Chủ nhật 05/05/2024 12:45

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Hé lộ 2 công ty "đẻ trứng vàng" hỗ trợ đắc lực cho dòng tiền của MB

Thương trường
15/02/2023 08:54
Hiền Anh - Lê Hải
aa
Ngân hàng TMCP Quân đội sở hữu hai công ty bảo hiểm là MIC và MB Ageas Life, giúp doanh thu mảng này của ngân hàng không ngừng tăng thời gian qua.


Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã chứng khoán: MBB) là một trong số ít những ngân hàng có tới 02 công ty bảo hiểm hỗ trợ đắc lực về mặt dòng tiền, tạo tiền đề tích cực để đưa doanh thu vào hàng bậc nhất. MB kết thúc năm 2022 với kết quả kinh doanh tốt tuy nhiên vẫn chưa giải quyết triệt để những lùm xùm về bất động sản đã có từ một vài năm đổ lại.

Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động, ngành Ngân hàng trong năm 2023 sẽ đối diện với nhiều thách thức nhưng cũng có đan xen cơ hội vàng cho ngân hàng có khả năng nắm bắt, MB sẽ phát huy những ưu điểm và chủ động đối diện với khó khăn của nền kinh tế nói chung ra sao?

mbb

Ảnh minh họa. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

MB kết thúc năm 2022 với nhiều điểm nhấn đáng chú ý

Trong quý 4/2022, lợi nhuận trước thuế của MB tăng trưởng âm 2,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.537 tỷ đồng, đây cũng là quý duy nhất ngân hàng này tăng trưởng âm trong năm 2022. Tuy nhiên, luỹ kế cả năm MB lãi 22.729 tỷ đồng trước thuế, vẫn tăng 37,5% so với 2021 và đạt 111,8% kế hoạch năm.

Xét về cơ cấu doanh thu, tổng thu nhập hoạt động của MB theo báo cáo hợp nhất Q4/2022 được ghi nhận là 11.751 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021, lũy kế từ đầu năm đến cuối quý 4 là 45.592 tỷ đồng, tăng 23,4% so với lũy kế cả năm 2021. Trong đó, thu nhập lãi thuần cả năm 2022 đạt 36.023 tỷ đồng, tăng gần 10 tỷ đồng so với năm 2021, chiếm 79% tổng thu nhập hoạt động của MBB, và chỉ tính riêng thu nhập lãi thuần năm 2022 đã gần bằng tổng thu nhập hoạt động cả năm 2021 (39.934 tỷ đồng).

Thu nhập lãi thuần là yếu tố quan trọng nhất trong cơ cấu doanh thu của ngành Ngân hàng, BCTC cho thấy cho vay khách hàng tăng 26,7% lên hơn 460.574 tỷ đồng, số dư tiền gửi khách hàng tăng 15,3% đạt 443.605 tỷ đồng. Đặc biệt, hệ số NIM tăng trưởng tích cực, đạt 5,26% tính ở thời điểm cuối năm 2022 và được dự đoán sẽ có ảnh hưởng tốt đến tình hình kinh doanh của ngân hàng trong Q1/2023.

Ngoài thu nhập lãi thuần, MBB báo lãi thuần từ hoạt động dịch vụ là 4.135 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cả năm 2021. Tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đạt 3.159 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 2021. Về mặt chi phí, chi phí hoạt động của ngân hàng trong Q4 tăng nhẹ 4,8%.

9

Tính đến hết năm 2022, tổng tài sản của MB đạt 728.532 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2021. Xét về chất lượng tài sản, cơ cấu nợ cho thấy khoản vay của các TCKT, cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn 98% tổng dư nợ cho vay, tương đương với 452.859 tỷ đồng và cao hơn 100.000 tỷ so với năm 2021. Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 54% lên 5.031 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhóm 5 ở mức 2.293 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cuối năm 2021 (819 tỷ đồng), qua đó tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,9% lên 1,09%.

