Hà Nội 38 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 39 °C
Yên Bái 40 °C
  • Hà Nội Hà Nội 38°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 39°C
  • Yên Bái Hà Nội 40°C

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Pháp luật & Văn hóa
25/03/2024 08:02
Theo Báo Nhân dân
aa
Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Bản Mạ, một điểm du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa Thái ở thị trấn Thường Xuân.
Bản Mạ, một điểm du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa Thái ở thị trấn Thường Xuân.

Bảo tồn, trao truyền chữ Thái

Là con em đồng bào Thái mường Ca Da, ông Hà Văn Thương trân quý và có ý thức sưu tầm, bảo tồn văn hóa Thái. Tiếp cận tài liệu viết bằng chữ Thái do ông cha trao truyền, lắng nghe những áng thơ, văn, trường ca truyền khẩu, ông Thương quyết tâm khôi phục chữ Thái. Đi điền giã, khảo cứu các vùng đồng bào Thái sinh sống, ông nghiên cứu, tổng hợp các nguyên âm, phụ âm, cặm cụi biên soạn bộ chữ Thái. Tiếp đó, ông sử dụng chữ quốc ngữ ghi phiên âm tiếng Thái cùng nghĩa tiếng Việt, chú giải thêm những từ Thái phức tạp. Tham gia đề tài khoa học cấp tỉnh, ông cùng chuyên gia tin học và cộng sự soạn thảo phần mềm, biên soạn chữ Thái trên máy vi tính, truyền dạy chữ Thái cho cộng đồng.

Ông Hà Văn Thương cho biết: Thanh Hóa là địa bàn tụ cư của nhiều nhánh người Thái có phát âm, phương ngữ, nét văn hóa riêng. Tài liệu chữ viết Thái ông cha để lại không hoàn chỉnh, phải nghiên cứu thêm nhiều tài liệu viết tay kết hợp khảo cứu, điền giã để biên soạn thành bộ chữ Thái. Đây là công cụ để bảo tồn chữ viết, ngôn ngữ Thái cùng tri thức bản địa, kho tàng văn hóa dân gian đa dạng, phong phú trong cộng đồng dân tộc Thái ở Thanh Hóa. Kế thừa “Trường ca Ú Thêm” do bố đẻ trao truyền, ông đã hoàn thành các công trình: “Từ điển Thái-Việt Thanh Hóa”, “Trường ca Đại Sự”, “Bài ca mừng xuân Mường Ca Da”.

Thanh Hóa có hơn 223 nghìn người Thái, chiếm 35,6% số dân của sáu dân tộc thiểu số tụ cư chủ yếu ở vùng thượng du. Theo tộc danh tự nhận, người Thái ở Thanh Hóa thuộc ngành Thái trắng và Thái đen, nhưng nhà nghiên cứu Hà Nam Ninh cho rằng, sinh sống ở vùng thượng lưu sông Mã là đồng bào Thái đỏ. Người Thái có ngôn ngữ, chữ viết riêng nhưng trong quá trình hội nhập, phát triển, cộng đồng người Thái ở Thanh Hóa có sự tiếp biến, thay đổi tập quán truyền thống, nhất là chữ Thái bị mai một, thất truyền. Khi hành nghề dạy học ở khu vực Quốc Thành, huyện Bá Thước, ông Hà Nam Ninh mới thấy cần thiết bảo tồn tiếng nói, học chữ Thái để sử dụng trong hoạt động thực tiễn, truyền đạt tri thức.

Được cố Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Hà Văn Ban khích lệ, ông thêm đam mê sưu tầm sách chữ Thái, năng gặp người biết chữ Thái để học, đọc, viết, soạn, gửi thư bằng chữ Thái cho người đồng tộc để được sửa nét, chỉnh câu. Ông Ninh dần sử dụng thành thục chữ Thái, tham gia Hội Thái học, nghiên cứu về dân tộc Thái, tiếp thu, hoàn thiện bộ chữ Thái. Là Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Bá Thước sau khi nghỉ hưu, ông triển khai dạy chữ Thái cho cán bộ, viên chức trong huyện và cộng đồng. Từ năm 2006 đến nay, ông Hà Nam Ninh truyền dạy chữ Thái, tham gia giảng dạy chữ Thái cho 6.700 học viên; tặng nhiều sách chữ Thái cổ cho cơ quan quản lý, bảo tồn, phục vụ nghiên cứu, giáo dục văn hóa Thái. Hiện ông cùng các thành viên Hội Dân tộc học và Nhân học tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện bộ chữ của đồng bào Thái ở Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu bảo tồn, truyền dạy, trao truyền cho thế hệ tiếp nối.

