Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Huyền thoại ngôi làng Cổ “đất đẻ ra quan”

Pháp luật hình sự
15/05/2021 11:00
Phương Thanh
aa
Ở cái vùng vốn được coi là “chiêm khê, mùa thối”, đất chật người đông, xã Cổ Am (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) nổi tiếng khắp đất Cảng bởi “nghề”… học. Nơi đây hiện vẫn còn lưu truyền những câu chuyện về dải đất “đầu rồng” với huyền thoại “đất đẻ ra quan”!


Đình làng Cổ Am.

Đình làng Cổ Am.

Huyền thoại vùng đất quan

Nếu không kể đến các xã hải đảo, Cổ Am được đưa vào danh sách “vùng sâu, vùng xa” vì không được thiên nhiên ưu ái như một số địa phương khác của TP Hải Phòng. Do đó, đối với người dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, học tập được coi là cách duy nhất để “thoát ly”, thoát nghèo.

Người Vĩnh Bảo nói chung và người Cổ Am nói riêng đều coi trọng sự học. Tài sản quý giá nhất ở mỗi gia đình nơi đây không phải là kho thóc đầy, cánh đồng xanh mướt thuốc lào mà lại là những tấm bằng khen, giấy khen và tên tuổi lưu danh tại Sổ vàng truyền thống của địa phương.

Các cụ cao niên trong làng kể lại, xã Cổ Am trước đây được gọi là làng Cổ. Gọi là làng Cổ để dễ phân biệt với hơn chục làng khác có tên Am, như: Thượng Am, Hạ Am, Trung Am, Nam Am, Liên Am… Nhắc đến làng Cổ, người ta nghĩ ngay đến “làng khoa bảng”, “đất cách mạng”, “đất đẻ ra quan” bởi số lượng người tài, giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ gần như xếp đầu bảng tại Hải Phòng.

Lãnh đạo xã Cổ Am và một số thành viên trong dòng họ Đào Đăng chụp ảnh lưu niệm cùng Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi (ảnh: NVCC).

Lãnh đạo xã Cổ Am và một số thành viên trong dòng họ Đào Đăng chụp ảnh lưu niệm cùng Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi (ảnh: NVCC).

Nhiều người lý giải do phong thủy của khu vực này là dải đất “đầu rồng”, do đó, hễ được sinh ra trên mảnh đất này thì hầu hết đều là người tài, người làm quan, người có chức sắc trong xã hội. Tuy nhiên, ông Đào Nguyên Cự, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Quỹ khuyến học, khuyến tài xã Cổ Am chia sẻ, sự đỗ đạt của các thế hệ nơi đây là do tiếp nối truyền thống hiếu học cha ông để lại từ xưa.

Đất nghèo sinh chí học, ông Cự cho hay: “Hội khuyến học, khuyến tài xã Cổ Am được thành lập từ năm 1993, trước 3 năm so với Hội Khuyến học Việt Nam. Người thầy giáo làng có tên Đào Trọng Côn đã sáng lập ra Quỹ khuyến học, khuyến tài này nhằm khuyến khích, động viên các học sinh, sinh viên nghèo mà hiếu học.

Ông Đào Mạnh Quyết tự hào kể về truyền thống hiếu học dòng họ của mình.

Ông Đào Mạnh Quyết tự hào kể về truyền thống hiếu học dòng họ của mình.

Sau này thầy Côn là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cùng thời gian đó, quỹ khuyến học, khuyến tài của xã Cổ Am cũng ra đời. Khi ấy, sự học được coi là một nghề và chính thức được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ xã. Do đó, Bí thư Đảng ủy xã được giao trọng trách làm chủ nghiệm quỹ.”

Làng Cổ vốn được biết đến là quê hương của cụ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16 và rất nhiều bậc khoa bảng đỗ đạt cao ở mọi thời đại. Lịch sử đã ghi lại danh tiếng của cụ Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến chức Hữu thị lang bộ binh.