Nhà đầu tư thường lo ngại nếu Ngân hàng cho vay quá nhiều tập trung vào các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì sẽ gặp bất lợi do năm 2022 là một năm đầy biến động với ngành này, tuy nhiên, xét trong tỷ trọng dư nợ cho vay của MB tính theo ngành, ngân hàng chỉ cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản 21.357 tỷ đồng, chiếm gần 4,7% tổng cho vay, đây là con số không lớn.

Trong các nhóm ngành mà MB đang cho vay, có thể thấy MB cho vay chủ yếu 02 nhóm là Công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, năm vừa qua cũng là một năm vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp chế biến, chế tạo khi chi phí sản xuất tăng mà lượng đơn hàng ít lại do giảm cầu.

Đối diện với những khó khăn tiềm tàng trong việc thu hồi nợ, MB tăng mạnh mức trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong Q4/2022 đến 78,3% so với cùng kỳ và ở mức 3.585 tỷ đồng. Mặc dù chất lượng tín dụng có phần suy giảm nhưng do MB đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trong Q4 nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng tại thời điểm cuối năm vẫn đạt 238%, được đánh giá là mức khá cao.

Xét về nguồn vốn, BCTC Q4/2022 ghi nhận lượng tiền gửi không kỳ hạn là 180.154 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ CASA là 40,6%, giảm nhẹ so với mức 48,7% ở thời điểm đầu năm. Tuy vậy, mức CASA của Ngân hàng MB vẫn thuộc nhóm dẫn đầu trong ngành ngân hàng, đây được xem là lợi thế lớn giúp ngân hàng giảm chi phí huy động và tiếp tục cải thiện NIM. Ngoài ra, tổng vốn chủ sở hữu (VCSH) tăng 27,4% trong năm, kết năm ở mức 79.613 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ của ngân hàng MB tăng 20% do phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức, và phần lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh cũng có đóng góp đáng kể trong sự tăng trưởng tích cực của VCSH.

Xét về triển vọng kinh doanh trong năm 2023, ngân hàng MB đã hội tụ được một số yếu tố trọng điểm như mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong năm vừa qua, hệ số NIM và CASA cao và chất lượng tài sản được đảm bảo. Ngoài ra, yếu tố được quan tâm nhiều nhất đối với ngành ngân hàng là việc cấp room tín dụng.

Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu tiên cấp room tín dụng cao hơn cho các ngân hàng có cơ cấu tín dụng lành mạnh, tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ an toàn vốn cao và quản trị rủi ro tốt.

Cụ thể, MBBank là một trong số những ngân hàng sẽ được nhận hạn mức tín dụng cao hơn so với các ngân hàng khác, qua đó cải thiện thị phần tín dụng trong năm 2023. Bổ sung thêm cho luận điểm này, công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định việc tăng trưởng tín dụng sẽ khác nhau giữa các ngân hàng, những ngân hàng sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn trong ngành sẽ có một trong những yếu tố sau: Hỗ trợ ngân hàng 0 đồng; Hỗ trợ chi phí tài trợ kinh tế thông qua giảm lãi suất cho vay; Có bảng cân đối ít phơi nhiễm với các lĩnh vực rủi ro; chất lượng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Theo đó, VDSC cho rằng ngân hàng MB cũng sẽ có tên trong danh sách những ngân hàng có hạn mức tăng trưởng cao so với bình quân ngành.

sss

"Gà đẻ trứng vàng" của MB Bank

Theo thống kê từ Yuanta, mô hình liên kết bảo hiểm - ngân hàng (Bancassurance) chiếm trung bình 37% trong tổng thu nhập phí năm 2021 của các ngân hàng niêm yết, cho thấy tiềm năng phát triển vượt bậc của mô hình này, đồng thời dẫn đến quan điểm kinh doanh bảo hiểm là miếng bánh béo bở mà không ngân hàng nào muốn bỏ lỡ.

mig-8790

Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (Ảnh: Vietnam Biz)

Ngân hàng MB hiện đang sở hữu hai công ty bảo hiểm là Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã chứng khoán MIG – sàn HOSE)Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life - giúp doanh thu mảng này của ngân hàng không ngừng tăng trong thời gian qua, chiếm khoảng 70% doanh thu từ các hoạt động dịch vụ.

