Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Kỳ tích tăng trưởng và bài toán khó năm 2023

Thương trường
25/12/2022 11:30
PGS.TS Phạm Thế Anh (Dân Trí)
aa
Dự kiến năm 2022 này, Việt Nam đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội giao, trong đó, dự báo tốc độ tăng trưởng đạt 8%...


Đọc tin tức trong những ngày cuối năm, có lẽ mọi người đều phần nào cảm thấy phấn chấn vì những số liệu tổng kết cho thấy, chúng ta đã có một năm về đích thành công. Dự kiến năm 2022 này, Việt Nam đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội Quốc hội giao, trong đó, dự báo tốc độ tăng trưởng đạt 8%, vượt chỉ tiêu được giao là 6-6,5%, đồng thời cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Mới mấy ngày trước, HSBC công bố báo cáo vĩ mô về châu Á cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay từ 7,6% lên 8,1%. Tổ chức này đánh giá 2022 là năm phục hồi bùng nổ của Việt Nam với mức tăng trưởng tiếp tục vượt trội so với mặt bằng chung tại châu Á.

Con số tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022 đến từ thành tích cao của xuất khẩu (đạt 2 con số), đầu tư công tăng mạnh khoảng 20%, đầu tư tư nhân và đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đóng góp quan trọng.

Tuy nhiên ẩn sâu con số đáng mừng về tăng trưởng 2022 là không ít nỗi lo về những vấn đề mà nền kinh tế có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai. Nếu nhìn vào tình hình năm nay có thể thấy từ nửa cuối năm đã bộc lộ một số vấn đề cần theo dõi kỹ.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 dự kiến đạt khoảng 8% (Ảnh: Hải Long).

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 dự kiến đạt khoảng 8% (Ảnh: Hải Long).

Kết quả của lĩnh vực xuất khẩu đóng góp rất lớn vào thành tích tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng gắn với rủi ro, khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại hoặc gặp bất ổn thì sẽ ảnh hưởng tới kinh tế trong nước.

Song hành với đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Về cơ bản, định hướng của chúng ta là xuất khẩu và thành tích xuất khẩu này lại có phần đóng góp rất lớn từ khu vực FDI. Khu vực FDI chiếm khoảng 74% tức gần 3/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tất nhiên, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đồng thời cũng đã được hưởng lợi về ưu đãi về đất đai, về lao động giá rẻ, về thuế, về những yêu cầu ràng buộc trong bảo vệ môi trường và cả những lợi thế thông qua các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết…

Về đầu tư công, khoảng hơn chục năm về trước, kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào lĩnh vực này, tuy nhiên sau khi đối mặt với những vấn đề bội chi ngân sách, nợ công, sự kém hiệu quả của khối doanh nghiệp nhà nước thì trong những năm gần đây, đầu tư công không còn đóng vai trò quan trọng bậc nhất với tăng trưởng nữa. Năm 2022, một trong những tiếc nuối mà tôi thấy chúng ta cần khắc phục thời gian tới đây là tiến độ giải ngân đầu tư công. Theo đó, tiến độ giải ngân của năm nay tương đối chậm, mặc dù tăng so với năm ngoái nhưng đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ đạt khoảng 70-75% kế hoạch đặt ra.

Một động lực khác của nền kinh tế mà chúng ta cũng cần phải quan tâm là sự hồi phục của khu vực dịch vụ, sự tăng trưởng của khách quốc tế vào Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam gần như đã mở cửa hoàn toàn như thời kỳ trước khi xảy ra dịch Covid. Cùng với sự mở cửa của Trung Quốc, nếu trong năm 2023, thế giới chi tiêu nhiều hơn cho du lịch thì chúng ta kỳ vọng lĩnh vực này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn và đóng góp đáng kể hơn cho GDP.

Mặc dù vậy, cũng phải lưu ý đến tình hình ở Trung Quốc hiện nay khi mà số ca nhiễm tại nước này đã tăng rất nhanh sau khi nới lỏng kiểm soát dịch, làn sóng dịch bùng phát trở lại mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, chúng ta không thể biết được liệu Trung Quốc có đảo chiều chính sách, định hướng mở cửa hay không. Thị trường khách du lịch từ Trung Quốc rất lớn, nếu có sự đảo chiều chính sách từ Trung Quốc thì mục tiêu tăng trưởng du lịch của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Một chỉ tiêu rất lớn khác về mặt vĩ mô đang được quan tâm là lạm phát. Lạm phát trong năm 2022 trên thế giới không chỉ do quá trình mở rộng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn 2020-2021, mà còn gặp thách thức lớn từ giá hàng hóa cơ bản, đặc biệt là giá nhiên liệu liên quan đến cuộc chiến Nga - Ukraine. Để ứng phó với lạm phát, nhiều ngân hàng trung ương đã phải đảo chiều chính sách từ nới lỏng sang thắt chặt.