Đội văn nghệ xã Vạn Xuân (huyện Thường Xuân) biểu diễn khặp Thái.
Đội văn nghệ xã Vạn Xuân (huyện Thường Xuân) biểu diễn khặp Thái.

Phát huy bản sắc văn hóa Thái

Người Thái có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời ở Thanh Hóa; cư trú, canh tác ở các thung lũng núi cao hơn vùng thung lũng rộng, thấp của đồng bào Mường. Người Thái ở Thanh Hóa mang đặc trưng chung của cộng đồng Thái ở Việt Nam nhưng không hoàn toàn giống văn hóa Thái vùng Tây Bắc và tây Nghệ An. Đồng bào Thái ở Thanh Hóa bảo tồn nét văn hóa đặc trưng, đồng thời lại tiếp thu những nét văn hóa mới của cuộc sống đương đại. Thói quen ăn cơm nếp dần chuyển sang sử dụng gạo tẻ; ở nhà xây thay nếp nhà sàn truyền thống. Thế hệ trẻ ưa dùng quần áo may sẵn bằng vải công nghiệp lại khiến nghề trồng bông, se, nhuộm sợi, dệt thổ cẩm không còn phổ biến.

Phân tích những yếu tố tác động tới văn hóa truyền thống, Tiến sĩ Vũ Trường Giang, Trưởng khoa Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị khu vực I cho biết: Chữ viết, tiếng nói - di sản quan trọng ngày càng thu hẹp phạm vi sử dụng, thậm chí một bộ phận không nhỏ không còn biết tiếng mẹ đẻ, chữ Thái.

Trong lãnh đạo, điều hành, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Thanh Hóa, nhất là các địa phương vùng thượng du đang chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tại huyện Bá Thước, xã Lũng Niêm đã xây dựng làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài gắn với khai thác lợi thế du lịch. Nghệ nhân “giữ lửa truyền nghề” dệt thổ cẩm Lò Thị Dân cho biết: Trồng, thu hoạch bông, se thành sợi, sử dụng thành phẩm thực vật nhuộm màu, dệt thổ cẩm là công việc thường ngày của phụ nữ Thái. Các mô-típ cây dừa, hoa cây bi, cây mây, hoa cánh gián, lá thực vật, hình tượng con người, con rồng, con voi, con chim, con cua... được dệt sợi màu hợp lý, bố trí hài hòa thành dải trên nền vải thổ cẩm Thái. Giá thành dệt tấm vải thổ cẩm truyền thống khá cao cho nên các gia đình mua sợi công nghiệp dệt thổ cẩm, đáp ứng thị hiếu, mức chi tiêu của khách hàng.

Nghề dệt thổ cẩm hiện duy trì ở 94 hộ gia đình thôn Lặn Ngoài, đạt thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thổ cẩm Hà Thị Dung ở phố Đòn, xã Lũng Niêm ngoài tạo việc làm thường xuyên cho bảy lao động còn liên kết với hơn 30 gia đình dệt thổ cẩm theo mẫu đơn hàng, bao tiêu sản phẩm. Bí thư Đảng ủy xã Lũng Niêm Hà Thị Thoi cho biết: Chính quyền phối hợp Trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động dệt thổ cẩm. Người dân tái trồng bông, se sợi, nhuộm màu bằng chiết xuất từ các loài thực vật để dệt thổ cẩm, hoa văn và khăn thổ cẩm Mường Khoòng đã được công nhận sản phẩm OCOP. Kinh doanh du lịch tổ chức theo ba nhóm hộ, thu hút 15 gia đình trong thôn Lặn Ngoài tham gia và có sự phân công theo chuỗi dịch vụ: Lưu trú, cung ứng lương thực, ẩm thực. Thịt vịt Cổ Lũng, rau trộn, rêu đồ, cải xoong, cá nướng, cơm lam... được nhiều du khách lựa chọn. Xã Lũng Niêm nhân rộng các câu lạc bộ bảo tồn, tái hiện dân ca, dân vũ của người Thái, tập luyện, biểu diễn các nhạc cụ, bộ gõ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tham gia hoạt động văn hóa tinh thần của nhân dân, khách du lịch, từng bước khôi phục Lễ hội Mường Khoòng.

