Chủ nhật 28/04/2024 12:30

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 34 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 35 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 34°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 35°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Nét văn hóa đẹp phía sau những cánh cổng làng nghìn năm tuổi trong lòng Hà Nội

Văn hóa
24/11/2020 18:00
Vũ Đoàn
aa
Phố phường liên tục đổi thay, nhưng nép sau sau những cánh cổng làng, những nếp làng vẫn chậm rãi như dòng chảy nghìn năm văn vật, tách rời sự ồn ào vội vã xô bồ.


Anh243.

Cổng làng Hồ.

Phố có nhiều cổng làng nhất Hà Nội

"Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."

Những câu thơ ghi lại không khí ban mai quanh hồ Tây (Hà Nội) này vốn đã quá đỗi thân thuộc trong tâm thức người Việt. Tiếc rằng, cuốn theo dòng chảy lịch sử, ven hồ Tây ngày nay đã không còn bờ trúc, sáng sớm người ta cũng chỉ thấy được sương mù đọng trên mặt nước mà chẳng nghe được nhịp chày giã dó (giã vỏ cây dó để làm giấy) của ngày xưa. Thế nhưng, những địa danh như Trấn Vũ quán, Trúc Bạch, Thọ Xương, Yên Thái thì vẫn còn đó. Những địa danh, địa chỉ này, những không gian xưa cũ này vẫn ít nhiều được giữ lại phía sau những cánh cổng làng.

Thụy Khuê dài chừng gần 2km chạy dọc theo bờ phía nam của hồ Tây. Theo các cụ cao niên trong vùng, thì xưa kia dải đất này có tên là gò Kim Quy, phía bắc giới hạn bởi hồ Tây, phía nam giới hạn bởi sông Tô Lịch. Đường Thụy Khuê ngày nay trước đây được gọi là quan lộ hay đường lớn, nằm men theo dòng sông Tô Lịch. Sáng sớm, cả vùng chìm trong màn sương bay lên từ phía hồ Tây trông như một tấm rèm thưa trong phòng ngủ của người khuê nữ quyền quý, vì thế nên con đường mới được gọi là Thụy Khuê.

Vì được xem là vùng đất tốt, vừa gần chợ lại gần sông nên từ hơn nghìn năm trước trên gò Kim Quy đã có người sinh sống và lập nên thôn làng. Làng Hồ, làng Yên Thái, làng Đông, làng An Thọ đều nổi tiếng một thời với nghề làm giấy dó để làm đồ ngự dụng cho vua chúa xưa kia. Những địa danh này vì thế mà cũng được đi vào văn chương thi phú.

Cổng đỉnh An Thọ.

Ngày nay, dọc con đường Thụy Khuê dù ngắn nhưng vẫn còn lưu lại đến gần chục cổng làng. Mỗi cổng lại có lối kiến trúc, quy mô khác nhau, mỗi cái mỗi vẻ nhưng đều uy nghi, ngạo nghễ so gan cùng tuế nguyệt. Dọc con đường cũng có nhiều đình, đền được xếp hạng di tích lịch sử.

Từ ngã tư Văn Cao đi về phía đường Bưởi, xuất hiện đầu tiên và đồ sộ nhất là cổng chính của làng Hồ. Cổng nay đã được trùng tu ngay trên nền cổng cũ, cao chừng hơn 6m với lối kiến trúc ba cửa tam quan bên trên có gác, trang trí họa tiết rồng mây truyền thống. Hai trụ cổng có đôi câu đối chữ nho, dưới chân cổng người làng vẫn còn giữ lại được những viên gạch, những viên đá cũ. Đặc biệt nhất là phía trước cổng làng vẫn còn cặp tượng linh vật trông như hình rồng bằng đá mặc dù đã bị dòng chảy thời gian làm ít nhiều không còn nguyên vẹn.

Cạnh cổng chính làng Hồ là cổng Hầu với kích thước khiêm nhường hơn, lối kiến trúc cũng đơn giản với chỉ một cửa bên trên có mái ngói âm dương. Trên hai cột trụ của cổng này có đôi câu đối chữ nho phiên âm là “Tô Thuỷ tuần hoàn văn phái viễn/ Lý thành tả trĩ bút phong cao” có nghĩa là “Dòng Tô Lịch đưa văn phái toả xa/ Thành nhà Lý sánh cao cùng sức bút” vốn để nói lên sự tự hào về tài văn chương thi phú cũng như sự hiếu học của người làng.

Đi tiếp độ vài trăm mét nữa, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi một kiến trúc cổ kính được tạo tác bằng nhiều họa tiết tứ linh, tùng cúc trúc mai tinh xảo, đó chính là cổng đình làng An Thọ. Cổng đình này cũng được xây lối kiến trúc cổ truyền là cổng tam quan, hai tầng mái và các cột trụ đều có đôi câu đối.

Ngôi đình này có từ thời Lý thờ ông Dầu, bà Dầu là thành hoàng làng. Tương truyền ông Dầu, bà Dầu là người trong làng, sinh sống bằng nghề giã cây dó làm giấy. Một năm nọ làng gặp nạn mà nguyên nhân là do yêu quái dưới sông Tô Lịch gây nên.