Những rủi ro đó truyền tải vào kinh tế Việt Nam rất rõ ràng khi doanh nghiệp trong nước phải đồng thời đối mặt với cả chi phí sản xuất cao hơn và nhu cầu suy yếu, hay ta gọi đó là tình trạng đình lạm. Ngoài ra, tình trạng mất giá VND cũng ảnh hưởng đến lạm phát trong nước qua kênh truyền dẫn nhập khẩu.

Về mặt con số thống kê dù đang có những băn khoăn nhất định song nhìn chung, nếu so với mặt bằng thế giới thì việc kiểm soát lạm phát tại Việt Nam vẫn là một thành công cần ghi nhận. Mức lạm phát ở Việt Nam không cao như các nước khác dù chịu nhiều áp lực.

Có ý kiến cho rằng, có phải chúng ta đã phòng thủ quá chặt, quá thận trọng trong điều hành theo lạm phát mục tiêu hay không. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh biến động của kinh tế thế giới như hiện nay, việc các ngân hàng trung ương cẩn trọng là dễ hiểu và đó là sự cần thiết. Bài toán khó cho chính sách tiền tệ không chỉ ở Việt Nam mà với tất cả các nước đó là phải dự báo được chính xác xu hướng lạm phát để có quyết sách phù hợp. Chẳng hạn, nếu ngân hàng trung ương dự báo lạm phát quá cao so với thực tế, từ đó đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt thái quá, thì sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng. Ngược lại, nếu như không dự báo được đầy đủ lạm phát, nhà điều hành lại nới lỏng tiền tệ thì rất khó kiểm soát lạm phát. Một khi lạm phát đã bùng phát rồi thì sẽ mất thời gian và chi phí để đưa nó trở lại bình thường. Bởi vậy, để có thể kiểm soát lạm phát tốt và có liều lượng chính sách phù hợp thì công tác dự báo phải chính xác, phải sát với thực tế.

Nhìn chung, hiện nay có vẻ như chúng ta đang đặt quá nhiều nhiệm vụ và tập trung vào chính sách tiền tệ, trong khi đó, để ứng phó với nền kinh tế có dấu hiệu đình lạm (suy thoái/tăng trưởng chậm lại nhưng sức ép lạm phát cao) thì vai trò của chính sách tài khóa phải lớn hơn.

Nếu sử dụng chính sách tiền tệ vào thời điểm tăng trưởng thấp, lạm phát cao thì sẽ không hiệu quả bằng việc sử dụng chính sách tài khóa, hỗ trợ nền kinh tế thông qua hỗ trợ giảm chi phí/thuế cho các doanh nghiệp, tăng cường giải ngân các gói an sinh xã hội và đầu tư công. Nếu thực hiện giải ngân một cách hiệu quả thì vừa giảm được chi phí cho các doanh nghiệp, vừa có thể kìm hãm được lạm phát, đồng thời lại hỗ trợ được tăng trưởng. Và bởi vậy, tôi cho rằng, có lẽ năm 2023 các nhà điều hành nên đặt trọng tâm hơn vào chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng thay vì chỉ chú trọng đến chính sách tiền tệ.

Trong năm 2023, hầu hết tổ chức lớn đều đánh giá triển vọng kinh tế thế giới chậm lại nhưng không đến mức suy thoái sâu, do vậy tác động tới nền kinh tế Việt Nam có lẽ là không quá nghiêm trọng. Các chỉ tiêu liên quan đến xuất khẩu, đầu tư nước ngoài có thể chững lại hoặc tăng trưởng thấp hơn so với các năm trước đây nhưng sẽ không đến mức gây ra sụt giảm mạnh.