Trở lại Yên Thắng, huyện Lang Chánh, nơi chung sống của 6.000 đồng bào Thái đen, lễ hội cầu an, cầu sức khỏe Chá Mùn được phục dựng nhằm lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng. Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn hóa dân gian Yên Thắng Lò Viết Lâm cho biết: Được trang bị giàn trống chiêng, đạo cụ, trang phục truyền thống, 46 thành viên duy trì sinh hoạt, tập luyện các làn điệu Khặp, biểu diễn Cồng chiêng, thổi sáo Ôi, Khèn bè, Khua Luống. Đặc biệt, câu lạc bộ tập hợp được sáu nghệ nhân Mo Mùn, người thực hành nghi lễ tín ngưỡng dân gian đặc sắc, tiêu biểu của đồng bào Thái đen. Các hoạt động văn hóa truyền thống được tái hiện trong đời sống, gắn với khai thác lợi thế chợ văn hóa, du lịch khám phá ruộng bậc thang ở làng Ngàm Pốc, kinh doanh homestay ở bản Peo.

Đồng bào Thái ở huyện vùng cao biên giới Quan Sơn còn lưu truyền truyện thơ về Tư Mã Hai Đào bằng chữ Thái cổ, sự hình thành Mường Xia, những làn điệu Khặp giao duyên cùng câu chuyện ngợi ca mối tình của nàng Ót Nọi ở Mường Mìn với chàng Lá Li đất Mường Xia. Lễ hội Mường Xia được khôi phục, tổ chức thường niên gắn di tích Đền thờ Tư Mã Hai Đào, khắc ghi công lao người anh hùng có công bảo vệ biên cương lãnh thổ, lập lại Mường Xia.

Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quan Sơn Lê Văn Thơ cho biết: Lễ hội mô tả đời sống văn hóa cộng đồng người Thái, là sản phẩm sáng tạo bằng đam mê, nhiệt huyết không ngừng nghỉ của các thế hệ tiền nhân. Sau nghi lễ tri ân người có công với nước là phần hội vui tươi, đa dạng các hoạt động văn nghệ, thể thao dân tộc, thu hút thêm khách tour du lịch Quan Sơn-Viêng Xay. Lễ hội Mường Xia lan tỏa văn hóa Thái tới Mường Bén, Mường Xôi bên nước bạn Lào; Mường Đào ở huyện Bá Thước, quê hương của Tư Mã Hai Đào.

Lễ hội Mường Xia và lễ hội Nàng Han ở huyện Thường Xuân đã được công nhận di sản phi vật thể quốc gia. Hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng, tái hiện văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch ở vùng thượng du Thanh Hóa. Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh hằng năm tổ chức Liên hoan văn hóa, trình diễn trang phục các dân tộc, văn nghệ dân gian, phiên chợ vùng cao, thúc đẩy bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống.

Dự Liên hoan Văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024, nghệ nhân Cầm Thị Đành, đến từ làng Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân cho biết: Bà hành nghề Mo Tày bảo tồn tập quán xã hội và tín ngưỡng, trao truyền tri thức bản địa, văn hóa tộc người cho thế hệ trẻ. Chương trình văn nghệ của đồng bào Thái huyện Thường Xuân có nội dung ngợi ca Nàng Han, người con gái Mường Trịnh Vạn giả trai, giúp vua diệt giặc ngoại xâm, được suy tôn thành thần. Khua luống, điệu múa Nàng Han, múa quanh cây bông, nhảy sạp, thổi sáo họa theo điệu Khặp không thể thiếu trong lễ hội Nàng Han, gửi lời nhắn nhủ: “Con cháu bản ta ơi/Dù sướng hay khổ/Chúng ta không quên phong tục đất ta/Phải chung tay lưu giữ bản sắc”.