Để cứu dân làng, vợ chồng ông Dầu, bà Dầu đã nguyện nhảy xuống sông hy sinh để trấn yêu trừ hại. Để tưởng nhớ công đức đó, vua ban lệnh xây đình để thờ và truyền dạy nghề làm giấy dó cho dân trong vùng. Giấy dó làm ra cũng được vua ưu ái cho làm đồ ngự dụng, từ đó dân cư trong vùng dần phát triển, các làng ngày càng trở nên hưng vượng.

Đi thêm độ vài trăm mét nữa, du khách sẽ nhìn thấy cổng làng Yên Thái, đây là cổng làng nổi tiếng nhất và quan trọng nhất trong cụm di tích làng Yên Thái. Với kích thước khiêm nhường, kiến trúc đơn giản nhưng đây lại là cổng làng cổ còn giữ được gần như nguyên vẹn.

Đường cổng làng ghép gạch nghiêng.

Cổng không có kiến trúc tam quan hai mái mà chỉ như một gian nhà lớn với cột xà bằng gỗ lim, mái lợp ngói âm dương, hai bên trụ có đôi câu đối. Ngay trước cổng có hai cánh cửa gắn vào trụ xoay đặt trên lưng hai con sấu đá, ngày mở đêm đóng. Tuy nhiên hiện những cánh cửa này đã được tháo ra một phần để bảo quản và một phần để phù hợp với lối sống hiện đại. Trước cổng là bậc tam cấp bằng đá, nền cổng và đừng làng được lát gạch đan nghiêng đặc trưng.

Điểm đặc biệt nhất là trên tấm hoành phi của cổng có hai biển gỗ lớn, trong đó có một biển tía chữ vàng ghi bốn chữ nho "Mỹ Tục Khả Phong" có nghĩa là phong tục tốt đẹp do vua Tự Đức ngự ban năm thứ 1867. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đến thăm làng và đi qua cổng này.

Ngoài những cổng làng nổi tiếng trên thì đoạn đường còn có những cổng làng khác như cổng Giếng, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh… Mỗi cổng đều mang trong mình một câu chuyện, đọng lại bao nhiêu tình cảm, ký ức của dân làng.

Qua cổng phải giữ nếp làng

Những ngôi làng nơi đây đã tồn tại trước cả khi thành Thăng Long được xây dựng, nhiều công trình còn lưu lại được có niên đại cả nghìn năm. Có những đình làng nơi đây đã nhận được đạo sắc phong của những vị vua đầu triều Lý.

Khi xưa, vì điều kiện bị vây quang bởi sông hồ mà nếp làng trên dải đất này có nhiều điều đặc biệt. Phía sau mỗi cổng làng là đường làng, dọc đường làng lại có những cổng ngõ nhỏ hơn. Sau mỗi cổng ngõ là quần cư độ chục gia đình có quan hệ họ hàng sinh sống từ trước đến giờ.

Dù cổng làng ngày nay không còn đóng lại về đêm, cạnh cổng không còn chòi canh nhưng nếp sống phía sau cánh cổng vẫn gần như không thay đổi, hơi thở phố thị dường như phải dừng lại dưới bậc tam cấp của cổng làng.

Mỗi khi bước chân qua cổng làng, đi trên mặt đường gạch đan nghiêng cũ kỹ, người ta vẫn còn cảm giác vừa bước vào địa giới có quản lý, có phong tục tập quán rõ ràng. Người lạ vào làng cứ bước chân qua cổng là phải biết nhập gia tùy tục.

Mặc cho phố thị xô bồ ngày trước cửa, sau cánh cổng làng vẫn còn đó những giá trị trường tồn mặc cho năm tháng đổi thay. Đó là sự kính già yêu trẻ, sự đùm bọc của người làng, sự hồn hậu chất phác, người với người sống với nhau bằng tình cảm chân thành.

Các cụ trong làng vẫn bảo rằng dù hàng trăm hàng vạn thứ có thể đổi thay, nhưng riêng nếp sinh hoạt phía sau cổng làng vẫn vẹn nguyên từ ngàn năm trước. Họ nói rằng, không phải vì không còn tiếng chày dã dó mà không còn làng Yên Thái, người ta đi vào làng vẫn phải đi qua cổng làng, con đường làng vẫn là đường gạch đan nghiêng mà bao nhiêu thế hệ người làng đã cùng nhau xây dựng.

Cổng làng ngày nay dù không còn giá trị như một công trình xác định địa giới hay một công trình phòng thủ bảo đảm an ninh, nhưng thay vào đó, cổng làng đang trở thành một biểu tượng tinh thần, giữ lại những hồn quê giữa lòng phố thị.

bài liên quan
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Với chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần 10 năm 2024 khu vực 1 - TP.HCM có 927 cán bộ, diễn viên đến từ 24 đoàn nghệ thuật quần chúng tranh tài.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Sáng 2/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024, dự kiến tổ chức tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 17 đến 21/4.
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Công ty Quốc tế - Mega Gangnam tiếp tục bị Sở Y tế xử phạt

Vi phạm nhiều lỗi trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam có trụ sở số 105, phố Trần Quốc Hoàn (Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt hành chính.
Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Người làm chứng là gì, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng?

Vai trò của người làm chứng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của công lý. Vậy người làm chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp ở Thanh Trì

Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND và Công an TP Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các phóng viên, nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.