Cụ Trần Công Hân đỗ tiến sĩ năm 1733, thời Hậu Lê; giữ chức Đãi chế Viện Hàn lâm, đi dẹp giặc bị tử trận, được truy phong Đông Các Đại học sĩ. Đến thế kỷ 19, Cổ Am lại “nổi như cồn” khắp cả nước vì sản sinh ra một thế hệ hiền tài được mệnh danh là “Tứ kiệt xứ Đông”.

Ông Đào Trọng Nhâm - một người thành đạt của dòng họ Đào Đăng nâng niu tấm Kỷ niệm chương do Sở GD&ĐT tặng dòng họ khuyến học.

Ông Đào Trọng Nhâm - một người thành đạt của dòng họ Đào Đăng nâng niu tấm Kỷ niệm chương do Sở GD&ĐT tặng dòng họ khuyến học.

Tính từ thế kỷ 20 đến nay, nhiều người làng Cổ tiếp tục đạt được thành công, làm lừng lẫy “đất khoa bảng”. Phải kể đến nhà văn Trần Tiêu và nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Dư), cây bút trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn; Giáo sư Trần Bảng, nhà nghiên cứu chèo nổi tiếng; nghệ sĩ ưu tú Trần Lực; nghệ sĩ nhân dân Trần Đắc…

Nhiều người tài sinh ra từ nơi đây tạo được sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ ngày nay như: Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Phương, cố Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Tiến sĩ Trần Trọng Hải, Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại Bộ Y tế, Viện sĩ của Viện Hàn lâm khoa học New York (Mỹ); Giáo sư tiến sĩ khoa học Đào Trọng Đạt, nguyên Viện trưởng Viện thú y Bộ Nông nghiệp…

Dòng họ nổi tiếng hiếu học

Theo Bí thư Đảng ủy xã Cổ Am Đào Nguyên Cự, làng Cổ có nhiều dòng họ hiếu học, có quỹ khuyến học lớn nhưng tiêu biểu phải kể đến họ Đào Nguyên và Đào Đăng. Nâng niu trên tay cuốn “Lịch sử và truyền thống họ Đào Đăng”, ông Đào Mạnh Quyết (SN 1945), một Thiếu tá quân đội về hưu, người được dòng họ Đào Đăng giao trọng trách sưu tầm lịch sử truyền thống rành rọt chia sẻ: “Họ Đào Đăng gồm hai ngành là Đào Mạnh và Đào Trọng. Vào khoảng năm 1.600, thủy tổ họ Đào Đăng là Đào Thủ Tiết đã rời làng Thổ Khối (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) về làng Cổ Am lập nghiệp. Đến đầu thế kỷ 21, họ Đào Đăng ở Cổ Am đã có đến đời thứ 17”.

Đối với dòng họ Đào Đăng, truyền thống hiếu học như suối nguồn mát lành nuôi dưỡng tinh thần, nghị lực của tất cả các thành viên. Từ thời phong kiến, dòng họ Đào Đăng đã có 13 người đỗ bằng Cử nhân, 22 người có bằng Tú tài. Tiêu biểu như cụ Đào Đăng Đệ, đời thứ 3, đỗ cử nhân năm 49 tuổi. Cụ Đào Trọng Kỳ đỗ cử nhân năm 25 tuổi.

 Truyền thống hiếu học được hun đúc, lưu truyền qua các thế hệ người làng Cổ.

Truyền thống hiếu học được hun đúc, lưu truyền qua các thế hệ người làng Cổ.

Dưới triều Tự Đức, cụ Kỳ được phong Đại phu, Thượng thư Bộ Lại, Hiệp biện đại học sĩ, Tám lý Tổng đốc Hà- Yên, Tổng đốc Định- Ninh. Cụ Đào Văn Tập, đời thứ 12, đỗ cử nhân Luật tại Pháp năm 1937. Cụ Tập là tác giả cuốn Từ điển Việt- Pháp phổ thông xuất bản năm 1949, từ điển Hán- Việt, đồng tác giả biên soạn Bộ Bách khoa Từ điển Việt Nam.

