Chủ nhật 28/04/2024 07:30

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 28 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 28°C

Gỡ nút thắt để công nghiệp văn hóa “cất cánh”

Dân sinh
13/10/2022 07:08
Hồng Minh
aa
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng.


Tái hiện lễ hội Tịch điền của Vua Hùng.

Tái hiện lễ hội Tịch điền của Vua Hùng.

Để thực hiện nhiệm vụ này, tháng 9/2016, Chính phủ đã ban hành Chiến lược về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá (CNVH) Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sau 5 năm thực hiện Chiến lược, đã cho thấy nhiều điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần nhanh chóng khắc phục.

Gia tăng “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam

CNVH (cultural industries) tuy có xuất phát điểm từ khá lâu, nhưng phải từ những năm 2000 trở lại đây, khái niệm các ngành CNVH mới được nhắc đến nhiều hơn và trở thành một trong những trọng tâm phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Các ngành CNVH bao gồm các lĩnh vực sử dụng tài năng sáng tạo (con người), vốn văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Xét trên 4 yếu tố đó, Việt Nam có lợi thế ở hai yếu tố đầu tiên là con người và bề dày văn hóa.

Với các mục tiêu đề ra như: các ngành CNVH và sáng tạo Việt Nam trở thành những ngành có đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc gia với 7,465 tỷ USD, chiếm 3,61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mang lại công việc cho hơn 3 triệu lao động, chiếm 6,1% tổng lao động có việc làm trên cả nước…

Tại Hội thảo khoa học “Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành CNVH 2016 - 2021” – do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, UN-Habitat, Sở VHTT Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội tổ chức, các đại biểu nhất trí với nhận định: “Quá trình triển khai Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy, khung chính sách đã thể hiện được khả năng bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, từng bước quảng bá hình ảnh, bản sắc và gia tăng sức hấp dẫn, thuyết phục của “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, nhiều năm qua, nhờ đường lối đổi mới đúng đắn, nhất là sau khi có chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa, các thành phần kinh tế đã tham gia mạnh mẽ vào phát triển các lĩnh vực khác nhau trong CNVH. Thị trường xuất hiện hàng loạt các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu văn hóa, thẩm mỹ, nghệ thuật của công chúng. Các kênh truyền thông truyền tải các giá trị văn hóa, nghệ thuật đa dạng và sinh động, đặc biệt thông qua truyền hình, Internet. “Vai trò của văn hóa, đặc biệt là các ngành CNVH được coi là động lực vừa trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, vừa góp phần vào hiệu quả của các can thiệp phát triển”, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh.

Đúng như nhận định của bà Phương, không thể phủ nhận CNVH tại Việt Nam đã và đang có nhiều khởi sắc nhất định, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ từ các nước trong khu vực và thế giới. Đơn cử như lĩnh vực xuất bản, bên cạnh sách giấy truyền thống, người đọc Việt Nam còn có thể tiếp cận những tác phẩm được hỗ trợ công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR), ấn bản điện tử (e-book), sách nói (audio book).

Công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến thói quen đọc sách, mà còn tạo ra đột phá trong việc lựa chọn và mua sách. Trong điện ảnh, bên cạnh những tiến bộ về kỹ thuật quay, dựng phim, thực hiện kỹ xảo hay hậu kỳ; công nghệ chiếu phim hiện đại như 4DX, IMAX cũng đã có mặt tại Việt Nam và thu hút một lượng khán giả không nhỏ đến rạp. Công nghệ còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tưởng chừng không cần đến công nghệ như nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác...

Đặc biệt, bà Phương còn nhấn mạnh vai trò của CNVH trong thúc đẩy hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế đất nước. “Ngành CNVH chính là một tài sản chiến lược trong chính sách ngoại giao, hợp tác quốc tế và giúp củng cố tính độc đáo của quốc gia. CNVH đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy bản sắc văn hóa và hiện đại hóa đất nước; là công cụ hữu hiệu cho tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa và cạnh tranh văn hóa trên thế giới hiện nay, CNVH đang tạo ra một sức mạnh văn hóa mới cho mỗi quốc gia…”, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương khẳng định.

