Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Jakarta đang chìm dần xuống nước

Pháp luật 4 phương
16/06/2019 18:05
Quốc Khánh
aa
Jakarta nằm trên vùng đất đầm lầy ở bờ biển tây bắc đảo Java, có 13 con sông chảy qua. Vì vậy, nơi đây thường xuyên xảy ra lũ lụt. Tình trạng này đang tồi tệ hơn bởi nó thực sự đang dần chìm xuống.


Đê chắn biển được xây nhằm giảm bớt tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trong thành phố

Đê chắn biển được xây nhằm giảm bớt tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trong thành phố

"Khả năng Jakarta bị nhấn chìm không có gì đáng cười", Heri Andreas, người đã nghiên cứu tình trạng sụt lún ở Jakarta hơn 20 năm qua tại Viện Công nghệ Bandung cho biết. "Nếu nhìn vào các mô hình chúng tôi xây dựng, tới năm 2050 khoảng 95% diện tích Bắc Jakarta sẽ chìm dưới mặt nước".

Mỗi năm sụt 25 cm

Tình trạng này đã và đang diễn ra. Nền đất Bắc Jakarta đã sụt xuống 2,5m trong hơn 10 năm qua, và đang tiếp tục sụt lún khoảng 25 cm nữa ở một số khu vực, cao gấp đôi mức trung bình toàn cầu của các đô thị ven biển. Tốc độ sụt lún trung bình của Jakarta là 1-15 cm một năm, gần một nửa thành phố đang nằm dưới mực nước biển. Ảnh hưởng của nó hiển thị rõ ràng tại khu vực phía bắc.

Tại quận Muara Baru, một tòa nhà văn phòng bỏ hoang hoàn toàn. Nơi đây từng được một công ty đánh bắt cá sử dụng, nhưng giờ hiên tầng một là phần duy nhất còn có thể sử dụng được.

Tầng trệt ngập nước ứ đọng. Đất đai xung quanh cao hơn nên nước không thể thoát ra ngoài. Các tòa nhà hiếm khi bị bỏ hoang thế này, bởi đa số chủ đầu tư sẽ cố sửa chữa, nâng nền hoặc tìm biện pháp khắc phục ngắn hạn. Tuy nhiên, họ bất lực trong việc ngăn nền đất ở đây tiếp tục sụt xuống.

Chợ cá ngoài trời cách tòa nhà bỏ hoang chỉ 5 phút lái xe. "Lối đi gồ ghề như sóng biển, uốn lên cong xuống, ai đi qua cũng bị ngã", Ridwan, một người dân ở Muara Baru thường đến chợ cá, cho biết. Vì tầng nước ngầm dưới lòng đất đang cạn kiệt, nền đất ngôi chợ cũng dịch chuyển và sụt xuống. "Năm này qua năm khác, mặt đất cứ lún dần", anh nói. Ridwan chỉ là một trong nhiều người dân khu vực lên tiếng về hiện tượng đáng báo động này.

Trong lịch sử, Bắc Jakarta là thành phố cảng. Ngày nay, Tanjung Priok - cảng biển nằm trong khu vực này, là một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất Indonesia. Sông Ciliwung chảy qua Bắc Jakarta đổ ra biển Java khiến thực dân Hà Lan biến nó thành trung tâm cảng biển vào thế kỷ 17.

Ngày nay, 1,8 triệu người sống trong khu đô thị. Họ là những người kinh doanh cảng, cộng đồng nghèo sống ven biển, và một số lượng đáng kể người Hoa kiều.

Fortuna Sophia sống trong một biệt thự sang trọng nhìn ra biển. Ngôi nhà của cô chưa sụt lún, nhưng cứ sáu tháng một lần, trên tường và cột trụ lại xuất hiện vết nứt mới.

"Chúng tôi phải liên tục sửa chữa", Sophia nói. Cô đang đứng cạnh hồ bơi, cách đó vài mét là bến tàu riêng. "Thợ bảo trì nói nguyên nhân nứt do nền đất dịch chuyển".

Sophia sống ở đây 4 năm, đã trải qua vài lần ngập lụt. "Nước biển tràn vào không nhìn thấy cả bể bơi. Chúng tôi phải chuyển toàn bộ đồ đạc lên tầng trên".