Thời kỳ đổi mới, họ Đào Đăng có 7 Giáo sư, Phó Giáo sư; 33 Tiến sĩ, 31 Thạc sĩ, 4 người là đại biểu Quốc hội. Dòng họ Đào Đăng tự hào có nhiều người thành danh, giữ chức tước trong quân đội, công an với 1 Thiếu tướng, 12 Đại tá, 10 Thượng tá, 14 Trung tá, 6 Thiếu tá. Đến nay, họ Đào Đăng có 30 người tham gia làm quản lý cấp Bộ, 43 người làm quản lý cấp tỉnh, TP và 12 người làm quản lý cấp huyện..

Tự hào về truyền thống hiếu học bao nhiêu thì người Cổ Am càng tự hào khi nhắc tới trường Tiểu học Cổ Am, ngôi trường 95 tuổi, cái nôi chắp cánh ước mơ của bao thế hệ học sinh. Trường Tiểu học Cổ Am ra đời từ năm 1926 là một trong những trường đầu tiên dạy chữ Quốc ngữ ở làng nông thôn Việt Nam. Năm 1946, Cổ Am vinh dự được Bác Hồ tặng thư khen và ảnh Bác về thành tích “diệt giặc đói, giặc dốt”.

Học sinh tiểu học làng Cổ.

Học sinh tiểu học làng Cổ.

Ở vùng đất học này, việc thầy cô đến từng nhà kiểm tra bài cho học sinh vào mối buổi tối không còn là “chuyện lạ”. Chia sẻ với báo giới, thầy Hoàng Thế Vinh, Hiệu trưởng Tiểu học Cổ Am cho hay: mái trường làng Cổ đã nuôi dưỡng hàng nghìn người yêu nước theo Cách mạng, theo Đảng; có biết bao người đã và đang thành đạt trên các lĩnh vực, có Giáo sư, Tiến sĩ, Ủy viên TW Đảng, cán bộ cấp cao, cử nhân, doanh nhân, nghệ nhân. Trong phòng truyền thống của nhà trường, ngoài bảng ghi danh những thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ, ban giám hiệu cũng dành những vị trí trang trọng để treo danh sách những học sinh, cựu học sinh làm rạng danh “đất khoa bảng”, những học sinh giỏi TP và quốc gia.

Năm tháng trôi qua, sự thành đạt của biết bao thế hệ người con Cổ Am được đúc kết lại nhờ truyền thống hiếu học từ đời cha ông, môi trường giáo dục của gia đình, dòng họ, nhà trường và quan trọng nhất là nỗ lực tự thân của mỗi người. Và có một điều chưa từng thay đổi trên mảnh “đất đẻ ra quan” nơi đây là người Cổ Am trọng người có học hơn người giàu sang, thường khoe học hàm, học vị chứ không đề cập đến chức vụ, quyền hạn, đị vị trong xã hội…

Theo số liệu thống kê, thời phong kiến, làng Cổ có 2 Tiến sỹ được lập bia Văn Miếu, 1 phó bảng, 77 cử nhân, 81 tú tài. Thời cách mạng đến nay, cả làng Cổ có 80 người giữ học hàm Phó giáo sư, Giáo sư, Tiến sỹ; 8 Đại biểu Quốc hội và Ủy viên TW Đảng; 3 nghệ sĩ, 6 nhà giáo đạt danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; 5 thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú. Có thời điểm, bình quân, mỗi năm, xã Cổ Am có thêm 60 cử nhân, 5 thạc sỹ, 1 tiến sỹ.

bài liên quan
Huyền thoại ngôi làng Cổ “đất đẻ ra quan”

Huyền thoại ngôi làng Cổ “đất đẻ ra quan”