Tháo gỡ “nút thắt” để công nghiệp văn hóa phát triển

Trong Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ xác định, nền CNVH Việt Nam có 12 ngành chủ chốt bao gồm: quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa. Thực tế cho thấy, dù có nhiều tiềm năng nhưng con đường phát triển CNVH vẫn còn nhiều khó khăn. Việc định vị “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam qua các sản phẩm, dịch vụ CNVH ra thế giới còn không ít rào cản khi 12 nhóm ngành phát triển CNVH còn chưa được như kỳ vọng, trong đó không ít vẫn đang “loay hoay” tìm đường.

Cần một hệ sinh thái để phát triển công nghiệp văn hóa trong nghệ thuật biểu diễn.

Cần một hệ sinh thái để phát triển công nghiệp văn hóa trong nghệ thuật biểu diễn.

Trong bài viết “Vai trò của CNVH đối với nền kinh tế quốc dân và sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra, hiện nay, có khá nhiều “điểm nghẽn” trong khai thác CNVH. Đầu tiên chính là nhận thức về các ngành CNVH chưa đầy đủ. Ít coi các lĩnh vực như điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc... là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế. Trong khi nền kinh tế thị trường đã thấm sâu vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội thì văn hoá nghệ thuật vẫn còn khá rụt rè trong việc khẳng định giá trị hàng hoá của mình.

Thứ hai là thiếu sự phối hợp trong phát triển CNVH. Đến thời điểm này, sự phát triển các ngành CNVH còn gặp khó khăn vì chưa thực sự có đầu mối đủ mạnh để định hướng sự phát triển này. Trong 12 ngành CNVH, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) chỉ quản lý 5 ngành gồm: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hoá. Phát triển các ngành CNVH có sự gắn bó với nhau để làm nên sức mạnh tổng hợp cho không chỉ các ngành này, mà còn cả với nền kinh tế của đất nước.

Thứ ba, giáo dục sáng tạo và kỹ năng kinh doanh là “điểm nghẽn” tiếp theo. Hệ thống giáo dục của ta có một số điểm chưa tương thích đối với hoạt động đổi mới sáng tạo. Dù có nhiều cải tiến, thay đổi theo hướng hỗ trợ học sinh, sinh viên thực hành sáng tạo nhưng vì nhiều lý do, đặc biệt là khối lượng kiến thức cần học quá lớn, khiến các môn học liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật chưa được coi trọng đúng mức.

Ngoài ra, theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, những “điểm nghẽn” về chính sách hỗ trợ phát triển các ngành CNVH như địa vị pháp lý cho các doanh nghiệp sáng tạo, sử dụng đất, thuế, pháp luật về bảo trợ và hiến tặng... cũng là những rào cản khiến các ngành CNVH Việt Nam chưa thể “cất cánh” được.

“Cần có sự tiếp sức, hỗ trợ từ phía Nhà nước để phát triển các ngành CNVH Việt Nam. Sự hỗ trợ này đầu tiên đến từ việc tạo điều kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước đối với vị trí, vai trò của các ngành CNVH trong phát triển bền vững đất nước. Khi có nhận thức đúng, các bộ, ngành và địa phương sẽ có những hành động cụ thể, phù hợp để phát triển các ngành CNVH.

Về mặt pháp luật cần có hệ thống chính sách pháp luật phù hợp, tạo hành lang pháp lý và môi trường hỗ trợ phát triển các ngành CNVH. Điều quan trọng để tạo ra các chính sách thu hút nguồn lực chính là việc chúng ta cần phải coi đầu tư vào văn hoá là đầu tư phát triển, không phải là lĩnh vực "tiêu tiền", thậm chí nếu làm tốt còn đem lại nhiều tiền cho đất nước. “Chỉ từ nhận thức như vậy, chúng ta mới hình thành các chính sách thu hút nguồn lực phù hợp” - PGS.TS. Bùi Hoài Sơn đưa ra giải pháp.