Tính đến hết quý 2/2022, dữ liệu thống kê từ FiinPro cho thấy MBBank đang là ngân hàng đứng đầu về doanh thu từ bán bảo hiểm với hơn 5.060 tỷ đồng. Năm 2021, MB Bank cũng là ngân hàng đứng đầu về khoản mục này, đạt 8.386 tỷ đồng.

Tại MIC, Ngân hàng TMCP Quân đội đang có tỷ lệ sở hữu là 68,37% - tính đến hết ngày 31/12/022.

Tính đến hết quý 4/2022, BCTC của MIC cho thấy doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm lũy kế cả năm đạt 3.773 tỷ đồng, tăng 42,1% so với năm 2021. Tuy nhiên, do tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng tăng mạnh lên 3.194 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt hơn 200 tỷ đồng, thấp hơn mức 280 tỷ đồng của năm 2021.

Được biết, vào tháng 7/2022, MIC từng thông báo sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu vào ngày 22/06/2022. Theo đó, Công ty sẽ phát hành thêm 21,45 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 15% (sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới).

Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của MIG theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, là hơn 266,34 tỷ đồng. Sau khi phát hành, vốn điều lệ tăng từ 1.430 tỷ đồng lên 1.644,5 tỷ đồng.

photo-1-1586507821005863519034

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life (Ảnh: Tạp chí thương gia)

Trong khi đó, MB Ageas Life được coi là “con gà đẻ trứng vàng” của MB khi việc mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ không chỉ giúp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn tạo ra dòng vốn luân chuyển thường xuyên ổn định.

MB Ageas Life ra đời từ thương vụ liên doanh giữa MB với Tập đoàn Bảo hiểm Ageas (AGEAS) của Vương quốc Bỉ và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Muang Thai (MTL) của Thái Lan. Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 07/09/2022, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) và MB Ageas Life đã ký kết thỏa thuận phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với kỳ vọng mang đến giải pháp tài chính - bảo vệ tối ưu cho khách hàng.

Theo đó, 100% các sản phẩm của MB Ageas Life như bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, bảo hiểm liên kết…cùng với dòng sản phẩm bổ trợ sẽ từng bước được giới thiệu và cung cấp cho các khách hàng của BAC A BANK. Thương vụ này mở ra tiềm năng rất lớn về quy mô khách hàng khi BAC A BANK sở hữu mạng lưới gần 300.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, trong đó, chỉ có khoảng 6% khách hàng sở hữu hợp đồng bảo hiểm. Năm 2022, MB Ageas Life đã vinh dự ghi danh lọt Top 2 trong bảng xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, đồng thời xuất sắc nhận được giải thưởng Rồng Vàng.

MB Ageas Life chưa công bố Báo cáo tài chính cho năm 2022. Dù vậy, nếu theo Báo cáo tài chính của năm 2021 thì doanh nghiệp này có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng TMCP Quân đội có vốn góp 915 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ 61%).

Liên quan đến vụ việc của SCB và Manulife, đầu tháng 02/2023, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có phiếu chuyển đơn tố giác của người dân về việc gửi tiền tiết kiệm tại SCB nhưng lại thành hợp đồng bảo hiểm Manulife tới cơ quan điều tra Bộ Công an. Trước đó, người dân đã nộp đơn tố giác ngân hàng và công ty bảo hiểm có hành vi lừa đảo, giả mạo để ký hợp đồng bảo hiểm. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành xác minh, khởi tố hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử cá nhân, tập thể lừa đảo; buộc SCB và Manulife giải quyết trả lại tiền cho người mua sản phẩm bảo hiểm.

Cho đến thời điểm hiện tại, MB đang giữ vị trí đứng đầu về doanh thu bảo hiểm trong ngành, tuy nhiên, tiềm năng lớn đi cùng áp lực lớn. Ngân hàng Nhà nước đã có động thái cấm hành vi ép buộc khách hàng mua bảo hiểm, tuy nhiên, những khoản thu khổng lồ mang lại lợi ích cho cả hai bên vẫn là áp lực lên những nhân viên tín dụng, là một ngân hàng lớn lại sở hữu tới 02 công ty bảo hiểm, MB chắc chắn sẽ cần quản lý chặt để không xảy ra hiện tượng nhân viên “ép” người dân mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng.