Ở cái vùng vốn được coi là “chiêm khê, mùa thối”, đất chật người đông, xã Cổ Am (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) nổi tiếng khắp đất Cảng bởi “nghề”… học. Nơi đây hiện vẫn còn lưu truyền những câu chuyện về dải đất “đầu rồng” với huyền thoại “đất đẻ ra quan”!
Mới nhất
Đọc nhiều
Phát hiện xe ô tô vận chuyển 15 bình “khí cười” từ Bắc Ninh về Hà Nội tiêu thụ

Phát hiện xe ô tô vận chuyển 15 bình “khí cười” từ Bắc Ninh về Hà Nội tiêu thụ

Sáng ngày 28/5, Công an thành phố thông tin đã phát hiện một ô tô đang vận chuyển 15 bình khí N2O hay còn gọi là "khí cười" từ Bắc Ninh về Hà Nội tiêu thụ.
Yên Bái: Hồ sơ cấp đất "biến mất", trách nhiệm thuộc về ai?

Yên Bái: Hồ sơ cấp đất "biến mất", trách nhiệm thuộc về ai?

Người dân phản ánh ngõ đi chung bị lấn chiếm. Hồ sơ địa chính lại không có để làm căn cứ đối chiếu, kết quả đo đạc thực địa cũng không được công khai
Hà Nội: Cần giải quyết dứt điểm việc thi công xây dựng gây nứt, lún, sụt nhà dân ở phường Phương Canh

Hà Nội: Cần giải quyết dứt điểm việc thi công xây dựng gây nứt, lún, sụt nhà dân ở phường Phương Canh

Ông Trịnh Tuấn bức xúc về việc hộ gia đình hàng xóm liền kề tiến hành thi công xây dựng tổ hợp nhà ở không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây nứt tường, sụt lún đường đi, vỡ bể nước nhưng chưa được chính quyền địa phương xử lý dứt điểm.
Tin bài khác
Phát hiện xe ô tô vận chuyển 15 bình “khí cười” từ Bắc Ninh về Hà Nội tiêu thụ

Phát hiện xe ô tô vận chuyển 15 bình “khí cười” từ Bắc Ninh về Hà Nội tiêu thụ

Sáng ngày 28/5, Công an thành phố Hà Nội thông tin, qua tuần tra kiểm soát tối ngày 27/5 lực lượng chức năng đã bắt quả tang một ô tô đang vận chuyển 15 bình khí N2O hay còn gọi là “khí cười” từ Bắc Ninh về Hà Nội tiêu thụ.
Kịp thời ngăn chặn hành vi cưỡng đoạt tài sản qua mạng bằng việc đăng tải video nhạy cảm

Kịp thời ngăn chặn hành vi cưỡng đoạt tài sản qua mạng bằng việc đăng tải video nhạy cảm

Cơ quan chức năng kịp thời nắm tình hình, ngăn chặn vụ việc một công dân trên địa bàn huyện bị cưỡng đoạt tài sản bằng hình thức sử dụng video nhạy cảm để đe dọa, tống tiền.
Người yêu chưa đủ 16 tuổi tự nguyện quan hệ tình dục, chàng trai có bị ngồi tù?

Người yêu chưa đủ 16 tuổi tự nguyện quan hệ tình dục, chàng trai có bị ngồi tù?

Hiện nay nhiều người cho rằng việc quan hệ tình dục với trẻ em một cách tự nguyện thì không bị coi là hành vi phạm tội. Vậy pháp luật quy định như thế nào?
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Phó Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bù Gia Mập

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Phó Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bù Gia Mập

Ông Nguyễn Hữu Hóa, nguyên Phó Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bù Gia Mập vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Bình Phước bắt giữ để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Hà Nội: Tạm giữ đối tượng tấn công công an khi bị kiểm tra nồng độ cồn

Hà Nội: Tạm giữ đối tượng tấn công công an khi bị kiểm tra nồng độ cồn

Ngày 26/5, Công an huyện Sóc Sơn cho biết, đang tạm giữ Nguyễn Văn Tựa (sinh năm 1972; ở thôn Xuân Dục, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để làm rõ hành vi "Chống người thi hành cộng vụ".
Bắt giữ đối tượng 22 năm trốn lệnh truy nã