“Sự chuyển hóa từ chủ trương để đưa ra các chính sách cụ thể cho sự phát triển CNVH vẫn chưa có đột phá mạnh mẽ. Trong đó, có thể thấy sự thiếu vắng các biện pháp thực thi, tạo môi trường pháp lý về bản quyền, dẫn đến nhiều tranh chấp trong một số lĩnh vực như điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn… Bên cạnh đó còn là sự thiếu vắng các cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư, đặt ra “bài toán” khó cho sự phát triển bền vững” – ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ VH,TT&DL.

“Tại nhiều quốc gia phát triển CNVH, người dân thường đi từ thành phố này đến thành phố khác để mua các sản phẩm của nghệ thuật biểu diễn. Việt Nam cũng đã có những thương hiệu, nghệ sĩ như vậy, những chương trình được bán vé với “giá trên trời”. Nhưng chúng ta vẫn cần một hệ sinh thái, với tầm nhìn và sự chung tay để cùng nhau đẩy mạnh sự phát triển của CNVH nói chung và CNVH trong nghệ thuật biểu diễn nói riêng” - NSƯT Trần Ly Ly, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH,TT&DL

“CNVH thời gian qua đã ít nhiều có tác động tới lĩnh vực âm nhạc, song mọi việc mới chỉ là bước đầu, chưa tạo ra nhiều dấu ấn. Từ thực tế người làm sáng tạo, có thể thấy những danh xưng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có đóng góp cho ngành công nghiệp sáng tạo. Trên thực tế, nhận thức về công nghiệp sáng tạo còn nhiều hạn chế; sản phẩm ít và lệch lạc… dẫn đến sự phát triển chậm, hạn chế cạnh tranh. Sáng tạo chưa trở thành “món ăn” bắt buộc đối với công chúng. Nhiều chương trình chủ yếu là event của các nhãn hàng. Do đó, cần nâng cao năng lực sáng tạo của các địa phương” - nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Quốc Trung.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Nghệ An: Quả bom còn nguyên kíp nổ được phát hiện trong khu vực đông dân cư

Nghệ An: Quả bom còn nguyên kíp nổ được phát hiện trong khu vực đông dân cư

Quả bom dài 110cm, đường kính 41cm, còn nguyên ngòi nổ và cánh đuôi. Quả bom nằm cách mặt đất khoảng gần 2m, là tàn tich sót lại từ thời chiến tranh.
Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Đến cuối ngày 26/4, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể người thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), làm 4 người mất tích và vẫn đang tìm nạn nhân còn lại.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Ngày 25/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Đổi vỏ hộp sữa lấy quà tặng tại triển lãm Vietnam Dairy 2024

Vietnam Dairy là triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa duy nhất do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) chủ trì và tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Lật thuyền trên sông Chanh khiến 4 người mất tích

Quảng Ninh: Lật thuyền trên sông Chanh khiến 4 người mất tích

Theo UBND thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh), sáng 25/4, trong quá trình đi làm thủy sản, 6 nữ ngư dân bị đắm thuyền nan do dông, lốc trên biển, trong đó 2 người thoát nạn, 4 người mất tích đang được lực lượng chức năng tìm kiếm.
Diễn biến thời tiết miền Bắc trước khi bước vào đợt nắng nóng gay gắt

Diễn biến thời tiết miền Bắc trước khi bước vào đợt nắng nóng gay gắt

Trước khi bước vào đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng trong thời gian tới, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa giông cục bộ.
Công an Hà Nội khuyến cáo phòng cháy dịp lễ 30/4-1/5

Công an Hà Nội khuyến cáo phòng cháy dịp lễ 30/4-1/5

Công an TP Hà Nội đưa ra 1 số khuyến cáo về các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5.
Hơn 2000 nhà dân ở Cao Bằng bị hư tại do lốc, thiệt hại trên 7,5 tỷ đồng

Hơn 2000 nhà dân ở Cao Bằng bị hư tại do lốc, thiệt hại trên 7,5 tỷ đồng

Đêm 19 và đêm 20/4 tại các huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng lại tiếp tục xảy ra mưa dông, lốc gây ảnh hưởng, thiệt hại đến nhà ở và hoa màu của nhân dân.
Năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng

Năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động: Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động (NLĐ) bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.