Luật Hôn nhân và Gia đình (HNGĐ) năm 2014 đã quy định tuổi kết hôn của nữ là đủ 18 tuổi, tuổi kết hôn của nam là đủ 20 tuổi. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định về tuổi kết hôn cho thấy tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra, dù cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp, giải pháp can thiệp.
Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014 quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn của hai bên nam, nữ: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Quy định này về cơ bản là sự kế thừa của pháp luật HNGĐ Việt Nam, góp phần làm cho việc kết hôn và quan hệ hôn nhân được lành mạnh, góp phần thực hiện tốt chức năng xã hội của hôn nhân.
Ở góc độ y tế, từ đủ 18 tuổi trở lên, cơ thể người phụ nữ mới trưởng thành về sinh lý và có thể mang thai, sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thanh Cao cũng đánh giá, việc quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật HNGĐ 2014 là sự kế thừa hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở xã hội, phản ánh sự phù hợp với mức độ phát triển tâm sinh lý của con người Việt Nam.
Việc quy định độ tuổi kết hôn còn gắn liền với khả năng phát triển về tư duy nhận thức, gắn với mức độ độc lập, tự chủ của chủ thể để thực hiện các chức năng gia đình. Theo ông Cao, việc tính tuổi tròn như Luật HNGĐ 2014 (nam từ đủ 20, nữ từ đủ 18) là để tránh vận dụng tùy tiện quy định về độ tuổi kết hôn. Trước đây, chỉ cần bước sang tuổi 18 đối với nữ và 20 tuổi đối với nam là được phép kết hôn.
Điều đó dễ dàng tạo ra những kẽ hở nhất định để các bên kết hôn vi phạm điều kiện về độ tuổi. Đồng thời, việc quy định về độ tuổi kết hôn như Luật HNGĐ đã đồng bộ và thống nhất được với các quy định của pháp luật dân sự, hình sự…
Phát sinh 2 bất cập lớn trong thực tiễn
Có điều, việc quy định tuổi kết hôn chênh lệch của nam và nữ cũng đặt ra vấn đề về bảo đảm bình đẳng giới, về sự đồng bộ với năng lực hành vi dân sự của người thành niên trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người đủ 18 tuổi là người đã thành niên và người đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bởi thế, nhiều ý kiến đề nghị xem xét quy định nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản luật và điều ước quốc tế có liên quan.
Hơn nữa, khoa học đã chứng minh, nam giới trong độ tuổi 18-55 và nữ giới trong độ tuổi 18-35 thì tinh trùng và trứng có chất lượng tốt, có khả năng sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Nếu chất lượng tinh trùng và trứng không tốt sẽ có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ bị hội chứng Down hoặc mắc các bệnh rối loạn di truyền. Tuổi càng cao, nguy cơ này càng lớn.
Vì vậy, nếu cho phép nam, nữ cùng từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn thì dưới góc độ y tế là phù hợp. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất trong thực tiễn áp dụng quy định về tuổi kết hôn là tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra. Đơn cử, tại Sóc Trăng, theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thì tình trạng tảo hôn có sự biến động không ổn định.
Cụ thể, năm 2015 xảy ra 140 vụ; năm 2016 xảy ra 218 vụ; năm 2017 xảy ra 157 vụ; năm 2018 xảy ra 267 vụ. Tình trạng tảo hôn chỉ được phát hiện khi vợ chồng có con và yêu cầu đăng ký khai sinh. Nhiều trường hợp tảo hôn dẫn đến các hệ lụy như không làm khai sinh cho con đúng quy định ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ, tranh chấp con khi khai sinh của con không ghi tên cha (do chưa đủ tuổi kết hôn, không có đăng ký kết hôn), phát sinh thêm thủ tục công nhận cha cho con sau này (tốn thời gian của cán bộ, người dân, công sức đi thẩm định, mẫu biểu).
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa chia sẻ, tảo hôn thực ra không phải vấn đề mới và đã có nhiều biện pháp, giải pháp can thiệp nhưng vẫn phổ biến ở khu vực miền núi, dân tộc thiểu số. Theo khảo sát quốc gia về tình hình kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số, tỷ lệ tảo hôn của 53 dân tộc thiểu số lên tới 26,59% (nam 26,04% và nữ 27,12%).
Đáng lưu ý là một số đánh giá gần đây của các chuyên gia đã chỉ ra rằng tảo hôn đang có xu hướng tăng ở khu vực trung tâm đô thị. Nghiên cứu của nhóm bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy, trong năm 2017 – 2018, tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên tại Bệnh viện ở mức cao với 227 sản phụ, trong đó có 178 trường hợp đã lập gia đình. Số sản phụ 17 – 18 tuổi chiếm 83,5%, 34 sản phụ từ 14 – 16 tuổi. Báo cáo sơ kết thi hành Luật HNGĐ 2014 của Bộ Tư pháp thẳng thắn cho biết, vấn đề tảo hôn đang gặp rất nhiều khó khăn về phương hướng giải quyết.
Bà con vùng đồng bào dân tộc hiểu quy định của pháp luật về tuổi kết hôn song do phong tục, tập quán đã đi vào cuộc sống của người dân từ rất lâu đời. Các gia đình thường dựng vợ gả chồng cho con từ rất sớm nên mặc dù việc kết hôn không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng hai bên gia đình vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục, tập quán, họ hàng hai bên, cộng đồng dân cư của cả bản vẫn mặc nhiên công nhận đó là một cặp vợ chồng.
Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
Quá trình khai báo, cựu Chủ tịch FLC khẳng định: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”. Theo ông Quyết, việc mua lại doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp là để làm về lĩnh vực xây dựng.
Với việc đưa ra thông tin gian dối để huy động vốn của bị hại làm đáo hạn ngân hàng cho khách hàng đang có nhu cầu, để chiếm đoạt tổng số tiền trên 05 tỷ đồng, Nguyễn Đình Tuấn đã bị lực lượng chức năng bắt tạm giam.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.