Tác động của nền đất sụt lún thể hiện rõ ở những ngôi nhà nhỏ ven biển. Trước kia, người dân ở đây có thể phóng tầm mắt nhìn ra biển thì nay, họ chỉ thấy một con đê xám xịt, suốt ngày tu bổ để ngăn nước biển tràn vào.

"Mỗi năm thủy triều lại dâng cao thêm 5 cm", Mahardi, một ngư dân ở vùng này cho hay.

Tuy nhiên, dường như những nguy cơ này không đủ để ngăn cản các nhà phát triển bất động sản. Ngày càng nhiều căn hộ sang trọng mọc lên ở đường chân trời Bắc Jakarta, bất chấp rủi ro. Eddy Ganefo, người đứng đầu Hiệp hội Phát triển nhà Indonesia cho biết ông đã kêu gọi chính phủ ngừng phát triển ở khu vực này, nhưng "chừng nào chúng tôi còn bán được nhà, chừng đấy khu vực này vẫn tiếp tục phát triển bất động sản".

Nước đọng tại tầng trệt một ngôi nhà đã bị bỏ hoang.

Nước đọng tại tầng trệt một ngôi nhà đã bị bỏ hoang.

Phần còn lại của Jakarta cũng đang chìm với tốc độ chậm hơn. Ở Tây Jakarta, nền đất mỗi năm chìm xuống 15 cm, phía đông là 10 cm, trung tâm là 2 cm và phía nam là 1 cm.

Các thành phố ven biển khắp thế giới đang chịu ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Nước biển dâng cao do giãn nở nhiệt, diện tích nước mở rộng do nhiệt độ tăng và băng ở hai cực tan chảy. Tốc độ chìm của Jakarta khiến các chuyên gia cực kỳ lo ngại.

Giải pháp nào chống đỡ?

Tốc độ sụt lún báo động của Jakarta một phần do khai thác quá mức nước ngầm để làm nước sinh hoạt. Nước từ hệ thống đường ống cấp không sạch, hoặc một số khu vực không có, khiến người dân chẳng còn lựa chọn nào khác là khai thác nước ngầm. Nhưng khi nước ngầm bị hút lên, vùng đất xung quanh nó giống như ngồi trên một quả bóng xì hơi, dẫn tới tình trạng sụt lún.

Tình hình nghiêm trọng hơn bởi những quy định về quản lý nước ngầm quá lỏng lẻo. "Ai cũng có quyền khai thác nước ngầm, từ người dân tới doanh nghiệp", Heri Andreas nói. Vấn đề là họ thường khai thác quá mức cho phép.

Người dân nói bất đắc dĩ phải hút nước ngầm, vì chính quyền không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của họ. Các chuyên gia xác nhận cơ quan quản lý nước chỉ đáp ứng nổi 40% nhu cầu sử dụng nước của Jakarta.

Hendri, một chủ đất ở trung tâm thành phố, điều hành một khối nhà kiểu chung cư - ký túc xá, đã tự hút nước ngầm trên đất của mình 10 năm nay để cung cấp cho người thuê nhà. Ông chỉ là một trong số nhiều người ở khu phố làm việc này. "Thà sử dụng nước ngầm trên đất của chúng tôi còn hơn phải phụ thuộc vào chính quyền. Một khu chung cư thế này cần rất nhiều nước", Hendri nói.

Chính quyền địa phương gần đây mới thừa nhận không thể giải quyết tình trạng khai thác nước ngầm trái phép. Hồi tháng 5/2018, chính quyền thành phố Jakarta đã kiểm tra 80 tòa nhà ở Jalan Thamrin - khu vực trung tâm thành phố bao quanh bởi các tòa nhà chọc trời, trung tâm mua sắm và khách sạn. Họ phát hiện 56 tòa nhà có máy bơm nước ngầm và 33 tòa đang khai thác trái phép.

Thống đốc Jakarta Anies Baswedan tuyên bố muốn khai thác phải có giấy phép, để chính quyền đo lường được lượng nước ngầm đang bị khai thác. Những đơn vị không có giấy phép sẽ bị thu hồi chứng nhận đánh giá công trình, cũng như các chứng nhận kinh doanh khác.