Cũng cần làm rõ hành vi “bị ép” hay tự nguyện bởi thường ranh giới này là rất mong manh khi nhu cầu được giải ngân khoản vay của khách hàng ngày càng cao, đặc biệt khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi trở lại.

Trái phiếu và bất động sản

Trước tiên về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), năm vừa qua người dân cũng đã nhận cơn bão tin xấu về TPDN nên luôn trong tâm thế lo lắng về những ngân hàng có lượng sở hữu lớn, mà theo thống kê của FiinGroup, MB hiện thuộc top 5 ngân hàng có lượng TPDN nắm giữ lớn nhất.

Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trong hệ thống sẽ có sự phân hóa rõ rệt, ít ảnh hưởng tới các ngân hàng có quy mô nắm giữ TPDN nhỏ so với tổng tài sản có sinh lãi, chất lượng TPDN đa dạng và được thẩm định rủi ro kỹ lưỡng. Đây cũng không phải một vấn đề lớn nếu ngân hàng có trích lập dự phòng giảm giá đầy đủ. Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán KB (KBSV), danh mục trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB - Mã: MBB) đã giảm nhẹ trong quý III nhưng vẫn tăng 16% so với đầu năm. Còn đối với Q4/2022, BCTC hợp nhất của MB cho thấy ngân hàng có khoản chứng khoán đầu tư hơn 159.580 tỷ đồng, tăng hơn 30.000 tỷ đồng so với năm 2021.

c

Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục chứng khoán đầu của MB là trái phiếu do TCTD và TCKT trong nước phát hành. Trái phiếu TCTD chiếm 42,9% và trái phiếu TCKT chiếm 28,2% tổng chứng khoán đầu tư.

Liên quan đến giải chấp bất động sản, trong nửa đầu năm 2022, MB liên tục rao bán bất động sản thế chấp để thu hồi nợ xấu. Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản ngân hàng MB (MBAMC) đã lần lượt ra thông báo đấu giá tài sản thế chấp của nhiều doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân thuộc đa dạng các địa bàn như tỉnh Bình Dương, tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận.

Mặc dù, ngân hàng thường chuộng tài sản bảo đảm là bất động sản nhưng trong nhiều trường hợp, việc xử lý những tài sản này để thu hồi nợ là không dễ dàng. Điển hình là những dự án bất động sản lớn vướng vào tranh chấp pháp lý, liên quan đến vụ án hình sự, việc thanh lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phải kể đến lùm xùm kéo dài giữa MB và Công ty TNHH Quan Minh - chủ đầu tư Dự án khu đô thị Ocean Park Vân Đồn (Quang Minh), đến tháng 3/2022, Công ty đã có đơn khởi kiện ngân hàng MB ra Tòa án Nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) với lý do ngân hàng đã chèn ép khiến do doanh nghiệp gặp khó khăn nghiêm trọng.

Dự án khu đô thị Ocean Park Vân Đồn được xem là một dự án bất động sản có vị trí đắc địa, nằm ngay trục đường bao biển mặt cắt 58m và đường ra sân bay Vân Đồn. Dự án này được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt chủ trương và giao cho Quan Minh làm chủ đầu tư, với tổng diện tích khoảng 41,8 ha, tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hơn 392 tỷ đồng.

Theo thông tin ban đầu, MB đã có thông báo tín dụng cam kết cho công ty Quan Minh vay 650 tỷ đồng để hoàn thiện dự án, nhưng thực tế chỉ giải ngân cho khách hàng 507 tỷ đồng. Trong khi đó tổng tài sản bảo đảm cho các Hợp đồng tín dụng với khách hàng này là hơn 1.000 tỷ đồng, đồng nghĩa với tài sản bảo đảm cho 3 hợp đồng tín dụng của Quan Minh đã cao hơn rất nhiều số vốn tín dụng MB Bank đã giải ngân cho Quan Minh.