Tuy nhiên, rủi ro lớn hơn có lẽ đến từ các vấn nội tại của nền kinh tế, của hệ thống tài chính trong nước. Quá trình xử lý và khắc phục những sai phạm trước đây liên quan đến thị trường trái phiếu và ngân hàng đã khiến các thị trường này có sự đứt gãy nghiêm trọng mà cho tới nay chưa có sự hồi phục hoàn toàn. Dòng vốn trong nền kinh tế đang bị tắc nghẽn, các nhà đầu tư trên thị trường tài sản dường như đang thiếu niềm tin, nhiều doanh nghiệp và ngành nghề trong nền kinh tế hiện nay đang khó tiếp cận nguồn vốn. Tôi cho rằng, để kinh tế phát triển tốt hơn trong năm 2023, chúng ta cần phải xử lý các vấn đề nội tại một cách khéo léo để làm sao vận hành trơn tru hệ thống tài chính và tiền tệ, đồng thời phải phát huy tốt sự hỗ trợ của chính sách tài khóa.

Dù không kỳ vọng năm tới sẽ có sự nhảy vọt tăng trưởng ấn tượng 7-8% như năm 2022 nhưng mong rằng, với sự lựa chọn chính sách và điều hành đúng đắn, hợp lý thì tăng trưởng năm 2023 vẫn duy trì được những kết quả khả quan.

Tác giả: PGS.TS Phạm Thế Anh nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Manchester vào năm 2007; hiện là Trưởng Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, tài chính và từng giữ các vị trí: Trưởng Bộ môn Kinh tế Vĩ mô; Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chính sách công và Quản lý thuộc Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân.

bài liên quan
Quý I/2024, Bắc Giang tăng trưởng hơn 14% dẫn đầu cả nước

Quý I/2024, Bắc Giang tăng trưởng hơn 14% dẫn đầu cả nước

Tỉnh Bắc Giang duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế Quý I/2024 đứng đầu cả nước (14,18%).
Đồng Nai thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp trong 2 tháng đầu năm

Đồng Nai thu hút gần 500 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Đồng Nai đã thu hút 12 dự án mới với tổng vốn đầu tư gần 36 triệu USD.
Nghệ An: Thành lập 5 tổ công tác chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện kế hoạch năm 2024

Nghệ An: Thành lập 5 tổ công tác chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện kế hoạch năm 2024

Theo Quyết định, sẽ có 5 Tổ công tác chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện Kế hoạch năm 2024 tỉnh Nghệ An theo kịch bản tăng trưởng đã đề ra.
BHXH Việt Nam đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động tại doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động tại doanh nghiệp FDI

Có thể thấy những năm gần đây với sự đồng hành, lắng nghe, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ phía cơ quan BHXH, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc đã quan tâm đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi cho người lao động (NLĐ).
Du lịch Hà Nam sẽ khởi sắc như thế nào sau Vesak 2019?

Du lịch Hà Nam sẽ khởi sắc như thế nào sau Vesak 2019?

Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc năm 2019 vừa qua đã để lại nhiều dấu ấn đặc sắc với bạn bè thế giới về đời sống tâm linh của người Việt. Có thể thấy, đây sẽ là một cơ hội quý giá giúp tăng trưởng du lịch vượt bậc cho địa phương. Liệu du lịch tâm linh ở Hà Nam sẽ phát triển vượt trội như Ninh Bình đã đạt được sau thành công của Đại lễ Vesak 2014?
Nhơn Trạch xứng đáng tấm gương “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”

Nhơn Trạch xứng đáng tấm gương “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”

Song song với phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng, Nhơn Trạch luôn đề cao thúc đẩy nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Mới nhất
Đọc nhiều
Quảng Ninh: Trạm trộn bê tông của Công ty CP tư vấn địa kỹ thuật Việt Cường hoạt động trên đất thuê đã hết hạn

Quảng Ninh: Trạm trộn bê tông của Công ty CP tư vấn địa kỹ thuật Việt Cường hoạt động trên đất thuê đã hết hạn

Mặc dù đã hết thời gian thuê đất chưa được Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh cho phép gia hạn nhưng trạm trộn bê tông của Công ty CP tư vấn địa kỹ thuật Việt Cường vẫn ngang nhiên hoạt động, xả thải trực tiếp ra môi trường.
Nghệ An: Nhiều giải pháp tháo gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2024

Nghệ An: Nhiều giải pháp tháo gỡ thẻ vàng của EC trong năm 2024

Thực hiện chỉ đạo nhiệm vụ chống khai thác IUU của Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU tại các Chỉ thị, Công điện, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An triển khai nghiêm túc, kịp thời các nội dung.
Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập khẩu tại Bắc Ninh

Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập khẩu tại Bắc Ninh

Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu và xử phạt 40 triệu đồng đối với ông T.Đ.T chủ tài khoản Tiktok chuyên trao đổi về quạt điện.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.