bài liên quan
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Thanh Hóa: Bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức, sử dụng ma túy tại quán Karaoke Galaxy

Trước đó, ngày 15/02, Đội CSĐTTP về Ma túy Công an huyện Hậu Lộc tiến hành kiểm tra quán Karaoke Galaxy đã phát hiện, bắt quả tang đối với nhóm đối tượng
Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Với chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần 10 năm 2024 khu vực 1 - TP.HCM có 927 cán bộ, diễn viên đến từ 24 đoàn nghệ thuật quần chúng tranh tài.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Sáng 2/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024, dự kiến tổ chức tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 17 đến 21/4.
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tử hình là gì, những trường hợp bị thi hành án tử hình?

Tử hình là gì, những trường hợp bị thi hành án tử hình?

Trong trường hợp nào thì người phạm tội bị thi hành án tử hình, đang là câu chuyện được nhiều bạn đọc quan tâm.
TP.HCM: Đoàn tàu Metro số 1 lần đầu chạy tự động

TP.HCM: Đoàn tàu Metro số 1 lần đầu chạy tự động

Sáng 26/4, đoàn tàu Metro số 1 lần đầu tiên chạy tự động trên toàn tuyến từ ga trung tâm Bến Thành đến ga bến xe Suối Tiên.
Lào Cai: Rừng tự nhiên bị phá tan hoang để thi công Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Biển Mây

Lào Cai: Rừng tự nhiên bị phá tan hoang để thi công Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Biển Mây

Quá trình thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Biển Mây tại huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), Công ty TNHH Vượng Đạt đã tự ý san gạt, đào bới, xây dựng làm thay đổi hiện trạng của rừng và đất không có rừng với tổng diện
Tin bài khác
Vào cửa tự do tại đại nhạc hội chào hè Charm Fantasea 2024

Vào cửa tự do tại đại nhạc hội chào hè Charm Fantasea 2024

Từ 27/4 - 1/5/2024, siêu lễ hội Charm Fantasea tại Charm Resort Hồ Tràm là một trong những sự kiện lớn được đông đảo du khách mong chờ trong dịp lễ 30/4 sắp tới.
Lễ xuất quân Hành trình

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Sáng nay (24/4), tại Cột cờ Hà Nội, TƯ Đoàn tổ chức Lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” năm 2024 với 4 đoàn hành trình hướng về Điện Biên.
Đồng Nai trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023

Đồng Nai trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023

Sáng 24/4, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật (VHNT) hàng năm tỉnh Đồng Nai, năm 2023.
TP.HCM: Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán

TP.HCM: Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán

Sáng 24/4, Quận ủy, UBND quận 5 tổ chức lễ hoàn thành giai đoạn 1 công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Nữ du kích miền Nam hướng về Điện Biên Phủ

Nữ du kích miền Nam hướng về Điện Biên Phủ

Sự xuất hiện của Khối nữ du kích miền Nam tại Điện Biên sẽ góp phần tô điểm cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ thêm trang trọng và ý nghĩa.
Kéo dài thời gian hoạt động phố đi bộ Hoàn Kiếm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Kéo dài thời gian hoạt động phố đi bộ Hoàn Kiếm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa thông báo sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Di tích tiếp nhận "hiện vật lạ" có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng

Di tích tiếp nhận "hiện vật lạ" có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, việc Ban Quản lý di tích tự ý tiếp nhận các hiện vật lạ vào Di tích mà không có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.
Phát động cuộc thi “Khơi nguồn tri thức” lần 3 năm 2024

Phát động cuộc thi “Khơi nguồn tri thức” lần 3 năm 2024

Nằm trong khuôn khổ Ngày hội Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ tổ chức lễ phát động cuộc thi “Khơi nguồn tri thức” lần 3 năm 2024.
Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 21/4, UBND xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xứ Tuyên, vùng đất giàu bản sắc dân tộc

Xứ Tuyên, vùng đất giàu bản sắc dân tộc

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 850 nghìn nhân khẩu, trong đó 56% là đồng bào dân tộc thiểu số, 44% là người Kinh.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.