Bắt giữ đối tượng 22 năm trốn lệnh truy nã

Công an TP Đà Lạt cho biết, vừa phối hợp với Công an huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) tiến hành truy bắt thành công đối tượng trốn truy nã 22 năm trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Phú Thọ: Bắt 2 giám đốc doanh nghiệp liên quan đến mua bán trái phép hóa đơn

Phú Thọ: Bắt 2 giám đốc doanh nghiệp liên quan đến mua bán trái phép hóa đơn

Ông Bùi Ánh Dương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Giang Trường và ông Nguyễn Văn Thức, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Hương Đoan Hùng, bị khởi tố, bắt giam về hành vi mua bán trái phép hóa đơn.
Nghệ An: Bắt 11 đối tượng, thu giữ hơn 6.000 viên ma túy

Nghệ An: Bắt 11 đối tượng, thu giữ hơn 6.000 viên ma túy

Điều hành hoạt động của đường dây này là Phan Trung Hưng, trú tại phường Quang Trung (TP Vinh - Nghệ An. Đối tượng đã “cõng” trên mình 06 tiền án về ma túy, mới mãn hạn tù vào cuối năm 2023.
5 tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội hoạt động ra sao sau 7 ngày ra quân

5 tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội hoạt động ra sao sau 7 ngày ra quân

Sau 01 tuần ra quân, 5 Tổ công tác đã xử lý 708 trường hợp vi phạm, tạm giữ 218 phương tiện, tước 21 giấy phép lái xe...
Sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản, xử lý thế nào?

Sử dụng mạng máy tính để chiếm đoạt tài sản, xử lý thế nào?

Các đối tượng sử dụng không gian mạng để làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội một cách tinh vi nên cơ quan an ninh còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết.
video huong dan cach thoat nan khi chay tai nha o ket hop kinh doanh

Video hướng dẫn cách thoát nạn khi cháy tại nhà ở kết hợp kinh doanh

Vừa qua, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội đã đưa ra một số giải pháp đảm bảo an toàn và kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy tại nhà ở gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh.
ha noi khoi to vu an hinh su lien quan vu chay nha tro o trung kinh

Hà Nội: Khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(PLM) - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi vi phạm về quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC).
ky hop thu 7 quoc hoi khoa xv nhieu thanh tuu lon dat duoc tu nghi quyet 43

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Nhiều thành tựu lớn đạt được từ Nghị quyết 43

(PLM) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng ngày 25/5, dưới dự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.
thanh pho yen bai to chuc lien hoan tieng hat thanh nien ban hung ca tuoi tre

Thành phố Yên Bái tổ chức Liên hoan tiếng hát thanh niên "Bản hùng ca tuổi trẻ”

(PLM) - Tối ngày 25/5/2024, tại quảng trường 19/8 thành phố Yên Bái diễn ra chương trình Liên hoan tiếng hát thanh niên “Bản hùng ca tuổi trẻ”, do Ủy ban hội liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Yên Bái tổ chức. Chương trình nhằm mục đích tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích trong không khí thi đua sôi nổi tại các cấp bộ Đoàn - Hội và toàn thể cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên trong toàn thành phố thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Yên Bái lần thứ VI, tiến tới Đại hội đại biểu Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Yên Bái lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029.
ha noi tim thay thi the trung uy canh sat giao thong mat tich tren song hong

Hà Nội: Tìm thấy thi thể Trung úy Cảnh sát giao thông mất tích trên sông Hồng

(PLM) - Khoảng 15h50 ngày 26-5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy Trung uý Nguyễn Thanh Tùng - cán bộ Đội Cảnh sát giao thông đường thủy số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội (Công an thành phố Hà Nội) bị mất tích cách đây 2 ngày trong khi đi làm nhiệm vụ.