Theo báo VOV, Ngân hàng MB hiện đang giữ một loạt tài sản của Công ty Quan Minh đã thế chấp: 443 thửa đất diện tích 5,6ha tại dự án Ocean Park Vân Đồn trị giá được chính Ngân hàng MB thẩm định 19,89 triệu đồng/m2, giá trị tương ứng là 1001 tỷ đồng; Nhà máy chế biến cát Minh Châu với tổng số vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng; quyền khai thác mỏ cát trắng silic tại Công ty Tân Lập, xã Minh Châu với trữ lượng trên 80 triệu m3 cát trắng silic, cát san lấp (giá trị tương đương 3.000 tỷ đồng trên thị trường). Tính đến ngày 28/2/2022, Công ty đấu giá hợp danh Bảo Minh đã ra thông báo bán đấu giá các tài sản thế chấp bao gồm toàn bộ vốn góp của ông Hoàng Văn Cường, Chủ tịch Công ty Quan Minh, cùng vợ là bà Nguyễn Thùy Dung (chiếm 90% vốn điều lệ Công ty Quan Minh), giá trị tài sản tại thời điểm thế chấp là 225 tỷ đồng, tuy nhiên, thương vụ vẫn chưa được thực hiện Từ đó đến nay, chưa có thêm bất cứ thông tin gì về vụ việc này.

v

Ngoài ra, theo Quan Minh, thì dù doanh nghiệp đã trả nợ gốc và lãi đúng hạn (tính cả thời gian nhà nước cho gia hạn vì Covid 19) nhưng vẫn bị MB xếp vào nhóm nợ xấu. Việc Quan Minh bị đưa vào nhóm nợ xấu trong thời điểm dịch bệnh hoành hành khiến doanh nghiệp gặp khó khăn đủ đường, khó vay vốn bên ngoài vì bị mất uy tín do mác “nợ xấu” dẫn đến không thể tiếp tục thực hiện dự án. Sau đó, MB đã gửi các văn bản đến các cơ quan Nhà nước với lý do “thu hồi tài sản”; “thay đổi cổ đông doanh nghiệp”; “Quan Minh không trả nợ” gây tổn hại đối với hình ảnh thương hiệu của công ty Quan Minh.

Quan Minh sau đó đã đệ đơn khởi kiện MB với yêu cầu buộc MB phải thực hiện nội dung hợp đồng cho vay trung – dài hạn, giải ngân số tiền 143 tỷ đồng để tài trợ chi phí xây dựng hạ tầng dự án Ocean Park Vân Đồn; buộc MB Bank phải đưa công ty ra khỏi danh sách nợ xấu nhóm 4.

MB chưa có câu trả lời về việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém

Thêm một thông tin bỏ ngỏ về MB liên quan đến thương vụ chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém.

Theo đó, các ngân hàng yếu kém được các ngân hàng lớn nhận về theo mô hình công ty con (mô hình mẹ - con) và sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do ngân hàng nhận chuyển giao là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Các ngân hàng “con” được nhận chuyển giao bắt buộc này có pháp nhân độc lập với ngân hàng nhận chuyển giao, không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, cách tính các chỉ số an toàn vốn, chính sách về cổ tức, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ… cũng độc lập giữa ngân hàng con và ngân hàng mẹ.

Untitled

Tờ trình của HĐQT MB về việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng.

Thông qua các động thái của các ngân hàng thương mại gần đây, có không ít dự đoán từ các nhà đầu tư và giới chuyên gia về việc MB "có thể" sẽ nhận chuyển giao bắt buộc Ocean Bank. Được biết, từ đầu năm 2022, lãnh đạo MB cũng đã liên tục xuất hiện trong các hoạt động, sự kiện lớn của Ocean Bank.

Dù vậy, theo các tài liệu của MB, tên tuổi của ngân hàng bị chuyển giao hiện vẫn chưa chính thức được công bố.