Các nhà chức trách cũng hy vọng Great Garuda - bức tường biển dài 32 km xây dựng dọc Vịnh Jakarta cùng với 17 đảo nhân tạo sẽ giải cứu thành phố đang chìm này, với chi phí khoảng 4 tỷ USD.

Chính phủ Hà Lan và Hàn Quốc đang hỗ trợ vốn cho Jakarta và xây dựng một đầm phá nhân tạo mà trong đầm có mực nước thấp hơn, cho phép nước sông trong thành phố thoát vào đó, đối phó với lũ lụt khi mưa đến.

Khu vực Bắc Jakarta đã thấp hơn mực nước biển.

Khu vực Bắc Jakarta đã thấp hơn mực nước biển.

Tuy nhiên, năm 2017, ba tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan đã công bố một báo cáo, tỏ ý nghi ngờ hiệu quả của tường biển và đảo nhân tạo trong vấn đề giải quyết sụt lún ở Jakarta. Jan Jaap Brinkman, nhà thủy văn học công tác ở Viện nghiên cứu nước Deltares của Hà Lan, đánh giá đây chỉ là biện pháp tạm thời. Nó sẽ chỉ giúp Jakarta ngăn sụt lún ngắn hạn trong vòng 20 - 30 năm.

"Chỉ có một giải pháp thôi mà ai cũng biết đó là gì", ông nói. Đó là ngăn chặn mọi hoạt động khai thác nước ngầm, lấy nước sinh hoạt từ những nguồn khác như nước mưa, nước sông, hoặc nước máy từ các hồ chứa nhân tạo. Jakarta buộc phải thực hiện điều này trước năm 2050 để tránh sụt lún nghiêm trọng hơn.

Thống đốc Jakarta nghĩ tới một biện pháp ít quyết liệt hơn. Ông nói rằng người dân có thể khai thác nước ngầm hợp pháp nếu sử dụng công nghệ lỗ thấm biopori. Công nghệ này bao gồm đào một hố rộng 10 cm và sâu 100 cm để nước được tái hấp thu vào lòng đất.

Các nhà phê bình nói rằng giải pháp này chỉ thay thế nước ở bề mặt, còn ở Jakarta, nước thường bị khai thác từ độ sâu hàng trăm mét dưới lòng đất.

Công nghệ thay thế nguồn nước ngầm sâu rất tốn kém. Tokyo đã sử dụng phương pháp này khi đối mặt với tình trạng sụt lún nghiêm trọng cách đây 50 năm. Chính phủ cũng hạn chế khai thác nước ngầm, các doanh nghiệp phải sử dụng nước tái chế. Tình trạng sụt lún chấm dứt.

Tuy nhiên, Jakarta cần nguồn nước thay thế. Chuyên gia Heri Andreas cho biết có thể mất tới 10 năm để làm sạch các con sông, đập và hồ để lấy nước sử dụng cho sinh hoạt và thay thế nước ngầm ở Jakarta.

Người dân thủ đô Indonesia chấp nhận một tương lai mạo hiểm trong thành phố đang chìm này. Sophia Fortuna nói. "Chúng tôi phải chấp nhận rủi ro thôi".

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Tỉnh Quảng Ninh gặp mặt, tri ân các chiến sỹ Điện Biên

Tỉnh Quảng Ninh gặp mặt, tri ân các chiến sỹ Điện Biên

Sáng 2/5, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị gặp mặt, tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện
Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả quy mô lớn

Thanh Hóa: Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả quy mô lớn

Ngày 2/5, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an thị xã Nghi Sơn vừa đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa chén mang nhãn hiệu của Thái Lan.
Lai Châu: Bắt đối tượng tàng trữ gần 100g ma tuý

Lai Châu: Bắt đối tượng tàng trữ gần 100g ma tuý

Lực lượng chức năng công an tỉnh Lai Châu vừa phát hiện bắt quả tang đối tượng Giàng Thị Cở, sinh năm 1976, trú tại bản Tà Tổng, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.