn kính cẩn gìn giữ.

Như vậy ta có thể thấy thế giới tâm thức folklore không cần bám vào những số liệu chính xác của khoa học lịch sử, mà chỉ cần ước nguyện, ý muốn, tấm lòng. Và thế là lịch sử đấy. Cái lịch sử Việt Nam nó có cái lạ như thế đấy. Bây giờ đừng đem tư duy lý tính, tư duy khoa học của thời nay mà áp vào đó, mà phải đắm mình vào cái thế giới tâm linh cổ truyền dân tộc ở cái thời trung cổ ấy. Đấy mới là vấn đề để bây giờ ta nhận hiểu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Các vị nhân sĩ của cuối phong trào Cần Vương như Nguyễn Quang Bích (Ngô Quang Bích con nuôi họ Nguyễn) và đặc biệt con trai của Ngô Quang Bích là Ngô Quang Đoan, vận dụng khai thác chủ đề Tín ngưỡng Hùng Vương, với những câu thơ tôi không nhớ nguyên văn nhưng đại ý là nguyện xin tổ tiên phù hộ để cho đất nước này khỏi bị tan nát.

Như vậy các bậc trí giả của phong trào yêu nước hậu Cần Vương đã nhận ra được và tìm thấy được ở Tín ngưỡng Hùng Vương một phương thức, một cơ sở để thực hiện chủ nghĩa yêu nước. Cho nên mới có một loạt thơ văn câu đối, khai thác chủ đề này.

Tản Đà, với cái câu như “Nước nước non non/ Tổ tổ tông tông…” là trong khúc này. Đó là một lát cắt thời gian mà Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được khai thác và rất hữu hiệu cổ vũ cho phong trào yêu nước rất mạnh mẽ.

Đợt thứ 2 chính là từ Cụ Hồ, với cái câu chúng ta nói của Cụ Hồ chúng ta đã bàn tới ở trên. Cùng với 2 lần Cụ về đền Hùng, một lần năm 1954 và năm 1962 về lần nữa. Mà ở lần về thứ 2 đã để lại một giai thoại cực hay. Lúc ấy Cụ Hồ phăng phăng đi từ chân núi lên tận Đền Thượng. Các cận vệ can ngăn vì sợ Cụ mệt, Cụ có trả lời 1 câu, biên bản ghi lại vẫn còn ở Bảo tàng Đền Hùng: Việc đi lên núi này cũng như việc làm cách mạng không được bỏ dở nửa chừng, đã đi là phải tới đích.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương quan trọng ở chỗ cổ vũ cho phong trào cách mạng, thống nhất đất nước, củng cố tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước. Tất cả những cái đó vô cùng quan trọng.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

bài liên quan
Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 tổ chức dịch vụ thu, 786 điểm thu và 1.671 nhân viên thu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Thời tiết cả nước nhân dịp nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thời tiết cả nước nhân dịp nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch (tức ngày 18/4), thời tiết tại Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông, TP HCM đêm không mưa, ngày nắng.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.