Theo tìm hiểu, giữa tháng 10/2022, Ocean Bank và MB Ageas Life cũng đã có ký kết thỏa thuận hợp tác. Mặc dù phải 7-10 năm, quá trình chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu mới kết thúc, song với sự tham gia M&A của các ngân hàng lớn, việc tái cơ cấu ngân hàng yếu sẽ được đẩy nhanh hơn, nhằm thực hiện thành công Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025. Hiện nay cũng chưa có thêm bất cứ thông tin gì từ hai phía về tiến trình của thương vụ này.

Kết lại

Năm 2022 là một năm nhiều thuận lợi với MB và ngân hàng có đầy đủ những nền tảng để phát triển trong năm 2023. Về thách thức, MB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung sẽ phải đối mặt với vấn đề chất lượng tài sản trong thời gian tới. Trừ khi có các quy định đặc biệt về phân loại nợ/trích lập dự phòng cho các khoản vay/trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 được thực hiện, nợ xấu và trích lập dự phòng sẽ là những áp lực tương đối lớn. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng cần để ý câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp sau nhiều bê bối của năm 2022.

bài liên quan
SCIC đăng ký bán toàn bộ vốn ở MBBank

SCIC đăng ký bán toàn bộ vốn ở MBBank

Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng ký bán toàn bộ 1,35 triệu cổ phiếu MBB với mục đích đầu tư tài chính
Hoành tráng và duy nhất EMBee – Music Conection

Hoành tráng và duy nhất EMBee – Music Conection

Chiều 11/10, Ngân hàng TMCP Quân đội và Công ty Connected Agency giới thiệu Đại lễ hội âm nhạc mang tên EMBee - Music Connection tổ chức ngày 9/12/2017.
MB Bank: Sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp lý, hợp pháp đối với một số khoản chi tiếp khách

MB Bank: Sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp lý, hợp pháp đối với một số khoản chi tiếp khách

Đây là nội dung được Kiểm toán Nhà nước nêu rõ tại báo cáo Kiểm toán 2022 được đơn vị này phát hành mới đây.
MBBank (MBB): Nhiều mảng kinh doanh đi lùi, tỷ lệ nợ xấu tăng 68%

MBBank (MBB): Nhiều mảng kinh doanh đi lùi, tỷ lệ nợ xấu tăng 68%

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank, HoSE: MBB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 với nhiều mảng kinh doanh "đi lùi" trong quý đầu năm nay.
Biznews: Mazda3 gặp lỗi liên quan đến logo trên vô lăng; Bất ngờ lãi suất tiết kiệm nhảy vọt lên 8,2%/năm

Biznews: Mazda3 gặp lỗi liên quan đến logo trên vô lăng; Bất ngờ lãi suất tiết kiệm nhảy vọt lên 8,2%/năm

Lạm phát giá thực phẩm tiêu dùng tăng vào cuối năm 2021; Nhóm 3 nhà đầu tư đề xuất dự án nhà máy điện khí hơn 4,5 tỷ USD ở Hà Tĩnh...
Ngân hàng TMCP Quân đội báo lãi trước thuế vượt 18,9% kế hoạch

Ngân hàng TMCP Quân đội báo lãi trước thuế vượt 18,9% kế hoạch

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – mã chứng khoán: MBB) vừa tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giải ngân công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT mới đạt 11,2% kế hoạch vốn được giao

Giải ngân công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT mới đạt 11,2% kế hoạch vốn được giao

Đến hết ngày 31/3/2024, các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải GTVT mới giải ngân được hơn 14 nghìn tỷ đồng.
Pharmacity tổ chức “Ngày hội hiến máu” – Chia sẻ giọt hồng yêu thương nhân kỷ niệm 13 năm thành lập

Pharmacity tổ chức “Ngày hội hiến máu” – Chia sẻ giọt hồng yêu thương nhân kỷ niệm 13 năm thành lập

Ngày 3/5, chuỗi nhà thuốc Pharmacity đã phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công “Ngày hội hiến máu – Chia sẻ giọt hồng yêu thương”.
Ông Nguyễn Văn Chung giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Ông Nguyễn Văn Chung giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Ngày 4/5, tại tỉnh Đắk Lắk, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.